Đối với DN niêm yế t

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 126 - 129)

5.2. Kiến nghị

5.2.2. Đối với DN niêm yế t

CBTT TNXH là một cơng cụ giúp DN truyền tải các hoạt động TNXH DN cam kết và thực hiện gĩp phần tạo dựng hình ảnh của DN đến các bên liên quan. Kết quả nghiên cứu này cho thấy những cam kết và thực hành TNXH được truyền tải đến các bên liên quan thơng qua các báo cáo thường niên và báo cáo phát triển bền vững của DN cĩ ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất lợi nhận trên tài sản ROA và giá trị DN Tobin’Q. Điều này cho thấy rằng những DN cĩ chiến lược kinh doanh lồng ghép

TNXH của cĩ thể mang lại những tín hiệu tốt với các bên liên quan. Tuy nhiên kết quả khảo sát của nghiên cứu này cũng cho thấy khơng phải DN Việt Nam nào cũng quan tâm đến những hoạt động này. Nguyên nhân cĩ thể do đặc thù hoạt động kinh doanh DN, hay DN chưa cĩ nhận thức đầy đủ về những lợi ích mà TNXH mang lại hoặc cũng cĩ thể do DN chưa cĩ kinh nghiệm trong thực hành và CBTT TNXH. Vì vậy, tác giả cho rằng dưới giác độ DN các DN cần phải cĩ những giải pháp cụ thểđể

tăng cường thực hành và CBTT TNXH của DN mình nhằm tăng cường hình ảnh DN với các bên liên quan để nâng cao HQTC DN

Một là, Nâng cao nhận thức của DN về thực hành và CBTT TNXH

Nâng cao nhận thức của DN về thực hành và CBTT TNXH phải bắt nguồn từ

việc nâng cao nhận thức của nhà quản trị. Nâng cao nhận thức về TNXH giúp nhà quản trị DN cĩ chiến lược thực hành và CBTT TNXH phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của DN (đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất) trong bối cảnh Việt Nam. TNXH DN nên được hiểu đúng bản chất và theo nhiều khía cạnh khác nhau nĩ khơng chỉ là những hoạt động từ thiện mà cao hơn thế nĩ cịn là những trách nhiệm của DN với mơi trường sống, với người lao động trong DN, với người tiêu dùng của DN. Nâng

cao nhận thức về TNXH và CBTT TNXH giúp cho nhà quản lý cĩ những chiến lược lồng ghép nội dung trách nhiệm xã hội trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lựa chọn phương thức CBTT, nội dung thơng tin này phù hợp với DN. Tùy thuộc vào mục đích truyền tải thơng tin các DN cĩ thể lựa chọn cơng bố các thơng tin này thơng qua các cuộc họp, các sự kiện cơng cộng, diễn đàn, báo cáo, bản tin, tạp chí, áp phích, quảng cáo, thưđiện tử, thư thoại, video, trang web, podcast, blog, chèn lên nhãn sản phẩm, hoặc cĩ thể thơng qua các thơng cáo báo chí, phỏng vấn, các bài báo tới các bên liên quan của DN

Hai là, Tranh thủ tư vấn của các tổ chức, chuyên gia các thơng tin cần thiết hoặc cách thức thực hiện và CBTT TNXH

TNXH là một khái niệm đa chiều cĩ quá nhiều tiêu chuẩn hướng dẫn trên thế

giới như GRI, ISO 26000 mà tại Việt Nam cịn thiếu vắng những quy định hướng

dẫn chi tiết về những hoạt động này. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy chất lượng kiểm tốn ảnh hưởng mức độ CBTT TNXH, điều này đồng nghĩa một DN được tư

vấn bởi tổ chức kiểm tốn cĩ chất lượng thì cĩ mức độ CBTT TNXH đầy đủ hơn. Bởi vậy việc học tập, tham vấn ý kiến của các chuyên gia, các tổ chức cĩ uy tín về

TNXH là việc làm cần thiết để giúp DN cĩ những chiến lược cụ thể về thực hành và CBTT TNXH phù hợp.

Thứ ba, Xây dưng bộ phận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Bộ phận này phụ trách về vấn đề phát triển bền vững của doanh nghiệp với các phân cơng nhiệm vụ cụ thể, chi tiết tới từng bộ phận, từng phịng ban, gắn kết trong mục tiêu cơng việc từng cá nhân. Bộ phận này thực hiện các hoạt động chính như: đưa ra các sáng kiến về thực hành trách nhiệm xã hội cho doanh

nghiệp, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá các hoạt động liên quan đến mơi trường và xã hội, triển khai các hoạt động truyền thơng nội bộ và bên ngồi nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội, thực hiện gặp gỡ và trao đổi với các bên liên

quan, báo cáo với lãnh đạo về tiến độ triển khai thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Thứ tư, Xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin kế tốn

DN thực hiện TNXH hướng với mục đích đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan của DN. Tuy nhiên để cĩ thể cung cấp thơng tin đầy đủ và phù hợp với các đối tượng khác nhau về những hoạt động TNXH thì ngay từ đầu doanh nghiệp cần phân loại, xử lý thơng tin về những hoạt động này. Do đĩ, việc xây dựng và hồn thiện hệ

thống thơng tin kế tốn nhằm cung cấp đầy đủ và cĩ chất lượng về những thực hành trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là việc làm cần thiết. Vì vậy trong nghiên cứu này tác giả đề xuất các DN nên tổ chức kế tốn TNXH để hồn thiện hệ thống thơng tin kế

tốn tại doanh nghiệp. Khi tổ chức kế tốn trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, Tách bạch các nội dung về thu và chi phí liên quan đến các hoạt động xã hội

Sự tách bạch này giúp cho DN kiểm sốt và phân bổ hài hịa nguồn lực cho các hoạt động TNXH. Các khoản chi liên quan đến các hoạt động TNXH cĩ thể bao gồm: Chi phí xử lý nước thải, chi phí cho hoạt động khắc phục hậu quả từ ơ nhiễm mơi trường, chi phí xử lý vật liệu độc hại, chi phí xử lý chất thải rắn…; chi phí chăm sức khỏe, đào tạo và phát triển nhân viên, chi phí chăm lo đời sống văn hĩa

tinh thần cho nhân viên, chi phí phát sinh từđình cơng…; chi phí cho các hoạt động hỗ trợ và phát triển cộng đồng, chi phí cho các hoạt động từ thiện, chi phí từ đền bù thiệt hại do gây tổn hại đến xã hội… Những lợi ích thu được từ hoạt động TNXH như: thu nhập tăng lên do chăm sĩc khách hàng, do quan tâm đến lợi ích người lao

động, do sản xuất sạch, do sản xuất sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với mơi trường; thu nhập tăng lên từ tiết kiệm chi phí bảo hiểm do cải thiện sức khỏe và an tồn cho người lao động; thu nhập từ việc tránh được những khoản nộp phạt do vi phạm luật; thu nhập từ các giải thưởng, trợ cấp của chính phủ về thành tích phát triển cộng đồng, xã hội…

Thứ hai, Xây dựng chứng từ, tài khoản kế tốn, hạch tốn chi tiết phản ánh nội dung liên quan đến TNXH

Việc xây dựng chứng từ, tài khoản kế tốn, hạch tốn chi tiết cĩ ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với việc cung cấp thơng tin TNXH DN. Thơng tin về TNXH DN chỉ cĩ thể thấy được nếu ngay từ khâu thu thập, xử lý dữ liệu đã cĩ những thiết kế phù hợp. Chứng từ, tài khoản, hạch tốn chi tiết cần xây dựng phản ánh các nội dung liên quan đến trách nhiệm xã hội như: chí phí về xử lý chất thải, chi phí tiết kiệm được do sử dụng cơng nghệ xả thải mới… hay những giá trị vơ hình được ghi nhận như thương hiệu, sự trung thành của khách hàng, kỹ năng làm việc của người lao động thậm chí

các các khoản nợ tiềm tàng nợ phải trả: nợ tiềm tàng do gây tổn hại đến cộng đồng, nợ

Thứ ba, Thiết lập, xây dựng các báo cáo quản trị liên quan đến các hoạt động TNXH

Các báo cáo quản trị cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và đưa ra quyết

định của nhà quản trị liên quan đến các hoạt động TNXH. Tùy thuộc vào mục đích của nhà quản trị các báo cáo cĩ thể được lập để nhằm phác họa những hoạt động cụ thể

của DN như: báo cáo chi phí xử lý nước thải, báo cáo những tác động dự kiến đến cộng đồng, báo cáo vật liệu sử dụng, báo cáo năng lượng tiêu thụ…

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)