Quản lý các điều kiện phục vụ kiểm tra đánhgiá KQHTcủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố nam định theo định hướng phát triển năng lực (Trang 55)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra đánhgiá KQHTcủa học sinh cấp THCS

1.4.2.5. Quản lý các điều kiện phục vụ kiểm tra đánhgiá KQHTcủa

tiêu dạy học và giáo dục.

Thu thập thông tin phản hồi từ học sinh trong việc kiểm tra đánh giá, trên cơ sở đó để giáo viên và học sinh điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình. Căn cứ vào đó Ban Giám Hiệu nhà trƣờng theo dõi đôn đốc nhắc nhở việc học của trò và giảng dạy của thầy. Giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo cho phụ huynh học sinh KQHT rèn luyện của học sinh tại lớp.

- Đánh giá tồn bộ quy trình kiểm tra đánh giá: Đây là bƣớc cuối cùng trong quy trình kiểm tra đánh giá. Nhà trƣờng thông qua các buổi họp chun mơn phải có đánh giá, nhận xét việc thực hiện quy trình kiểm tra đánh giá đối với từng mơn, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện. Từ đó, sẽ đƣa ra những vấn đề cần chỉnh sửa (kế hoạch, chính sách, quy trình, …) giúp cho các lần thực hiện tiếp theo sẽ có kết quả cao hơn.

1.4.2.4. Kiểm tra giám sát hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh

Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm giúp ta thấy đƣợc những gì cịn tồn tại, những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần đƣợc giải quyết. Việc kiểm tra giúp ngƣời quản lý nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót; khen thƣởng và kỷ luật một cách khách quan; thu thập những thông tin để điều chỉnh những tác động quản lý, kiểm nghiệm các quyết định. Để kiểm tra đánh giá một cách khách quan, chính xác cần phải có chuẩn. Vì vậy cần coi trọng việc xây dựng các chuẩn để kiểm tra đánh giá. Từ đó xây dựng các cơng cụ đánh giá phù hợp, các thủ tục quy trình đánh giá hợp lý hiệu quả.

1.4.2.5. Quản lý các điều kiện phục vụ kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh sinh

- Quản lý các điều kiện phục vụ KTĐG là hoạt động vô cùng quan trọng bởi nó là yếu tố quyết định để đảm bảo chất lƣợng kiểm tra đánh giá. Công tác quản lý kiểm tra đánh giá hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có mục tiêu, kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể. - Có quy trình kiểm tra đánh giá phù hợp.

- Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kiểm tra đánh giá theo đúng quy trình. - Kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá để có các điều chỉnh kịp thời nâng cao chất lƣợng kiểm tra đánh giá.

1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh các trường THCS theo định hướng phát triển năng lực

1.4.3.1. Nhận thức của giáo viên và học sinh về KTĐG KQHT của HS theo định hướng phát triển năng lực theo định hướng phát triển năng lực

Yếu tố nhận thức là môt yếu tố chủ quan có ảnh hƣởng tới tồn bộ hoạt động KTĐG và công tác quản lý hoạt động KTĐG. Đặt biệt hoạt động KTĐG KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh là một hoạt động cịn rất mới mẻ, thì nhận thức có vai trị rất quan trọng. Nếu cán bộ GV có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động KTĐG, nhận thức đầy đủ về KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực của HS sẽ giúp học có những hành động đúng, có tác dụng thúc đẩy q trình dạy học. Ngƣợc lại, nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là rào cản đến quá trình quản lý, ngƣời quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, nhận thức của chính các nhà quản lý cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động KTĐG. Nếu ngƣời quản lý có nhận đúng sẽ có những quyết định đúng đắn, có tác động tích cực đến hoạt động KTĐG. Ngƣợc lại, nếu có nhận thức khơng đúng sẽ dẫn đến coi nhẹ hoạt động KTĐG, từ đó đƣa ra những quyết định sai lầm.

Do vậy, trong quá trình quản lý hoạt động KTĐG cần phải giúp cán bộ quản lý, GV, HS nhận thức đúng vai trị của KTĐG và có kiến thức nhất định về KTĐG KQHT của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực thông qua việc thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng

KTĐG nói chung và kỹ năng KTĐG KQHT theo định hƣớng phát triển năng lực của HS nói riêng.

1.4.3.2. Tinh thần trách nhiệm, tính tích cực chủ động của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trong việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kêt quả giáo viên và học sinh trong việc đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kêt quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực

Việc đảm bảo chất lƣợng hoạt động KTĐG phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, vì thế ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng phải có tinh thần trách nhiệm, tính tích cực chủ động, bao qt, nắm bắt, phân tích tình hình, đƣa ra những tác động đúng đắn. Sự quyết đoán, năng động, sáng suốt của ngƣời lãnh đạo nhà trƣờng có khả năng hạn chế những nhƣợc điểm, phát huy một cách tốt nhất các ƣu điểm của đơn vị mình. Năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên cũng có ảnh hƣởng lớn đến việc đổi mới hoạt động KTĐG. CB, GV phải là những ngƣời có năng lực chun mơn, phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng; nắm vững nghiệp vụ thi và kiểm tra; tích cực đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới KTĐG theo định hƣớng năng lực HS. Ngƣời quản lý phải có trình độ tin học nhất định, có khả năng tổ chức quản lý hoạt động KTĐG, năng động và linh hoạt để có những biện pháp chỉ đạo phù hợp và kịp thời, giúp nhà trƣờng điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những biện pháp tích cực cho hoạt động chun mơn và KTĐG có hiệu quả.

Tóm lại, tinh thần trách nhiệm, tính tích cực chủ động, kinh nghiệm và năng lực tổ chức của ngƣời quản lý có vai trị quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng hoạt động KTĐG của một nhà trƣờng. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện nên giáo dục nƣớc nhà, mỗi cán bộ quản lý, GV cần trau dồi cho mình nhiều phẩm chất, kỹ năng mới, những tƣ duy giải quyết vấn đề mới.

1.4.3.3. Các chủ trương, chính sách, văn bản quy định về việc tổ chức KTĐG KQHT của học sinh theo định hướng phát triển năng lực KTĐG KQHT của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

Những chủ trƣơng chính sách ln đóng vai trị rất lớn trong chiến lƣợc phát triển GD, mỗi chủ trƣơng, quyết sách đƣa ra đều có tác động rất lớn tới

các cơ sở GD. Cùng với những chiến lƣợc lâu dài, hàng năm các cơ quan quản lý GD thƣờng đƣa ra các những quyết định bổ sung để phù hợp tình hình mới. Việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục nói chung, chất lƣợng KTĐG nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trƣơng chính sách, văn bản hƣớng dẫn của các cơ quan quản lý GD, nếu những chủ trƣơng chính sách phù hợp sẽ có tác dụng rất lớn kích thích, tạo động lực cho các cơ sở GD phát triển.

Các chủ trƣơng chính sách, văn bản quy định về việc tổ chức hoạt động KTĐG có tác dụng rất lớn tới kết quả KTĐG. Nếu chủ trƣơng chính sách phù hợp sẽ nâng cao đƣợc ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn của giáo viên, hạn chế những tiêu cực thúc đẩy đổi mới KTĐG theo định hƣớng năng lực HS.

1.4.4.4. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho việc tổ chức kiểm tra đánh giá. tổ chức kiểm tra đánh giá.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ sẽ là tiền đề thuận lợi cho tổ chức KTĐG. Trên thực tế những chế độ chính sách hiện nay của nhà nƣớc là chƣa phù hợp, chậm đƣợc đổi mới, cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn khiến cho việc tổ chức, triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Kinh phí phục vụ cho cơng tác KTĐG cịn hạn chế. Đây là một nguyên nhân, rào cản cho tiến trình đổi mới GD nói chung và đổi mới KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS nói riêng.

Kết luận chƣơng 1

Chƣơng 1 của luận văn đã trình bày một số cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra đánh giá nói chung, về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh THCS theo định hƣớng phát triển năng lực nói riêng. Luận văn cũng trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về mục đích, yêu cầu, những nguyên tắc và các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh các trƣờng THCS theo định hƣớng phát triển năng lực.

Phần lý luận về kiểm tra đánh giá và kiểm tra đánh giá KQHT của chƣơng 1 đƣợc sử dụng làm cơ sở để:

- Phân tích thực trạng kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh các trƣờng THCS thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định theo định hƣớng phát triển năng lực trong chƣơng 2.

- Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh trƣờng THCS thành phố Nam Định theo định hƣớng phát triển năng lực trong chƣơng 3.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THCS THÀNH PHỐ

NAM ĐỊNH THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Từ những vấn đề lý luận đã đƣợc hệ thống trong chƣơng 1, để có thể đƣa ra đƣợc những biện pháp quản lý hoạt động KTĐG KQHT của học sinh đạt hiệu quả cho Phòng GD & ĐT thành phố Nam Định, trong chƣơng này sẽ dự kiến giải quyết 3 vấn đề: khái quát về giáo dục THCS thành phố Nam Định – tỉnh Nam Định; Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh các trƣờng THCS thành phố Nam Định theo định hƣớng phát triển năng lực; thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh các trƣờng THCS thành phố Nam Định theo định hƣớng phát triển năng lực.

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

Thành phố Nam Định là một đơ thị có từ thế kỷ thứ XIII. Ngày 17

tháng 10 năm 1921, tồn quyền Đơng Dƣơng đã ra Nghị định thành lập thành phố Nam Định. Trong quá trình phát triển, thành phố từng là đơ thị lớn thứ 3 miền Bắc sau thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng. Là thành phố giàu truyền thống cách mạng, văn hiến, quê hƣơng của vƣơng triều Trần có gần hai thế kỷ lừng danh oanh liệt.

Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm khu vực phía Nam đồng bằng sơng Hồng, trên tọa độ 24024’ đến 20027’ vĩ độ Bắc và từ 106007’ đến 106012’ kinh độ Đông và đƣợc trải dài hai bên bờ sơng Đào. Có tiềm năng phát triển đa dạng; Là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của tỉnh Nam Định, có vị trí quan trọng và thuận lợi của vùng tam giác kinh tế nơi tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thơng trong và ngồi tỉnh; cách Thủ đơ Hà Nội 50 km về phía Tây Bắc, cách cảng Hải Phịng 80 km về phía Đơng Bắc và đƣợc bao quanh một số tỉnh lị khác nhƣ: Thái Bình (19 km); Ninh Bình (28 km), Phủ Lý (30 km); thành phố nằm trong vùng ảnh hƣởng

của địa bàn kinh tế trọng điểm các tỉnh phía Bắc gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Thành phố Nam Định hiện nay có diện tích 46,4 km². Dân số 231.900 ngƣời (2001). Hiện gồm có 20 phƣờng và 5 xã ngoại thành.

Nam Định là vùng đất có truyền thống văn hiến, hiếu học. Giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định nhiều năm liên tục là đơn vị dẫn đầu cả nƣớc. Giáo dục thành phố Nam Định luôn là đơn vị dẫn đầu giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định. Trên địa bàn thành phố có 04 trƣờng đại học, 04 trƣờng cao đẳng. Trƣờng THPT chuyên Lê Hồng Phong là một trong những trƣờng THPT chất lƣợng cao của cả nƣớc. Các trƣờng tiểu học Phạm Hồng Thái, tiểu học Trần Quốc Toản, THCS Trần Đăng Ninh cũng là những trƣờng có chất lƣợng cao của ngành giáo dục và đào tạo Nam Định. Nhiều năm liên tục, Nam Định luôn dẫn đầu cả nƣớc về tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và đỗ vào đại học.

2.2. VÀI NÉT VỀ CÁC TRƢỜNG THCS TP NAM ĐỊNH – TỈNH NAM ĐỊNH ĐỊNH

2.2.1. Giới thiệu về hệ thống trường THCS

Hiện nay, trên địa bàn thành phố nam Định có 18 trƣờng THCS cơng lập với quy mô lớp, số học sinh cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.1: Thống kê số lớp, số học sinh cấp THCS TP Nam Định

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng GD & ĐT các năm học gần đây)

Qua số liệu cho thấy quy mô trƣờng lớp tƣơng đối ổn định, số học sinh trong những năm gần đây có xu hƣớng gia tăng, tuy nhiên bình quân số học sinh trên lớp là 39HS/ lớp phù hợp với quy định của Bộ GD & ĐT.

- Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Năm học Số trƣờng Số lớp Số học sinh Số nữ

2014-2015 18 306 11541 5746

2013-2014 18 300 10896 5315

Bảng 2.2: Thống kê chất lƣợng đội ngũ CB, GV, NV cấp THCS TT Trình độ CM nghiệp vụ CBQL GV NV 1 Cao đẳng 0 132 60 2 Đại học 34 489 9 3 Sau đại học 04 6 0 4 Đảng viên 38 210 14

(Nguồn: Thống kê số liệu phát triển chất lượng cán bộ, viên chức Phịng

GD & ĐT Nam Định tính đến ngày 30/05/2015)

Qua bảng thống kê trên cho thấy đội ngũ giáo viên THCS là thừa theo định mức nhƣng cơ cấu không hợp lý, thừa thiếu cục bộ.

Chất lƣợng đội ngũ cán bộ giáo viên tƣơng đối đảm bảo. Tồn thành phố có số lƣợng giáo viên trên chuẩn cao. Phần lớn đội ngũ giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ khá vững vàng, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên tỉ lệ GV và cán bộ QL có trình độ trên đại học cịn ít, phong trào đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh chƣa đƣợc triển khai sâu rộng.

Các trƣờng THCS trong toàn thành phố đều tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá xếp loại HS của Bộ GD & ĐT ban hành. Việc kiểm tra đánh giá đã bƣớc đầu hạn chế đƣợc yêu cầu HS ghi nhớ máy móc, đã đƣa các bài tập trong tình huống thực tiễn, gắn với việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhận thức của một số cán bộ giáo viên và học sinh về mục đích, ý nghĩa của đổi mới việc KTĐG theo định hƣớng phát triển năng lực HS chƣa đầy đủ. Trong các cuộc kiểm tra khảo sát do các cơ quan quản lý GD tổ chức vẫn cịn có tâm lý chạy theo thành tích dẫn tới vi phạm quy chế gây ảnh hƣởng xấu trong ngành cũng nhƣ đối với xã hội.

2.2.2. Tình hình dạy học và chất lượng học tập của học sinh hiện nay

Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Nam Định liên tục là đơn vị dẫn đầu giáo dục và đào tạo tỉnh Nam Định. Đội ngũ cán bộ giáo viên trong thành

phố nhìn chung có trình độ chun mơn vững vàng, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp. Giáo viên các trƣờng khá tích cực trong thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Phịng giáo dục đã tích cực chỉ đạo các trƣờng thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá tăng cƣờng sử dụng thiết bị, ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Trên nền chất lƣợng toàn diện vững chắc, các trƣờng tiếp tục đẩy mạnh phát hiện, bồi dƣỡng, đào tạo học sinh giỏi. Trong kỳ thi học sinh giỏi văn hoá Tỉnh Nam Định, đội tuyển lớp 9 của Thành phố liên tục giải Nhất tồn đồn. Thành phố cũng tích cực tham gia các cuộc thi Hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh THCS, Olympic tiếng Anh trên Internet, giải tốn trên Internet ln đạt kết quả cao. Tỉ lệ HS lên lớp thẳng luôn đạt trên 98%, kết quả xét tốt nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố nam định theo định hướng phát triển năng lực (Trang 55)