Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

2.1. Lý luận chung về trách nhiệm xã hội và cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội

2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

TNXH được tiếp cận theo nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm trách nhiệm được hình thành trong những năm 50 của thế kỷ trước được đề cập trong cuốn sách Social Responsibilities of the Businessmen của Howard Rothmann Bowen (1953) TNXH là lịng từ thiện của DN để bù đắp những thiệt hại do DN gây ra làm tổn hại cho xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội thì ngày nay quan niệm về TNXH cũng thay đổi và nĩ ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng DN trên phạm vi tồn cầu với rất nhiều bộ quy tắc ứng xử về TNXH DN được đưa ra bởi các tổ chức phi chính

phủ, liên chính phủ như Ngân hàng thế giới – WB, Hội đồng DN thế giới về phát triển bền vững - WBCSD, Liên hiệp quốc – UNGC, Tổ chức hợp tác và phát triển thế giới – OECD, Sáng kiến báo cáo tồn cầu GRI…

Theo định nghĩa của WordBank (2003) TNXH là những cam kết của DN đĩng gĩp vào sự phát triển kinh tế bền vững, thơng qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống người lao động và cho gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội theo cách cĩ lợi nhất cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội.

Quan điểm rộng hơn TNXH, tổ chức lớn nhất thế giới là Liên hiệp quốc cũng

đưa ra 10 nguyên tắc chung cho việc thực hiện TNXH theo bốn chủ đề nhân quyền, lao động, mơi trường, chống tham nhũng tại các DN. Bao gồm: DN cần hỗ trợ và tơn

trọng tuyên ngơn quốc tế quyền bảo vệ con người; DN đảm bảo rằng họ khơng phải là

đồng lõa trong vụ lạm dụng nhân quyền; DN cần duy trì quyền tự do lập hội và quyền thương lượng tập thể; DN loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức và bắt buộc, bãi bỏ lao động trẻ em; DN xố bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; DN cần nỗ lực thực hiện phương pháp phịng ngừa sự thay đổi của mơi trường; thực

hiện các sáng kiến để thúc đẩy trách nhiệm với mơi trường nhiều hơn; khuyến khích sự

phát triển và phổ biến cơng nghệ thân thiện mơi trường; DN cần hành động để chống lại tất cả các hình thức tham nhũng, bao gồm cả tống tiền và hối lộ.

Từ một gĩc nhìn khác, tổ chức hợp tác và phát triển thế giới (OECD, 2010)

đã đưa ra quan niệm về TNXH với những nội dung tương tự như trên, song nhấn

mạnh vấn đề các chính sách quản lý của DN, vấn đề minh bạch thơng tin, việc làm và quan hệ với nhân viên, bảo vệ mơi trường, chống tham nhũng, bảo vệ người tiêu dùng, phát triển khoa học kỹ thuật, cạnh tranh lành mạnh, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ thuế, coi đĩ là các vấn đề các DN đặc biệt là các DN đa quốc gia phải thực hiện. Theo OECD, ngồi các nội dung đã đề cập, các DN đa quốc gia cần cĩ chính sách quản lý DN và các hành động cụ thể đảm bảo: đĩng gĩp vào phát triển bền

vững kinh tế, xã hội và mơi trường, tơn trọng quyền con người, phát triển năng lực

địa phương, phát triển nhân lực, tránh tìm kiếm các nhượng bộ liên quan đến mơi trường, sức khỏe, an tồn, lao động, thuế, quản trị tốt DN, phát triển mối quan hệ

với cộng đồng, tạo nhận thức chung cho nhân viên, tránh phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khuyến khích các đối tác và các nhà cung ứng cùng tham gia, khơng tham gia vào các hoạt động chính trị.

Như vậy, cĩ thể thấy TNXH là một phạm trù phức tạp và được định nghĩa theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, dù cách thể hiện hình thức diễn đạt ngơn từ cĩ khác nhau song nội hàm phản ánh TNXH về cơ bản đều cĩ điểm chung là bên cạnh

những lợi ích phát triển riêng của từng DN phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội.

Trong khuơn khổ nghiên cứu này tác giả ủng hộ quan điểm về trách nhiệm xã hội của ngân hàng thế giới Wordbank làm cơ sở lý luận chính. Theo đĩ, trách nhiệm xã hội được hiểu là “những cam kết của DN đĩng gĩp vào sự phát triển kinh tế bền

vững, thơng qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống người lao động và cho gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội theo cách cĩ lợi nhất cho doanh

nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”. Theo quan điểm này trách nhiệm xã

hội là phương tiện để doanh nghiệp giải quyết mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan trong quá trình hoạt động, bao gồm: người lao động, khách hàng, đối tác kinh doanh, cộng đồng, mơi trường, nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)