2.3. Cơ sở lý thuyết mối quan hệ cơng bố thơng tin trách nhiệm xã hội và hiệu
2.3.2. Lý thuyết hợp pháp
Nội dung lý thuyết
Thuyết hợp pháp cĩ nguồn gốc từ các khái niệm về tính hợp pháp của tổ chức,
đã được định nghĩa bởi Dowling and Pfeffer (1975) “Một thực thể cĩ thể tồn tại khi mà hệ thống giá trị của nĩ phù hợp với hệ thống giá trị của hệ thống xã hội lớn hơn mà thực thểđĩ nằm trong. Khi tồn tại những chênh lệch trong thực tế hay tiềm năng giữa hai hệ thống giá trị thì tính hợp pháp của thực thểđĩ sẽ bịđe dọa”.
Kế thừa và phát triển thuyết hợp pháp hĩa, Guthrie and Parker (1989) cho rằng thuyết hợp pháp hĩa liên quan đến sức mạnh của xã hội. Ơng cho rằng DN kinh doanh trong xã hội phải kí kết một hợp đồng xã hội mà nhà quản lý phải thực hiện theo một số yêu cầu của xã hội đểđạt được các mục tiêu của mình. Các điều khoản của hợp đồng này cĩ thể nhận thấy rõ chẳng hạn như quy định của pháp luật nhưng cũng cĩ thể là những điều khoản chưa được xác
định rõ điều này cịn phụ thuộc vào kỳ vọng của cộng đồng xã hội với DN. Theo Craig Deegan và cộng sự (2002) DN và xã hội cĩ mối quan hệ vịng trịn và gắn kết với nhau, ví dụ, các DN cĩ được nguồn nhân lực, nguyên liệu từ xã hội và ngược lại DN cũng cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội thậm chí cả những chất độc hại, phế phẩm, ơ nhiễm từ quá trình sản xuất của DN cũng thải ra ngồi xã hội. Hybels (trích dẫn trong Tilling, 2004) chỉ ra 4 nhĩm bên liên quan trọng yếu cĩ ảnh hưởng lớn đến nguồn lực của DN.
Bảng 2.4: Nhĩm các bên liên quan trọng yếu của DN
Bên liên quan Nguồn lực
Nhà nước Hợp đồng, trợ cấp, luật, quy định, thuế
Dân chúng Khách hàng, lao động Tổ chức tài chính Đầu tư
Truyền thơng Rất ít "nguồn lực trực tiếp"; tuy nhiên, cĩ thể ảnh hưởng đáng kể các quyết định của các bên liên quan khác
Nguồn: Tilling (2004) Áp dụng lý thuyết hợp pháp giải thích mối quan hệ CBTT TNXH và HQTC DN
Thuyết hợp pháp thường được sử dụng trong các nghiên cứu để giải thích mối liên hệ giữa CBTT TNXH với HQTC DN (Jitaree, 2015).Theo giải thích của Toukabri
Mohamed và cộng sự (2014) lý thuyết hợp pháp giải thích cho hành vi CBTT TNXH của DN cĩ hai khía cạnh cơ bản đĩ là DN cần hợp pháp hĩa các hoạt động của mình và quá trình thực hiện các hoạt động hợp pháp mang lại lợi ích cho DN. Những lợi ích về hành vi cĩ trách nhiệm với mơi trường cũng đã được Lopin Kuo and Vivian Yi-Ju Chen (2013) chỉ ra thơng qua những dẫn chứng cụ thể từ những nghiên cứu như: DN cĩ thể tiếp cận nguồn lực dễ dàng hơn, thu hút người lao động nhiều hơn và cải thiện các điều kiện trao đổi với các đối tác, hấp dẫn người tiêu dùng, hạn chế những rủi ro bị
phạt do vi phạm mơi trường, chi phí vốn rẻ hơn do cĩ những thuận lợi về huy động
vốn trên TTCK. Chính vì vậy sự tồn tại hợp pháp thơng qua các hoạt động TNXH đã giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy HQTC DN.
Như vậy, cĩ thể nĩi rằng thuyết hợp pháp giải thích cho việc thúc đẩy các tổ
chức/DN thực hành và báo cáo các hoạt động TNXH đĩ là nhằm mục đích cĩ được, duy trì hay gây dựng lại sự tồn tại hợp pháp của họ.Theo đĩ, CBTT TNXH được xem như là
động lực để DN đạt được mong muốn hợp pháp hĩa các hoạt động và từ những hoạt động hợp pháp đĩ mang lại lợi ích cho DN. Khi các nhà quản lý DN bị thúc đẩy bởi
động cơ này thì họ sẽ tiến hành các hành động mà họ cho là cần thiết để bảo vệ hình ảnh kinh doanh hợp pháp của họ. Chính vì vậy để cải thiện tính hợp pháp các DN thường
thực hiện cải chính những thơng tin tiêu cực khơng tốt liên quan đến họ, đưa ra những lời giải thích về những thơng tin khơng lành mạnh trên phương tiện truyền thơng đại
chúng cĩ liên quan đến họ và tăng những thơng tin TNXH tích cực bằng nhiều kênh thơng tin khác nhau như báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững hoặc qua các kênh truyền thơng khác. Điều này cũng đã được chứng minh trong nghiên cứu của
Freedman and Stagliano (1991), Blacconiere and Patten (1994) gắn với các sự kiện về
mơi trường. Kết quả của nghiên cứu mang hàm ý nếu DN tiết lộ những “tin tốt” thì cĩ thể trấn áp được những tin xấu liên quan đến những tai tiếng sau sự cố về mơi trường.