Khái quát về NHTMCP VPBank

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) (Trang 49 - 51)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CVTD TẠ

2.1 Khái quát về NHTMCP VPBank

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của VPBank

Ngân hàng Thƣơng mại các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt nam (tên giao dịch: VPBank- tên tiếng anh là: Vietnam joint-stock commercial bank for private enterprise) đƣợc thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động là 99 năm. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 04/09/1993, cho đến nay đã trải qua 15 năm tồn tại và phát triển. Trụ sở chính tại: số 8, Lý Thái Tổ, Hồn Kiếm, Ba Đình, Hà nội.

Nhƣ hầu hết các ngân hàng TMCP, lĩnh vực hoạt động chính của VPBank là : huy động và cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn, kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nƣớc, thẻ ngân hàng, chuyển tiền kiều hối và các sản phẩm, dịch vụ khác.

Vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ. Nhƣng sau đó, để phục vụ cho nhu cầu phát triển, mở rộng, Ngân hàng đã liên tục tăng vốn điều lệ lên: 70 tỷ VNĐ vào tháng 8/1994; 174,9 tỷ VNĐ vào tháng 3/1996; 310 tỷ vào tháng 12/2005, 750 tỷ vào tháng 11/2006, 1.500 tỷ đồng vào tháng 08/2007. Và vừa qua, vào ngày 08/01/2008, với sự bứt phá thành cơng của mình, VPBank đã nâng số vốn điều lệ lên đến 2.000 tỷ đồng. VPBank cũng là ngân hàng TMCP đầu tiên đƣợc thí điểm gọi vốn từ cổ đơng nƣớc ngồi từ năm 1996 (Dragon Capital và VN fund, mỗi đơn vị 10% vốn cổ phần). Đến nay VPBank có hai cổ đơng chiến lƣợc nƣớc ngoài là Dragon Capital và OCBC- ngân hàng hàng đầu của Singapore.

37

http://www.vpb.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=28&Itemid=142 (ngày 12/04/2008)

 Từ năm 1993 – 1996, VPBank là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng đầu, là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất và cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên có cổ đơng nƣớc ngồi tham gia góp cổ phần. Kết quả kinh doanh ln rất khả quan. Cổ tức chia cho cổ đơng có khi đạt tới 30%. Nhƣng điều cần nói là ở chỗ nguồn gốc lợi nhuận đó ở đâu ra? Lợi nhuận đó của VPBank có đƣợc nhờ việc kinh doanh trái phiếu, thu phí mở L/C trả chậm một cách ồ ạt với điều kiện dễ dàng, thu phí và lãi từ ứng trƣớc tiền kinh doanh ngoại tệ và cho vay dƣới hình thức đảo nợ đối với các cổ đơng. Dƣ nợ và khoản tiền vốn ứng trƣớc cho các cổ đông trong thời kỳ này chiếm đến trên 80% tổng giá trị tài sản có sinh lời của VPBank. Cách thức kinh doanh hết sức mạo hiểm này của ngân hàng cùng với quy trình cho vay lỏng lẻo, sai nguyên tắc ở thời điểm này chính là những mầm mống gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng ở VPBank suốt 8 năm sau đó.

 Năm 1996-1998 là giai đoạn ngân hàng phải đối mặt với khơng ít những khó khăn, đặc biệt là ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Kết quả là tổng dƣ nợ quá hạn chiếm đến 80% tổng dƣ nợ, trách nhiệm thanh tốn L/C với nƣớc ngồi lên đến trên 40 triệu USD mà khơng có nguồn đối ứng để thanh toán. Khả năng thanh toán của VPBank ln trong trạng thái căng thẳng, hình ảnh, uy tín của ngân hàng trong mắt của khách hàng bị suy giảm nghiêm trọng. Kết quả là, Ngân hàng nhà nƣớc đã chính thức ký quyết định đặt VPBank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong thời hạn 24 tháng, từ ngày 25/09/2002. Với việc hoạt động huy động vốn bị khống chế, VPBank gần nhƣ bị tê liệt, các đối tác kinh doanh và ngân hàng bạn đều miễn cƣỡng khi quan hệ với VPBank. Gần 100 cán bộ có năng lực trong tổng số 280 ngƣời đều đi khỏi ngân hàng.

 Từ sau năm 1998, ngân hàng tập trung vào củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Hội đồng quản trị và tổng giám đốc VPBank đã hoạch định đề án “Thoát khỏi kiểm sốt đặc biệt trong vịng 15 tháng”. Và đặc biệt, năm 2000 là năm mà VPBank có những bƣớc "chuyển mình" rất quan trọng: Hội đồng Quản trị quyết định cải tổ toàn diện ngân hàng và lựa chọn mục tiêu chiến lƣợc của VPBank trong 10 năm tới là" xây dựng VPBank trở thành ngân hàng bán lẻ điển hình hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực". Đó thực sự là một chiến lƣợc táo bạo, song nó cũng cho ta thấy đựơc quyết tâm cũng nhƣ đích phấn đấu của ngân hàng.

 Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ lãnh đạo và tập thể nhân viên ngân hàng, VPBank đã thực sự vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn nhất và mở ra một giai đoạn "cất cánh" đi lên của ngân hàng. Cho đến nay, hoạt động của VPBank đã thực sự thu đƣợc những kết quả đáng mừng. Hiện nay, số khách hàng thƣờng xuyên của VPBank đã lên tới con số trên 250.000. Tính đến thời điểm này, VP Bank đã có 130 chi nhánh và điểm giao dịch tại các tỉnh thành trên cả nƣớc, thuộc top 5 các ngân hàng cổ phần có mạng lƣới giao dịch lớn nhất tại Việt Nam và có ngân hàng đại lý ở trên 30 quốc gia khác nhau, trong đó có những ngân hàng nổi tiếng nhƣ: ABN AMOR, Citybank, The Bank of Tokyo-Mitshubishi...Số lƣợng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 2.600 ngƣời (thống kê đến T8/2006), trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%). Nhận thức đƣợc chất lƣợng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đƣơng đầu đƣợc với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bƣớc vào hội nhập kinh tế quốc tế nên trong những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lƣợng công tác quản trị nhân sự. Chỉ trong quý I năm 2008, VPBank đã tổ chức đến 4 đợt tuyển dụng với quy mơ lớn trên tồn hệ thống. Điều đó phần nào lại cho thấy sự lớn mạnh phát triển của ngân hàng trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng tài sản của VPBank đạt gần 18,2 ngàn tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2006. Lợi nhuận trƣớc thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng, tăng gấp 2.5 lần so với năm 2006. Đặc biệt, dự án phần mềm ngân hàng lõi Corebanking T24 đã chính thức đi vào hoạt động phục vụ khách hàng từ tháng 10/2007 và chắc chắn VPBank sẽ còn tiến xa hơn nữa, sẽ trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phẩn hàng đầu của Việt Nam và khu vực trong một tƣơng lai gần.

2.1.2 Hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm gần đây 38

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP bank) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)