Nguyên nhân của những hạn chế trên

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) (Trang 82 - 86)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CVTD

3.2.2Nguyên nhân của những hạn chế trên

3.2 Những điểm còn hạn chế và nguyên nhân

3.2.2Nguyên nhân của những hạn chế trên

Sau khi đã chỉ ra đƣợc những điểm còn tồn tại của hoạt động marketing trong CVTD tại VPBank thì một việc khơng thể thiếu đó là chúng ta phải tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích nguyên nhân của những tồn tại đó. Có thể dễ dàng nhận thấy, những hạn chế nêu trên xuất phát từ hai chiều: yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

- Yếu tố khách quan:

+ Môi trường kinh tế- xã hội trên thế giới và của Việt Nam diễn biến bất ổn

định. Khủng hoảng tài chính- tiền tệ, lạm phát, thiên tai...đang là những vấn đề làm

ảnh hƣởng không nhỏ đến quyết định kinh doanh của VPBank nói chung,các chính sách marketing trong CVTD nói riêng, và tâm lý tiêu dùng của ngƣời dân57. Cụ thể là trong thời gian từ đầu năm 2008 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao khiến cho mọi thứ vật dụng trở nên đắt đỏ, các chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhằm giảm lạm phát khiến cho chi phí huy động vốn bằng VNĐ tăng cao, các ngân hàng buộc phải hạn chế lƣợng cho vay phục vụ tiêu dùng cá nhân nhƣ: vay mua nhà mới, mua ô tô, du lịch....58

Hiện nay, các ngân hàng liên tục phải thay đổi hệ thống các chính sách marketing CVTD sao cho phù hợp nhất với tình hình mới. Và sự thay đổi liên tục đó khơng thể tránh khỏi những bất cập phát sinh.

+ Cạnh tranh trên thị trường tín dụng tiêu dùng ngày càng gay gắt, sản phẩm tín dụng tiêu dùng cũng như các hình thức xúc tiến marketing trong CVTD rất

dễ bị bắt chước nên việc đòi hỏi VPBank phải khơng ngừng hồn thiện, phát triển

sản phẩm mới, và có các cách quảng cáo, tuyên truyền, khuyến mại...sáng tạo là yêu cầu "thƣờng trực". Trong khi đó năng lực cạnh tranh của ngân hàng là có hạn và việc thay đổi chính sách marketing trong một sớm một chiều là khó lịng mà thực hiện ngay đƣợc. Chính vì thế, các hạn chế mang tính chất "tạm thời" của các chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc phân phối...trong CVTD là điều dễ hiểu.

+ Hoạt động cho vay tiêu dùng ở Việt Nam còn khá mới mẻ (mặc dù xuất hiện cách đây gần 10 năm, nhƣng thực sự chỉ mới phát triển trong vài ba năm trở lại đây), vì vậy các điều kiện pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của nghiệp vụ này

57

http://www.vnexpress.com.vn/de_dat_vay _tieu_dung (ngày 9/06/08)

58

còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng. Các quy định của Nhà nƣớc mới chỉ mang

tính chất đặt nền móng cho hoạt động CVTD chứ chƣa thực sự có nhiều biện pháp thúc đẩy nó phát triển. Phần lớn, Hội đồng quản trị, giám đốc các ngân hàng phải tự thống nhất đƣa ra các quyết định để điều chỉnh riêng cho hoạt động CVTD của mình, từ đó khơng tránh khỏi những thiếu sót. VPBank cũng là nằm trong số đó.

+ Ngƣời dân Việt Nam vẫn còn bị ảnh hƣởng nhiều của tâm lý và thói quen tiêu

dùng cũ. Nói chung, họ vẫn ngại mang tiếng đi vay, khơng thích mình mang tiếng

nợ nần...và nhất là vay để phục vụ tiêu dùng. Hoặc có chăng thì họ cũng thích đi vay của ngƣời thân, bạn bè... hơn là đi vay từ ngân hàng do tâm lý ngại ngần thủ tục vay lằng nhằng, sợ rủi ro không trả nợ đƣợc ngân hàng lại phải thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo...Đây thực sự là một điều không dễ để thay đổi trong tức khắc, và cũng là một thách thức lớn đối với cơng tác marketing trong CVTD tại các ngân hàng nói chung và tại VPBank nói riêng.

- Yếu tố chủ quan

+ Nhƣ đã nêu và phân tích ở đầu chƣơng II, khơng giống những ngân hàng khác, VPBank đã phải trải qua một giai đoạn khá dài (8 năm) chìm trong khủng

hoảng, khó khăn, tƣởng chừng nhƣ ngân hàng đã sắp sụp đổ. Chính vì vậy, mặc dù

trong 6-7 năm trở lại đây, VPBank đã nỗ lực không ngừng và vực dậy thành công mọi hoạt động kinh doanh của nó, thì những "tàn dƣ" của giai đoạn trƣớc vẫn ảnh hƣởng ít nhiều đến ngân hàng. Một điều dễ hiểu đó là tiềm lực tài chính của VPBank chƣa đủ mạnh để quan tâm đầu tƣ cho Marketing ngân hàng, cho marketing CVTD, đặc biệt là "dụt dè" trong việc tăng thời gian, hạn mức cho vay, phát triển thêm các gói sản phẩm cho vay tiêu dùng mới tiện ích. Thêm vào đó, các chính sách marketing của ngân hàng thì mới chỉ dừng lại ở "dự thảo, dự định" mà chƣa đƣợc cụ thể hoá thành các đƣờng lối, chiến lƣợc thực sự cụ thể để triển khai rộng rãi trong toàn bộ ngân hàng. Việc chƣa thành lập một phòng ban marketing riêng, mới chỉ tạm thời giao việc phụ trách marketing ngân hàng, marketing trong CVTD cho một bộ phận của phòng Tổng hợp và quản lý chi nhánh hoặc nhân viên tín dụng tự đi nghiên cứu thị trƣờng...chính là một minh chứng rõ nét cho hạn chế nêu trên.

+ Nhân tố con người vừa là một trong những điểm mạnh của VPbank nhƣng

cũng đồng thời là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động marketing CVTD của ngân hàng bị hạn chế. Đội ngũ nhân viên tín dụng của VPBank trẻ, năng động, có chun mơn nhƣng lại thiếu kinh nghiệm thực tế. Trong khi đó, số lƣợng các nhân viên có thâm niên, đặc biệt là có hiểu biết sâu về marketing ở VPBank thì lại khơng nhiều, từ đó làm hạn chế tầm nhìn chiến lƣợc marketing, làm cho việc triển khai marketing kém phần hiệu quả.

+ Mặc dù đã nỗ lực đầu tƣ phát triển công nghệ nhằm hiện đại hoá ngân hàng

nhƣng vẫn phải thừa nhận là VPBank chƣa thực sự đẩy mạnh đƣợc việc ứng dụng các cơng nghệ đó vào hoạt động marketing cho vay tiêu dùng. Hiện nay, việc vay tiêu dùng trực tuyến là chƣa đƣợc phép, các nghiệp vụ thấu chi qua thẻ, thanh tốn khơng dùng tiền mặt...chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi, hệ thống thu thập, quản lý thông tin khách hàng của VPBank chƣa tốt. Nói tóm lại, tất cả những hạn chế về cơng nghệ đó đã và đang tác động rất lớn đến tất cả các khâu của chiến lƣợc marketing CVTD của VPBank, từ việc hoàn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới đến việc phân phối chúng sao cho hiệu quả.

CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG

TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK)

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) (Trang 82 - 86)