Xây dựng chính sách giá hợp lý, linh hoạt

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) (Trang 93 - 94)

I. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CVTD TẠI VIỆT NAM

2.4Xây dựng chính sách giá hợp lý, linh hoạt

Giá cả của sản phẩm dịch vụ đƣợc coi là một bộ phận quan trọng của hoạt động Marketing ngân hàng, nó thể hiện chất lƣợng dịch vụ và quyết định một phần khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Đối với sản phẩm CVTD, mức giá của chúng phải nằm trong một khoảng xác định bởi mức giá cực tiểu chỉ bù đắp chi phí và khơng có lợi nhuận, cịn mức giá cực đại thì lại quá cao, khiến cho khách hàng khơng muốn sử dụng sản phẩm. Hiện tại, chính sách giá trong CVTD của VPBank khá linh hoạt. Tuỳ thuộc vào quy mô khoản vay, đối tƣợng khách hàng và thời gian vay mà ngân hàng áp dụng các mức lãi suất, và cách tính lãi suât khác nhau (cố định hay thả nổi, có ƣu đãi thêm về giá hay không...). Tuy nhiên, cũng phải chỉ rõ rằng: giá mà VPBank đƣa ra cho sản phẩm CVTD của ngân hàng mình mới chỉ thuộc mức giá trung bình trên thị trƣờng (xem phụ lục: Biểu lãi suất mới nhất của VPBank 21/05/2008), chƣa có khả năng cạnh tranh lớn. Chính vì vậy, trong thời gian sắp tới, ngân hàng cần phải vận dụng các biện pháp để có thể giảm "giá thành" sản phẩm CVTD thấp hơn nữa. Ban đầu, có thể ngân hàng đƣa ra chiến lƣợc giá phân biệt một cách thật khéo léo (tức là áp dụng các mức giá khác nhau cho các đối tƣợng khác nhau), và tính về lâu dài thì nên tìm mọi cách để giảm lãi suất cho vay đồng loạt. Và để có thể giúp giảm lãi suất cho vay- cho vay tiêu dùng thì việc đẩy mạnh huy động vốn là một trong các giải pháp khá tốt. Tuy nhiên, thời điểm từ giữa tháng 2/08 đến nay, NHNN liên tục điều chỉnh lãi suất, các NHTM thì đua nhau huy động vốn. Kết quả là tính đến 11/06/2008 thì các NH đã thốt khỏi tình trạng thiếu tiền đồng nhƣng lại đang lao đao vì không biết sẽ sử dụng nguồn vốn đó ra sao khi mà hạn mức tăng trƣởng tín dụng chỉ đƣợc phép dao động ở mức 30%, chi phí khoản vay thì q lớn khiến ngƣời dân phải e ngại. Lúc này, các NH nói chung và VPBank cần phải tính tốn kĩ lƣỡng để đƣa ra một mức giá "mua-bán" tín dụng thật hài hồ, hoặc có chăng là tạm ngừng vay-cho vay một số lĩnh vực nhạy cảm, đợi đến khi thị trƣờng bình ổn thì lại tiếp tục "cất bƣớc" phát triển.

Thêm nữa, xu hƣớng trong tƣơng lai gần đó là cơng khai cách tính lãi trên website để khách hàng có thể tự tính lãi phải trả hàng tháng, tổng tiền phải trả rồi cân nhắc

các phƣơng án vay cho phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng (techcombank đã bắt đầu triển khai cách tính này đối với sản phẩm vay trả góp tiêu dùng). Song, đồng thời với việc làm trên, ngân hàng không đƣợc quên việc luôn ln duy trì, phát triển chính sách chăm sóc phục vụ khách hàng thật chu đáo. Chỉ bằng cách kết hợp hài hồ cả hai điều đó thì VPBank mới có thể phát huy đƣợc tác dụng của chính sách giá, mới tạo ra hiệu quả cao trong cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) (Trang 93 - 94)