Những điểm còn hạn chế

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) (Trang 80 - 82)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CVTD

3.2.1Những điểm còn hạn chế

3.2 Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân

3.2.1Những điểm còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc thì hoạt động marketing trong CVTD của VPBank cịn có một số các điểm hạn chế dƣới đây:

- Một là, VPBank chƣa có một phịng Marketing cũng nhƣ chƣa có những cán

bộ quản lý tín dụng tiêu dùng chun biệt. Vì vậy, hoạt động marketing ngân hàng nói chung và marketing trong CVTD nói riêng chƣa thực sự chuyên nghiệp, cung cách tiến hành cịn "thủ cơng", giản đơn. Hiện tại, hoạt động này mới chỉ đƣợc thực hiện bởi một bộ phận nhỏ của phòng Tổng hợp và Quản lý chi nhánh thuộc Hội sở (hay ở một số chi nhánh thì đó là phịng Phát triển sản phẩm). Các cán bộ tín dụng

"đảm nhận" cả việc nghiên cứu thị trƣờng và giao dịch với khách hàng về tất cả các sản phẩm liên quan đến tín dụng, chƣa hề có sự phân tách cụ thể đội ngũ cán bộ chuyên phụ trách về CVTD hay chuyên làm marketing.

- Hai là, khi nghiên cứu, phân đoạn và xác định thị trƣờng mục tiêu, VPBank

chƣa thấy hết đƣợc tiềm năng phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng cho nhóm khách hàng ở những đơ thị nhỏ, đô thị vệ tinh với các khu công nghiệp mới xung quanh nhƣ: Bình Dƣơng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Đông Anh, Hƣng Yên...Để phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó có tín dụng tiêu dùng, hiện nay, rất nhiều ngân hàng tập trung vào đối tƣợng khách hàng là các cá nhân có thu nhập ổn định tại các thành phố, khu thƣơng mại lớn...Chính vì vậy, việc cạnh tranh là rất khốc liệt. Mặt khác, đến một mức độ nào đó, nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng tiêu dùng của nhóm khách hàng này cũng sẽ bão hồ, có xu hƣớng giảm. Vì vậy, bản thân VPBank phải tự tìm kiếm thêm các phân đoạn thị trƣờng mới với nhiều tiềm năng phát triển trong tƣơng lai để có thể đảm bảo duy trì đƣợc mục tiêu tăng trƣởng của mình. Phân đoạn thị trƣờng gồm các khách hàng tại các đô thị nhỏ, khu vực ven đơ thị...chính là một phân đoạn nhƣ thế mà trƣớc mắt VPBank đã bỏ qua.

- Ba là, danh mục các sản phẩm tín dụng tiêu dùng mà VPBank hiện đang cung cấp chƣa mang tính đặc trƣng rõ nét, chƣa đủ đa dạng để có thể kịp thời đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng: các sản phẩm cho vay tiêu dùng của VPBank mới chỉ dừng lại ở những cái tên chung chung, thiên hƣớng về mục đích của khoản vay chứ chƣa hề tốt lên nét riêng của ngân hàng nhƣ: "cho vay trả góp mua nhà, sửa chữa nhà", " cho vay mua ô tô", "hỗ trợ du học", "cho vay cầm cố cổ phiếu của các Ngân hàng thƣơng mại"...Nhƣ vậy, tên sản phẩm sẽ không thực sự gây đƣợc sự chú ý và quan tâm của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới. Thêm vào đó, nhắc tới sản phẩm đó, ngƣời ta khó mà nhớ ngay ra đó là sản phẩm của VPBank cung cấp, bởi nó dễ dàng bị "hồ lẫn" vào các sản phẩm tƣơng tự trên thị trƣờng. Một điểm cần lƣu ý nữa đó là phần sản phẩm bổ sung, sản phẩm tiềm năng còn "nghèo nàn", danh mục sản phẩm còn "sơ sài", chƣa thực sự có nhiều sản phẩm mới, khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Tất cả những nỗ lực của ngân hàng trong việc cho ra đời các sản phẩm tín dụng tiêu dùng

mới mới chỉ "nhen nhóm", và đƣợc triển khai khá "dụt dè", hoặc có chăng thì chƣa phổ biến cho nhiều đối tƣợng khách hàng nên chƣa tạo ra đƣợc những bƣớc đột phá đáng kể.

- Bốn là, kênh phân phối hiện đại cũng nhƣ các kênh phân phối mới của VPBank còn chƣa đƣợc tập trung phát triển, từ đó làm giảm đi phần nào khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Hệ thống vay tiêu dùng trực tuyến homebanking, internetbanking...chƣa đƣợc ngân hàng áp dụng, từ đó khiến cho khách hàng mất nhiều thời gian và công sức hơn trong việc thực hiện giao dịch. Ngồi ra, việc phân phối sản phẩm tín dụng tiêu dùng gián tiếp thông qua việc hợp tác với các đại lý cung cấp hàng hoá (các khu chung cƣ, các siêu thị...) của VPBank còn nhiều hạn chế, chƣa đƣợc khai thác triệt để (mới chỉ dừng lại ở việc hợp tác với một số ít cửa hàng bán xe ơ tô, nhà hàng, khu spa...).

- Năm là, bên cạnh một số kết quả đáng mừng mà chính sách giao tiếp

khuyếch trƣơng của VPBank đã đem lại cho ngân hàng nói chung và cho hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng thì nó vẫn cịn một số hạn chế nhất định. Hiện tại, VPBank chƣa xuất bản rộng rãi ra công chúng một ấn phẩm báo chí định kỳ nào của riêng ngân hàng mình, phần lớn mới chỉ lƣu hành nội bộ nên việc quảng bá về hình ảnh của ngân hàng, về sản phẩm tín dụng tiêu dùng chƣa sâu (nếu nhƣ đăng quảng cáo trên các báo, tạp chí của Trung ƣơng, địa phƣơng), chƣa phổ biến, thơng dụng (nếu nhƣ chỉ quảng cáo trên website)... Mặt khác,việc xúc tiến bán hàng thông qua khuyến mại, phần thƣởng...hầu hết mới chỉ đƣợc áp dụng cho lĩnh vực huy động tiền gửi chứ chƣa áp dụng trực tiếp cho sản phẩm cho vay tiêu dùng. Hầu hết các ƣu đãi mới chỉ dành cho khách hàng quen thuộc, thân thiết của ngân hàng. Chính sách chăm sóc khách hàng của VPBank hiện cũng dừng lại ở hình thức: tận tình phục vụ khách hàng khi họ đến giao dịch, còn các biện pháp marketing hiện đại nhƣ: hàng tháng, hàng quý gửi thƣ, gửi quà thăm dò ý kiến khách hàng, cảm ơn khách hàng đã tham gia sử dụng sản phẩm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng...thì chƣa đƣợc ngân hàng chú ý, quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) (Trang 80 - 82)