DÙNG TẠI VIỆT NAM
Bất kì một hoạt động kinh doanh nào thì cũng chịu sự quản lý, giám sát của nhà nƣớc. Hoạt động tín dụng cũng khơng phải là một ngoại lệ. Cho đến nay, đã có khá nhiều các văn bản pháp luật đƣợc Quốc hội, Ngân hàng nhà nƣớc đƣa ra để điều chỉnh hoạt động vay và cho vay của các TCTD. Tuy nhiên, có thể nhận định rằng: bên cạnh một số hiệu quả nhất định mà các văn bản này mang lại thì cũng phải thừa nhận rằng hiện tại, các quy định đó mới chỉ mang tính chất chung chung, chƣa cụ thể, rõ ràng. Bản thân hoạt động cho vay tiêu dùng là một ví dụ. Trƣớc mắt, hoạt động CVTD chỉ chịu sự điều chỉnh chung giống nhƣ tất cả các hoạt động khác của TCTD. Và tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của mỗi ngân hàng mà các ngân hàng tự đƣa ra các quy định riêng để quản lý quá trình triển khai hoạt động này. Dƣới đây, em xin điểm qua một số các văn bản pháp luật chính mang tính chất đặt cơ sở cho hoạt động CVTD của các ngân hàng tại Việt Nam.
1.1 Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX35
Đây là những cơ sở pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho việc quản lý hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Luật này ra đời nhằm bảo đảm hoạt động của các tổ chức tín dụng đƣợc lành mạnh, an tồn và có hiệu quả; bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Luật đƣa ra những quy định rất cụ thể, chi tiết về phạm vi, đối tƣợng điều chỉnh, các chính sách tín dụng đối với ngƣời nghèo, vùng miền núi, hải
35
http:// www.business.gov.vn/assets/f8b44c8c61eb4d19a878146a9128db72.pdf (ngày 24/05/2008)
http://qppl.egov.gov.vn/congbao.nsf/8448dc0da68e6ae447256800002fa151/7219f1db07db76de47256ec2001 d1cac?OpenDocument (ngày 24/05/2008)
đảo...Và đặc biệt, ngay trong luật này, Quốc hội cũng đã nêu ra các quy định về hợp tác và cạnh tranh ngân hàng, về quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức tín dụng, theo đó "Các tổ chức hoạt động ngân hàng đƣợc hợp tác và cạnh tranh hợp pháp", "Các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Khơng một tổ chức, cá nhân nào đƣợc can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng có quyền từ chối u cầu cấp tín dụng, góp vốn, cung ứng các dịch vụ ngân hàng, nếu thấy khơng đủ điều kiện, khơng có hiệu quả, khơng phù hợp với pháp luật". Tóm lại, việc Quốc hội thông qua và đƣa ra Luật các tổ chức tín dụng vào năm 1997 thực sự là một "bƣớc ngoặt" lớn, đặt cơ sở vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hoạt động tín dụng tại Việt Nam, trong đó có tín dụng tiêu dùng.
1.2. Các thông tƣ, quyết định khác quy định về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.36
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của tín dụng trong những năm từ 1998 trở lại đây, bản thân Luật các tổ chức tín dụng tỏ ra khơng cịn phù hợp nữa, vì nó khơng kịp thay đổi để đáp ứng với sự biến đổi của thị trƣờng, với các điều kiện mới. Chính vì vậy, một giải pháp mà Thống đốc ngân hàng nhà nƣớc đƣa ra đó là liên tục cho ra đời các thông tƣ quyết định đề cập trực tiếp đến các Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng: Thông tƣ 06/2000/TT-NHNN, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN...Và gần đây nhất là quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005. Theo đó, ngân hàng nhà nƣớc quy định cụ thể về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trong đó các TCTD đƣợc tự quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay. Quyết định này đã xây dựng theo hƣớng nâng cao hơn quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức tín dụng, trong đó đáng chú ý là việc sửa đổi các quy định về điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, miễn, giảm lãi cho khách hàng vay vốn, kiểm tra, giám sát vốn vay...Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế cho vay cũng tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng ban hành sổ tay tín dụng và các cơ chế nghiệp vụ cụ thể theo hƣớng đơn giản hoá thủ tục,
36
http://www.thuvienphapluat.com/?CT=VC&LID=CE5F006 ( ngày 24/05/2008)
đảm bảo an toàn vốn cho vay, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng loại khách hàng vay. Đặc biệt, trong thời gian không xa nữa, Luật các tổ chức tín dụng mới sẽ ra đời, khắc phục các tồn tại của luật cũ, chứa đựng nhiều ƣu điểm, tạo điều kiện cho tín dụng, tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tƣơng lai. Hiện tại, dự thảo của nó đã và đang đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc, các cơ quan liên quan xem xét nghiên cứu kỹ lƣỡng.