Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 123 - 126)

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với Nhà nước

Một là, Nhà nước cần chuẩn hĩa những yêu cầu về CBTT TNXH

Kết quả khảo sát cho thấy rằng hoạt động CBTT TNXH ở các DN Việt chủ yếu là tự nguyện, khơng theo một tiêu chuẩn chung thống nhất, cĩ những DN đầu tư rất bài bản vào hoạt động CBTT TNXH thơng qua việc lập riêng một báo cáo phát triển bền vững hoặc đưa ra thành một chuyên mục riêng về TNXH của DN trong báo cáo thường niên nhưng cũng cĩ những DN thực hiện cơng bố các hoạt động này rất sơ sài hoặc thậm chí khơng đưa ra bất cứ thơng tin nào cả. Theo số liệu thống kê các DN trong mẫu, năm 2016 số lượng các DN cĩ lập báo cáo phát triển bền vững chỉ là gần 30%. Bên cạnh đĩ tác giả cũng thấy rằng mức độ CBTT TNXH là khơng đồng đều ở

các chuyên mục thơng tin TNXH cụ thể, các DN tập trung nhiều vào CBTT liên quan

đến trách nhiệm với người lao động và thơng tin về sản phẩm trong khi đĩ thơng tin về trách nhiệm với mơi trường được các DN cơng bố khá sơ sài đặc biệt là những

hĩa những yêu cầu về CBTT TNXH cho các DN Việt Nam đặc biệt là các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. Việc chuẩn hĩa việc CBTT TNXH phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và thơng lệ quốc tế nhưng cũng cần phải phù hợp với đặc thù riêng về hoạt động TNXH ở Việt Nam đối với từng loại hình DN và nội dung thơng tin cần cơng bố cần được phân loại gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp với từng bên liên quan.

Hai là, Nhà nước dần dần thể chế hĩa việc CBTT TNXH trong hệ thống pháp luật Việt Nam đưa vào Luật DN như một trách nhiệm cĩ tính bắt buộc

Kết quả nghiên cứu này cho thấy sau khi cĩ thơng tư 155/2015/TT-BTC yêu cầu các DN Báo cáo tác động liên quan đến mơi trường và xã hội mức độ CBTT TNXH của DN tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy khi những yêu cầu được luật hĩa

thì mức độ chấp hành là cao hơn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ CBTT TNXH cĩ sự khác biệt giữa những DN sản xuất và DN phi sản

xuất. Vì vậy khi tiến hành luật hĩa báo cáo TNXH thì điều cần thiết phải xây dựng khung báo cáo theo đặc thù DN phù hợp với mong đợi của các bên liên quan.

Ba là, Khuyến khích các DN thực hành và CBTT TNXH được đảm bảo bởi bên thứ ba

Nghiên cứu này cho thấy những DN nào được kiểm tốn bởi DN kiểm tốn thuộc Bigfour thì mức độ CBTT TNXH cao hơn những DN khác. Điều này cĩ nghĩa ở

những DN nào được đơn vị kiểm tốn cĩ chất lượng thì DN đĩ cũng là DN cĩ mức độ

thực hành và CBTT TNXH cao. Tuy nhiên, trong thực tế cũng khơng tránh khỏi các DN lợi dụng việc CBTT TNXH để quảng cáo, đánh bĩng tên tuổi. Vì vậy để đảm bảo tính minh bạch của thơng tin trên TTCK nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, khách hàng và các bên liên quan thì những thơng tin này nên chăng được đảm bảo bởi bên thứ ba là các DN kiểm tốn cĩ chất lượng để các thơng tin được cung cấp đáng tin cậy hơn cho nhà đầu tư và các bên liên quan

Bốn là, Xây dựng bộ chỉ số đánh giá điểm CBTT TNXH đối với các DN niêm

yết trên TTCK Việt Nam

Kết quả nghiên cứu này cho thấy CBTT TNXH khơng chỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với các bên liên quan mà nĩ cịn mang lại lợi ích cho doanh

nghiệp trong việc nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp, là cách thuyết phục hiệu quả đối với các bên liên quan gĩp phần nâng cao hiệu quả tài chính doanh

nghiệp. Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại hoạt động CBTT TNXH ở các DN Việt chủ yếu là tự nguyện, khơng theo một tiêu chuẩn chung thống nhất và cũng chưa một tổ chức trong nước nào xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá mức độ CBTT nĩi chung

và TNXH nĩi riêng. Bởi vậy để khuyến khích các doanh nghiệp cơng bố thơng tin

đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với đặc thù với thực hành TNXH Việt Nam và đáp ứng những thơng lệ quốc tế Nhà nước cĩ thể giao cho các tổ chức chuyên nghiệp xây dựng bộ chỉ số đánh giá điểm CBTT TNXH đối với các DN niêm yết trên TTCK

Việt Nam.

Năm là, cĩ những biện pháp khích lệ các DN thực hành và CBTT trách nhiệm xã hộ bằng việc tăng cường vai trị của các bên liên quan

Kết quả khảo sát cho thấy rằng mức độ CBTT TNXH ở các DN niêm yết trên

TTCK Việt Nam cịn thấp, đặc biệt là những thơng tin liên quan đến trách nhiệm của DN đối với mơi trường. Nhiều DN thực hiện mang tính chất đối phĩ bởi các DN chưa ý thức được lợi ích của việc thực hành và CBTT TNXH, một số DN cịn thiếu khinh nghiệm thực hành báo cáo bởi vậy theo tác giả Nhà nước cần những thực hiện các biện pháp khích lệ các DN thực hành và CBTT này, cụ thể:

- Nhà nước cĩ thể giao cho các tổ chức chuyên nghiệp về báo cáo TNXH như VCCI, VBCSD hướng dẫn, truyền thơng, tổ chức đào tạo và hỗ trợ DN trong việc thực hiện CBTT TNXH. Bên cạnh đĩ thơng qua các tổ chức này tổ chức các hoạt động vinh danh các DN thực hiện tốt cáo cáo TNXH là giải pháp tốt để nâng cao giá trị các DN cĩ ý thức TNXH

- Nhà nước cần tỏ rõ thái độ khuyến khích các tổ chức thực hiện đào tạo, truyền thơng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội. Nhận thức của cộng

đồng xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những yêu cầu TNXH đối với DN. Chính bởi vậy việc tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức của cộng

đồng xã hội về TNXH, báo cáo TNXH cĩ vai trị quan trọng trong việc định hướng thơng tin TNXH cơng bố. Kết quả nghiên cứu tác giả thấy rằng mức độ CBTT TNXH của các DN được gia tăng theo thời gian. Một trong những lý do cĩ thể giải thích cho điều này đĩ chính là cơng tác tuyên truyền đào tạo từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức và các kênh thơng tin báo chí. Tác giả kỳ vọng rằng trong thời gian tới các hoạt động tuyền truyền về lợi ích và hướng dẫn lập các báo cáo này được triển khai nhiều hơn nữa. Các hoạt động liên quan đào tạo về báo cáo TNXH được đưa vào chương trình đào tạo của các bậc đại học, cao học, nghiên cứu sinh trong khối ngành kinh tế. Điều này giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực thực hành và quản trị tốt những hoạt động báo cáo TNXH

- Nhà nước cần tranh thủ sự giúp đỡ và phối hợp với các tổ chức quốc tế trong nỗ

lực chung nhằm thực hiện tốt thực hành và CBTT TNXH. TNXH là một phạm trù rộng và thay đổi theo thời gian. Trên thế giới cĩ nhiều tiêu chuẩn hướng dẫn các DN thực hành và CBTT TNXH. Tại Việt Nam đây là vấn đề mới mẻ vì vậy Nhà nước và DN đều chưa cĩ kinh nghiệm trong việc hướng dẫn và thực hành báo cáo TNXH. Chính vì vậy Nhà nước cần tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kiến thức và kinh nghiệm về thực hành và CBTT TNXH của các tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển. Việc làm này là hồn tồn cĩ tính khả thi bởi vấn đề TNXH hiện đang là vấn đề thời sự, đang nhận được sự

quan tâm rất lớn của các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới trong khi mức độ

CBTT TNXH của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam cịn ở mức thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)