Thảo luận thực trạng cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 118 - 120)

5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu

5.1.2. Thảo luận thực trạng cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội

Nghiên cứu này tác giả sử dụng một danh sách kiểm tra TNXH được xây dựng trước để kiểm tra mức độ CBTT TNXH trong giai đoạn từ năm 2006 – 2016 với bốn chủđề thơng tin chủ yếu: trách nhiệm với mơi trường, trách nhiệm với lao động, trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm với khách hàng. Kết quả thống kê cho thấy những thơng tin sau:

Thứ nhất, cĩ sự gia tăng mức độ CBTT TNXH của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam qua các năm

Mức độ CBTT TNXH của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam ngày càng cải thiện theo thời gian tuy cịn ở mức thấp. Đặc biệt trong năm 2015, 2016 cĩ sự thay

ngày càng quan tâm đến các hoạt động xã hội nhằm mục tiêu phát triển bền vững cho DN và cho tồn xã hội. Kết quả này là tương tự nghiên cứu của Hồ Ngọc Thảo Trang và Liafisu Sina Yekini (2014), Hồ Thị Vân Anh (2018) khi thực hiện nghiên cứu về CBTT TNXH ở Việt Nam. Lý giải điều này, theo tác giả xuất phát từ những lý do sau:

Đầu tiên, do tác dộng của vấn đề biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, tác động gây ra lũ lụt, thay đổi về thời tiết, mưa giĩ bất thường nên dần dần cộng đồng xã hội đã cĩ những ý thức hơn về những ảnh hưởng này. Điều này khiến các DN ngày càng chịu nhiều áp lực hơn từ phía cộng đồng về TNXH của DN đối với mơi trường xã hội

Tiếp đến là sự phổ biến của các phương tiện truyền thơng và các hoạt động truyền thơng. Các vấn đề về TNXH truyền tải đến cộng đồng rất nhanh. Hoạt động truyền tải đĩ tạo sự đồng cảm, tạo động lực DN thực hiện và cơng bố các hoạt động

TNXH nhằm mục đích quảng bá và nâng cao giá trị thương hiệu của DN

Thêm nữa những tiêu chuẩn và quy định cĩ nhiều sự thay đổi yêu cầu (bắt buộc) các DN phải thực hiện các hoạt động TNXH khi tham gia hoạt động ở thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt năm 2015, sự ra đời của Thơng tư 155/2015/T T-BTC với những yêu cầu bắt buộc các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam phải báo cáo tác

động liên quan đến mơi trường và xã hội của DN tạo một lực đẩy rất lớn đối với hành

vi CBTT TNXH của các DN Việt Nam

Cuối cùng, thị trường nội địa trình độ dân trí ngày càng tăng, người dân ý thức

được quyền hạn của họ đối với các DN sản xuất địi hỏi các DN phải tuân thủ các vấn đề về TNXH. Việc CBTT về chất lượng sản phẩm, mức độ an tồn của sản phẩm và những tác động ảnh hưởng của DN đến mơi trường xã hội dần trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các DN Việt Nam

Với kết quả này cho thấy rằng những áp lực từ phía các bên liên quan như chính phủ, cộng đồng, khách hàng đã thúc đẩy các DN thực hành và cơng bố những thơng tin gắn với lợi ích và quyền lợi của các bên. Thực tế này hỗ trợ thuyết các bên liên quan và thuyết hợp pháp cho việc giải thích hành vi CBTT TNXH của DN là nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan để giúp DN cĩ thể tồn tại và phát triển

Thứ hai, cĩ sự khác biệt về mức độ cơng bố các chuyên mục thơng tin TNXH

Chủ đề được tiết lộ nhiều nhất trong báo cáo của DN đĩ là thơng tin về “trách nhiệm với người lao động”, tiếp đến là thơng tin về “trách nhiệm với khách hàng”,

thơng tin được tiết lộ ích nhất là thơng tin “trách nhiệm mơi trường”. Kết quả tương tự

cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Ho Ngoc Thao Trang và Liafisu Sina Yekini (2014), Nagib Salem Muhammad Bayoud (2012). Phát hiện này cho thấy nhĩm các

bên liên quan chính là người lao động và khách hàng là nhĩm cĩ ảnh hưởng nhiều nhất

đến hành vi thực hành và CBTT TNXH của DN. Thực tiễn này bổ sung lý thuyết các bên liên quan theo nghiên cứu của Ullman (1985) trong việc giải thích hành vi thực hành và CBTT TNXH nhằm thỏa mãn những nhĩm liên quan khác nhau của DN, nhĩm bên liên quan nào cĩ ảnh hưởng đến DN nhiều hơn thì DN nhắm đến những mối quan tâm và kỳ vọng của các bên liên quan cĩ ảnh hưởng mạnh đến DN.

Thứ ba, cĩ sự khác biệt CBTT TNXH giữa DN sản xuất và DN phi sản xuất

Khảo sát cho thấy ở những DN sản xuất cĩ mức độ CBTT TNXH cao hơn so với

những DN phi sản xuất ở tất cả các chuyên mục thơng tin nhưng rõ nét nhất là ở chuyên mục thơng tin về mơi trường. Giải thích điều này, tác giả cho rằng những DN sản xuất là những DN cĩ những tác động đến mơi trường xã hội nhiều hơn so với DN phi sản xuất do những DN này nhận nhiều sự chú ý và kỳ vọng nhiều hơn của cộng đồng xã hội. Những áp lực này địi hỏi các DN sản xuất phải thực hành và CBTT nhiều hơn nhằm thu hút sự chú ý đối với cộng đồng xã hội giúp giảm thiểu những rủi ro liên quan những hình phạt cho những hành vi vơ trách nhiệm và cải thiện hình ảnh của DN đối với các bên liên quan. Thực tế này bổ sung cho khẳng định của Deegan (2000) dựa trên nền tảng thuyết các bên liên quan cho rằng CBTT TNXH cĩ liên quan đến kỳ vọng của các bên liên quan của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)