Xã Nghĩa Thịnh vị trí ở phía Bắc huyện Nghĩa Hưng, có diện tích đất tự nhiên là 834,8 ha, trong đó đất nơng nghiệp: 614,8 ha, dân số 9.542 người, nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH và nâng cao thu nhập của người dân, xã Nghĩa Thịnh đã đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nơng nghiệp, xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất mới, an toàn, hiệu quả.
Năm 2012, cánh đồng của Hợp tác xã (HTX) Nghĩa Thịnh là một trong những địa điểm được lựa chọn thí điểm xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong vụ đơng xn. Sau khi thí điểm thành cơng, đến nay các hộ dân đã áp dụng sản xuất lúa theo quy trình VietGAP. Theo đó nơng dân đã liên kết sản xuất lúa trên diện tích lớn, thực hiện "3 cùng": cùng trà, cùng giống và cùng phương pháp canh tác; chịu sự quản lý sản xuất theo chuỗi bao gồm quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý cây trồng tổng hợp để nâng cao chất lượng, giá trị nơng sản và đảm bảo an tồn môi trường xung quanh.
Xã Nghĩa Lạc nằm ở khu vực trung tâm của huyện Nghĩa Hưng, thuộc tả ngạn sông Đáy và hữu ngạn sơng Ninh Cơ. Xã có diện tích là 1122,8 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa, hoa màu là 603,3 ha (chiếm 53,73%), đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với phương thức thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa vào canh tác các giống lúa mới có năng suất cao. Diện tích đất của xã tương đối lớn, chủ yếu là đất thịt để trồng lúa, ví dụ xã đã triển khai 3 mơ hình trình diễn phân nén NPKSi nhả chậm tiết kiệm phân bón và cơng lao động cho người dân, đảm bảo lượng phân bón cho cây trồng tồn vụ, bên cạnh đó xã cịn rất nhiều đất bồi bãi, chưa được sử dụng lại bị ảnh hưởng XNM nên dẫn đến một số chân ruộng năng suất cây trồng còn thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất thấp.
Xã Nghĩa Lạc với 10.500 nhân khẩu, 2.535 hộ dân, trong đó 80% số hộ sản xuất nơng nghiệp, cịn lại thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp giao khoán trực tiếp tới tay người dân, thu nhập bình quân lương thực là 779 kg/người/năm. Trong những năm qua, xã đã thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.
Rạng Đông là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm các xã miền biển thuộc phía nam huyện Nghĩa Hưng, được hình thành dọc theo trục cuối của đường 55, cách thành phố Nam Định 57 km. Khi mới thành lập, thị trấn Rạng Đơng chính là nơng trường quốc doanh nổi tiếng với nghề trồng lúa nước, trồng cói, trồng dâu ni tằm và các vườn dứa rộng lớn với diện tích tự nhiên 13,1 km², dân số 5.882 người, mật độ dân số 449 người/km². Tháng 10/2010, nông trường chuyển đổi sang mơ hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp Rạng Đông nhưng về bản chất khơng có gì thay đổi nhiều, 100% vốn vẫn thuộc về Nhà nước, quản lý sử dụng đất vẫn như cũ. Với đặc thù là một thị trấn ven biển nên kinh tế chủ yếu góp phần làm phồn thịnh cho thị trấn này gắn liền với nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Ngoài ra nghề trồng lúa hay làm muối cũng mang lại nguồn thu lớn cho người dân ở đây.
* Đặc điểm chung về hộ nông dân được điều tra
Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn 126 hộ dân và cán bộ địa phương, các thơng tin cơ bản về hộ dân được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 4.1. Thơng tin cơ bản về hộ nông dân điều tra TT Chỉ tiêu Xã Nghĩa TT Chỉ tiêu Xã Nghĩa Thịnh Xã Nghĩa Lạc Thị trấn Rạng Đơng Trung bình 1 Tổng số hộ điều tra 42 42 42 Theo giới tính (% hộ) * Nam 25,32 30,95 26,19 27,49 * Nữ 74,68 69,05 73,81 72,51 2 Trình độ văn hóa (% hộ) * Cấp I 57,14 35,71 38,10 43,65 * Cấp II 23,81 42,86 47,61 38,09 * Cấp III 19,05 21,43 14,29 18,26 3
Số nhân khẩu trung bình trong hộ (người/hộ) 4,36 4,31 4,21 4,29 Số lao động trung bình trong hộ (người/hộ) 2,36 2,60 2,43 2,46
Nguồn: Kết quả điều tra (2015, 2016) Kết quả điều tra 126 hộ nông dân và cán bộ địa phương ở 3 xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông tại huyện Nghĩa Hưng có 18,26% nơng dân có trình độ trung học phổ thơng, 38,09% nơng dân có trình độ trung học cơ sở và 43,65% nông dân có trình độ cấp I. Bình quân lao động mỗi hộ là 2,46 người/hộ, chiếm 57,0% số lượng nhân khẩu của hộ. Như vậy, có thể thấy rằng bình qn lao động trên hộ nơng dân ở khu vực điều tra tương đối cao.
Bảng 4.2. Cơ cấu thu nhập của nông dân tại địa bản nghiên cứu
Đơn vị: %
Tên các tiêu chí Xã Nghĩa Thịnh Xã Nghĩa Lạc Thị trấn Rạng Đông
Trồng lúa 52,4 50,4 42,9
Hoa màu 2,3 2,3 1,2
Chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản 6,1 4,6 22,1 Dịch vụ 8,4 15,0 4,1 Ngành nghề 12,1 9,6 10,8 Làm thuê 12,5 11,7 10,3 Lương 5,4 5,0 7,4 Nguồn khác 1,2 1,5 1,3
Kết quả điều tra nông hộ ở 3 xã cho thấy thu nhập từ trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu thu nhập của người dân. Xã Nghĩa Thịnh có cơ cấu thu nhập từ trồng lúa cao nhất trong cả 3 xã với 52,4%. Xã Nghĩa Lạc có vị trí giao thơng thuận lợi, có đường tỉnh ĐT490C đi qua, dịch vụ bán hàng ở đây khá phát triển, chiếm 15% trong cơ cấu thu nhập của người dân. Ở thị trấn Rạng Đông, hoạt động nuôi trồng thủy sản mang lại cho người dân 22,1% trong cơ cấu thu nhập, cho thấy hoạt động này đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ven biển. Thực tế, qua phương tiện thông tin đại chúng cũng cho thấy một số nơng dân ở khu vực phía nam của huyện Nghĩa Hưng như xã Nam Điền, Quỹ Nhất, Rạng Đông đã bỏ hoang ruộng do giá trị thu nhập từ trồng lúa thấp hơn nhiều so với đầu tư nuôi trồng thủy sản và ngành nghề khác. Kết quả này cho thấy sự khó khăn trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt khi giá trị kinh tế từ trồng trọt không hấp dẫn nông dân so với các hoạt động sản xuất khác.
4.2. DIỄN BIẾN KHÍ HẬU TẠI HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM
ĐỊNH
4.2.1. Nhiệt độ
Theo số liệu quan trắc từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường tại trạm khí tượng Nam Định, các giá trị: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất trong năm tại Nghĩa Hưng, Nam Định trong vịng 35 năm (từ 1980 - 2014) đều có xu hướng gia tăng.
Hình 4.3. Nhiệt độ trung bình năm tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 1980 - 2014
Nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 24,1oC với độ lệch chuẩn là 0,54,
nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,1oC qua mỗi thập kỷ. Sự thay đổi nhiệt
độ là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự biến đổi khí hậu.
Theo Quy định của Bộ TN&MT, khi nhiệt độ đạt 35oC là nắng nóng, đạt
37oC là nắng nóng gay gắt, cịn khi nhiệt độ đạt 15oC là rét đậm và đạt 13oC là rét
hại. Xu hướng số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét hại diễn biến phức tạp theo từng giai đoạn. Bảng dưới đây đã chỉ ra rõ sự thay đổi này.
Bảng 4.3. Tổng số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét hại trong vòng 35 năm ở huyện Nghĩa Hưng
Đơn vị: ngày Giai đoạn Số ngày 1980 - 1989 (10 năm) 1990 - 1999 (10 năm) 2000 - 2009 (10 năm) 2010 - 2014 (5 năm) Nắng nóng 126 75 119 96 Nắng nóng gay gắt 44 73 89 32 Rét đậm 512 478 422 175 Rét hại 366 273 247 90
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường (2015) Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng số ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt có xu hướng tăng lên qua 35 năm gần đây. Đặc biệt, là số ngày nắng nóng gay gắt, nếu trong thập kỷ 80, tổng số ngày nắng nóng gay gắt là 44 ngày thì đến giai đoạn 2000 - 2009 là 89 ngày và trong 5 năm gần đây (2010 - 2014) đã có đến 96 ngày nắng nóng và 32 ngày nắng nóng gay gắt. Trong đó, số ngày rét đậm, rét hại lại có xu hướng giảm. Ở thập kỷ 80, tổng số ngày rét đậm, rét hại lần lượt là 512 và 366 ngày thì đến giai đoạn 2000 - 2010 là 422 và 247 ngày, trong 5 năm gần đây lần lượt là 175 và 90 ngày.
4.2.2. Lượng mưa
Từ các số liệu của trạm khí tượng đặt tại Nghĩa Hưng, Nam Định ta có hình dưới dây thể hiện diễn biến lượng mưa trong vòng 35 năm qua.
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường (2015)
Hình 4.4. Tổng lượng mưa trong năm tại Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 1980 - 2014
Từ hình trên cho thấy tổng lượng mưa bình quân nhiều năm ở Nghĩa Hưng đạt 1631,8 mm, lượng mưa có xu hướng giảm. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Lượng mưa phân phối không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là 7, 8, 9 là những tháng trọng điểm cho việc sản xuất lúa vụ mùa. Tổng lượng mưa của ba tháng này chiếm tới trên 49% tổng lượng mưa năm. Mùa khô thường kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gắn liền với những tháng sản xuất lúa vụ xuân với tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 17% lượng mưa của cả năm. Ba tháng liên tục mưa ít nhất là các tháng 12, 1 và 2. Tổng lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng lượng mưa năm.
4.2.3. Mực nước biển dâng và sự xâm nhập mặn
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn học dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20 cm.
Mực nước biển dâng tại bờ biển tỉnh Nam Định theo các giai đoạn được áp dụng cho Khu vực bờ biển từ Hòn Dấu đến Đèo Ngang cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4.4. Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực tỉnh Nam Định
Năm Mực NBD (cm) 2020 07 - 08 2030 11 - 13 2040 15 - 18 2050 20 - 24 2060 25 - 32 2070 31 - 39 2080 37 - 48 2090 43 - 56 2100 49 - 65
Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (2012) Vấn đề kéo theo của mực nước biển dâng là diện tích đất liền của các khu vực ven biển bị nhấn chìm trong nước. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng tỉnh Nam Định dựa trên kết quả dự báo các kịch bản BĐKH, nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012 áp dụng cho khu vực đồng bằng sông Hồng được thể hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 4.5. Diện tích có nguy cơ bị ngập tỉnh Nam Định theo các mực NBD
Mực biển dâng
(m) Diện tích có nguy cơ bị ngập tỉnh Nam Định (% diện tích)
0,5 4,1 0,6 5,3 0,7 6,3 0,8 8,0 0,9 9,2 1,0 10,5
Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (2012) Theo kết quả tính tốn diện tích ngập năm 2011, tổng diện tích bị ngập của Nam Định là 61,71 km² (trong đó huyện Giao Thủy ngập 34,27 km²; huyện Hải Hậu ngập 20,9 km²; huyện Nghĩa Hưng ngập 6,54 km²).
Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH đến tài nguyên nước tỉnh Nam Định nói chung và huyện Nghĩa Hưng nói riêng là việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn (XNM). BĐKH gây nên tình trạng khơ hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mùa mưa, kết hợp sự chặn dòng của các đập thủy điện trên
thượng nguồn và sự dâng lên của mực nước biển nên quá trình XNM trong 10 năm trở lại đây diễn ra với chiều hướng xấu đi, XNM không chỉ tiến sâu hơn vào trong nội đồng mà thời gian ảnh hưởng cũng kéo dài hơn. Liên tiếp trong các năm từ 2004 - 2006, nước mặn đã lấn sâu vào sông, ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới tiêu của các xã ven biển huyện Nghĩa Hưng.
Theo Báo cáo áp dụng mơ hình thủy lực Mike 11 hệ thống sơng Hồng phục vụ xây dựng bản đồ XNM tỉnh Nam Định của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH, ranh giới mặn 0,1% đã xâm nhập ngày càng sâu vào trong các sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy. Đặc biệt, trong tháng 1/2006, trên tất cả 3 vùng cửa sông, mặn xâm nhập sâu đến mức kỷ lục: Trên sông Hồng mặn lấn sâu đến cửa cống Hạ Miêu I với độ mặn 0,72% cách biển 26 km; trên sông Ninh Cơ mặn đã lấn đến cửa cống Múc 2 với độ mặn 0,17%, cách biển tới 37 km; trên sông Đáy mặn đã đến cửa cống Bình Hải I với độ mặn 0,5%, cách biển 18 km. Những năm qua, ở các cửa sông, độ mặn cao, xuất hiện sớm và xâm nhập sâu hơn vào khu vực nội đồng, được cụ thể theo bảng dưới đây.
Bảng 4.6. Khoảng cách xâm nhập mặn ở ba con sông lớn thuộc tỉnh Nam Định năm 2012
Sơng Trung bình (km) Lớn nhất (km)
1‰(g/l) 5‰(g/l) 1‰(g/l) 5‰(g/l)
Sông Hồng 14 12 34,5 31
Sông Ninh Cơ 13 12 37,5 33
Sông Đáy 10 6 30,5 25
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2013) XNM đang là nguyên nhân gây giảm diện tích đất trồng trọt tại huyện Nghĩa Hưng, vì là huyện giáp biển. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định năm 2014, ở 3 huyện ven biển là Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng có khoảng 12 nghìn ha đất canh tác bị nhiễm mặn, trong đó có khoảng 5.000 ha nhiễm mặn nặng. Đất ruộng bị nhiễm mặn khiến cho nơng dân gặp rất nhiều khó khăn, có những cánh đồng bị nhiễm mặn nặng nên khơng có khả năng canh tác. Theo Báo cáo “Kết quả quan trắc và phân tích mơi trường đất miền Bắc năm 2012” của Viện Môi trường Nông nghiệp, Nghĩa Hưng là một trong sáu vùng được công nhận là vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, thị trấn Rạng Đơng là vùng bị XNM đặc trưng của huyện Nghĩa Hưng. Kết quả quan trắc năm 2012 tại thị trấn Rạng Đông cho thấy các thông số chỉ tiêu về độ mặn trong đất
đã phản ánh được tình trạng XNM đang diễn ra tại đây, đặc biệt theo dõi diễn
biến hàm lượng Cl- giai đoạn 2008 - 2012 cho thấy trong năm 2012 hàm lượng
Cl- tại các điểm quan trắc có xu hướng tăng so với các năm trước. Điều này là do
quá trình XNM từ biển lấn vào đất liền ngày càng diễn ra mạnh mẽ do BĐKH.
4.2.4. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
Nghĩa Hưng, Nam Định nằm ở vùng ven biển Bắc Bộ, giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng lớn của bão và ATNĐ. Mỗi năm khi đến mùa mưa bão đây luôn là một trong những tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trong tổng số bão và ATNĐ đổ bộ vào Việt Nam thì số cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh - Thanh Hóa chiếm 48,4%, mùa bão từ tháng 5 - 9, nhiều nhất vào