Các bộ phận của tính tổn thương đối với BĐKH theo IPCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 25 - 32)

Do đó TDBTT (Vulnerability) có thể được biểu thị là hàm của độ phơi nhiễm (Exposure), mức độ nhạy cảm (Sensitivity) và khả năng thích ứng (Adaptation Capacity).

V = f (E, S, AC) (Nguồn IPCC, 2001) Trong đó:

-E: (Exposure) Mức độ phơi nhiễm được IPCC định nghĩa là bản chất và

mức độ đến một hệ thống chịu tác động của các biến đổi thời tiết đặc biệt.

-S: (Sensitivity) Mức độ nhạy cảm là mức độ của một hệ thống chịu tác

động (trực tiếp hoặc gián tiếp) có lợi cũng như bất lợi bởi các tác nhân kích thích liên quan đến khí hậu.

-AC: (Adaptive Capacity) Khả năng thích ứng là khả năng của một hệ

thống nhằm thích nghi với BĐKH (bao gồm sự thay đổi cực đoan của khí hậu), nhằm giảm thiểu các thiệt hại, khai thác yếu tố có lợi hoặc để phù hợp với tác động của BĐKH.

Định nghĩa của IPCC sẽ được sử dụng trong nghiên cứu về phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương trong sản xuất lúa tại Nghĩa Hưng, Nam Định.

*Mục đích đánh giá tính dễ bị tổn thương

Đánh giá mức độ tổn thương (Vulnerability) hay tác động (Impact) của BĐKH là hết sức quan trọng vì nó cung cấp cho ta những thông tin làm cơ sở

định hướng cho những giải pháp thích ứng và cả giải pháp giảm thiểu như đã đề cập tới trong mục trên.

Đánh giá tính dễ bị tổn thương (TDBTT) là điểm khởi đầu để hiểu được các ảnh hưởng kinh tế xã hội, lý sinh,… của BĐKH và quan trọng hơn là hiểu được năng lực thích ứng của cộng đồng đối với các tác động của BĐKH và các hạn chế, rào cản và các cơ hội liên quan tới việc thực hiện các chính sách và biện pháp thích ứng. Vì thế đánh giá TDBTT không đơn giản là điểm cuối của quá trình phân tích mà trên hết là tính chất của các cộng đồng dân cư, khu vực sống và các hệ sinh thái. Để hỗ trợ q trình phân tích TDBTT, năng lực thích ứng và xác định các biện pháp can thiệp để phân tích các nhân tố dễ bị tổn thương, O’Brien et al (2004) gợi ý rằng “Lập bản đồ tính dễ bị tổn thương có thể được sử dụng để xác định các điểm nóng dễ bị tổn thương với BĐKH và các yếu tố căng thẳng khác, đồng thời các nghiên cứu điển hình chuyên sâu sẽ cung cấp các kiến thức về các nguyên nhân cơ bản và các cấu trúc định hình tính dễ bị tổn thương”. Đánh giá TDBTT sẽ chỉ ra các khu vực, các nhóm người và các hệ sinh thái trong tình trạng rủi ro cao nhất, nguồn gốc tổn thương và làm thế nào để giảm thiểu hay loại bỏ các tổn thương này. Vì thế, xác định các vùng và các nhóm người ở mức độ rủi ro cao nhất và đánh giá nguồn gốc, nguyên nhân các tổn thương là rất cần thiết cho việc thiết kế và thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực thích ứng. Đánh giá TDBTT sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được loại can thiệp nào, ở đâu và khi nào có thể thực hiện các loại can thiệp này.

Đánh giá TDBTT được dựa trên các kịch bản và các đầu ra mơ hình (tốn học, vật lý) và là các bước khởi đầu để hiểu rõ hơn các tác động tiềm tàng của BĐKH trong tương lai và hướng tới công tác quản lý hiệu quả hơn và phù hợp hơn, cuối cùng là các đầu tư về cơng trình để giảm thiểu tác động của BĐKH.

Đánh giá và lập bản đồ TDBTT đối với các tác động khác nhau được thiết kế để khẳng định các yếu tố tạo nên mức độ dễ bị tổn thương và sự phức tạp trong các tương tác của chúng. Smit và Wandel (2006) cho rằng mục đích đánh giá TDBTT “không chỉ để xác định mức độ tổn thương hiện tại và tương lai của một cộng đồng cụ thể bằng cách cho điểm (sử dụng phương pháp Weighting = thiết lập thang điểm để đánh giá mức độ tổn thương của từng đối tượng) mà quan trọng hơn là thu thập thông tin về bản chất của tình trạng tổn thương, nguyên nhân và các yếu tố quyết định”.

2.3.3.2. Các phương pháp đánh giá TDBTT

Hiện nay với sự phát triển của tin học, các chuyên gia đã xây dựng và phát triển rất nhiều các phần mềm - mơ hình, hỗ trợ đánh giá TDBTT. Các mơ hình như DSSAT, SPUR, CLIRUM and the Holdridge Life Zones Classificationand WATBAL được ứng dụng trong hầu hết các ngành dễ bị tổn thương như tài nguyên nước, nông nghiệp, sức khoẻ, vùng ven biển và lâm nghiệp. Trong các nghiên cứu về tác động của các ngành cụ thể, ở hầu hết các nước các mơ hình tác động được ứng dụng như:

- Decision Support System for Agrotechnology Transfer (DSSAT) - Hệ thống hỗ trợ ra quyết định cho việc chuyển giao công nghệ nông nghiệp là một hệ thống phần mềm lồng ghép các mơ hình sinh trưởng của cây trồng với các số liệu về mùa vụ, thời tiết và thổ nhưỡng và dự báo các thay đổi tiềm tàng về năng suất cây trồng và sử dụng nước.

- Bộ mơ hình SPUR2 mơ phỏng ảnh hưởng của BĐKH đối với các hệ thống sinh thái đồng cỏ và chăn ni gia súc. Gói mơ hình này bao gồm các mơ hình con về sinh trưởng cây trồng, thuỷ văn/đất đai, chăn ni.

- CLIRUM mơ hình cân bằng nước tổng hợp trên cơ sở phần mềm excel được phát triển để đánh giá tác động của BĐKH đối với dịng chảy lưu vực sơng.

- WATBAL mơ hình cân bằng nước. Các mơ hình nói trên được sử dụng để đánh giá TDBTT của hầu hết các ngành trong đó có ngành nơng nghiệp và tài ngun nước. Bên cạnh đó, các phân tích kinh tế xã hội cũng thường được ứng dụng. Các nghiên cứu gần đây về tác động và TDBTT sử dụng các mơ hình tác động tinh vi, phức tạp và các đánh giá trên cơ sở TDBTT nhằm xác định các nguồn dễ bị tổn thương.

Các nghiên cứu về tác động và mức độ dễ bị tổn thương trong những năm gần đây đã sử dụng các mơ hình đánh giá tác động phức tạp hơn và các đánh giá dựa trên cơ sở TDBTT, xác định ngun nhân của tình trạng này, ví dụ bằng cách điều tra phạm vi các dao động về BĐKH, tần suất và cường độ của các biến đổi cực đoan của khí hậu trong quá khứ và khả năng ứng phó với các biến đổi này trong tương lai. Đánh giá các nguồn lực (kinh tế, xã hội và chính trị) hiện tại và tương lai đối với cộng đồng, đánh giá khả năng thích ứng với thay đổi. Đánh giá các cơ hội, hiệu quả và chi phí của các hoạt động thích ứng. Và làm thế nào để lôi kéo sự tham gia của các đối tác liên quan vào quá trình đánh giá.

Các cộng đồng địa phương và nông thôn bị ảnh hưởng lớn nhất từ BĐKH và các phương pháp tiếp cận tập trung vào từ dưới lên nhận thức được các chiến lược ứng phó của địa phương và các kiến thức bản địa và các cơng nghệ, duy trì tiềm năng cao nhất, khi có thể bổ sung dễ dàng hơn vào năng lực thích ứng của cộng đồng địa phương.

a. Các khung, phương pháp đánh giá trên thế giới

Dựa trên khái niệm cơ bản của tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH, để đạt được mục tiêu khác nhau, mỗi quốc gia, tổ chức đưa ra khung đánh giá khác nhau:

* Phương pháp đánh giá tính dể bị tổn thương của IPCC

Khung phương pháp luận đánh giá TDBTT của IPCC: Được đề xuất đầu tiên vào năm 1991, khung đánh giá này kết hợp chặt chẽ đánh giá của các chuyên gia cùng với việc phân tích các dữ liệu về kinh tế - xã hội và các đặc trưng về mặt vật lý để hỗ trợ người sử dụng trong việc đánh giá toàn diện tác động của nước biển dâng bao gồm đánh giá TDBTT. Khung đánh giá này gồm 7 bước:

- Mô tả vùng nghiên cứu;

- Xác định, kiểm kê các đặc trưng của vùng nghiên cứu; - Xác định các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội liên quan; - Đánh giá các thay đổi về mặt vật lý;

- Thiết lập chiến lược ứng phó; - Đánh giá tính dễ bị tổn thương; - Xác định nhu cầu trong tương lai.

Việc thích ứng tập trung vào 3 lựa chọn là né tránh, thích nghi và phịng vệ. Phương pháp này được sử dụng hiệu quả và là tiền đề cho các nghiên cứu ở mức độ cấp quốc gia và đặc biệt cho nhưng nơi hạn chế hiểu biết về dạng tổn thương ven biển.

Phạm vi của phương pháp được sử dụng linh hoạt tại nhiều cấp độ khác nhau như đánh giá cho vùng ven biển, cho tiểu vùng, cho cấp quốc gia và toàn cầu.

Phương pháp yêu cầu các thông số đầu vào là thông tin, số liệu về kinh tế xã hội và đặc điểm vật lý của vùng nghiên cứu. Đầu ra của việc đánh giá sẽ là các yếu tố dễ bị tổn thương, danh mục các chính sách trong tương lai nhằm thích ứng cả về mặt vật lý cũng như kinh tế - xã hội.

* Khung đánh giá tính dễ bị tổn thương BBC

Một khung đánh giá liên quan đến rủi ro và tính dễ bị tổn thương được phát triển bởi Birkmann và Bogardi (2004) tại Đại học Liên Hiệp Quốc, Viện Bảo vệ Con người và Môi trường (UNU - EHS - Institute for Environment and Human Security). Khung đánh giá này được gọi là mơ hình BBC, có 3 loại dễ bị tổn thương được miêu tả trong mơ hình BBC, đó là tổn thương về kinh tế, xã hội và mơi trường.

Mơ hình này sử dụng 4 kỹ thuật chính để xác định, định lượng và đánh giá tính dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và xen kẽ với các công cụ phù hợp tập trung vào các nguồn dữ liệu khác nhau, các đặc tính khác nhau của tính dễ bị tổn thương. 4 kỹ thuật chính đó là:

- Đánh giá mơi trường sử dụng viễn thám;

- Đánh giá cơ sở hạ tầng chủ yếu và các lĩnh vực dễ bị tổn thương;

- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của các nhóm xã hội khác nhau sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn điều tra;

- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của các nhóm xã hội và cộng đồng địa phương dựa trên các số liệu thống kê và các chỉ tiêu cơ bản.

* Phương pháp đánh giá của Văn phịng Khí nhà kính Úc

Trong dự án “Đánh giá rủi ro do BĐKH và kế hoạch thích ứng tại vùng ven biển Mandurah - Úc” được thực hiển bởi Chính Phủ Úc năm 2009 thì việc đánh giá TDBTT do BĐKH chính là việc đánh giá rủi ro.

Phương pháp đánh giá cơ bản dựa trên khung đánh giá của Văn phịng Khí nhà kính Úc (Australian Greenhouse Office - AGO) và sau đó là khung đánh giá rủi ro cho vùng ven biển Mandurah. Khung đánh giá AGO gồm các bước chính như sau:

• Thiết lập bối cảnh

- Xác định công việc của cơ quan tổ chức được đánh giá và phạm vi đánh giá;

- Xác định mục tiêu của cơ quan tổ chức;

- Xác định các bên liên quan, mục tiêu và nhu cầu của họ; - Thiết lập các tiêu chí đánh giá;

- Phát triển các lĩnh vực chủ yếu;

- Xác định các kịch bản khí hậu liên quan cho việc đánh giá.

• Xác định rủi ro

- Những rủi ro gì có thể xảy ra; - Các rủi ro này xảy ra như thế nào;

- Miêu tả và lập danh sách các tác động của BĐKH đến các lĩnh vực chủ yếu.

• Phân tích rủi ro

- Xem xét các cơ chế quản lý, giám sát và thích ứng hiện có đến từng loại rủi ro cụ thể;

- Đánh giá các tác động của từng loại rủi ro đối từng lĩnh vực;

- Thu thập các đánh giá liên quan đến sinh kế của từng loại rủi ro và các tác động đã được xác định;

- Xác định mức độ rủi ro đến các tổ chức cho từng kịch bản khí hậu được sử dụng để phân tích.

• Đánh giá rủi ro

- Xác định lại các đánh giá;

- Phân cấp các rủi ro theo tính khốc liệt của chúng;

- Nghiên các loại rủi ro thứ yếu có thể loại bỏ để cơng việc được tập trung hơn. Các loại rủi ro này cần được phân tích một cách chi tiết.

• Xử lý rủi ro

- Xác định các lựa chọn liên quan cho việc quản lý và thích ứng với các loại rủi ro và tác động của chúng.

* Phương pháp đánh giá của Văn phòng Pháp triển quốc tế Canada

Theo Hướng dẫn đánh giá tính dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng và hành động (CV&A) của Văn phòng Pháp triển quốc tế Canada thì CV&A bao gồm 6 giai đoạn chính, đó là:

- Giai đoạn xác định các chính sách thích ứng: Xác định các khung chính sách có thể hướng dẫn để thực hiện CV&A đến cộng đồng, các vấn đề quản lý và quy trình quy hoạch từ cộng đồng đến quốc gia cần phải được xem xét trước khi thực hiện các hoạt động thực địa.

- Giai đoạn xác định các rủi ro hiện tại và tương lai. Cộng đồng và tư vấn cùng nhau xác định các rủi ro liên quan đến BĐKH của cộng đồng mà họ phải đối mặt hằng ngày sử dụng phương pháp vừa làm vừa học có sự tham gia. Quá trình xác định sẽ là sự kết hợp của việc nâng cao nhận thức và sự trao đổi thông tin giữa cộng đồng và tư vấn.

- Giai đoạn đánh giá các rủi ro hiện tại và tương lai. Đánh giá các nguyên nhân và tác động của các rủi ro mà cộng đồng phải đối mặt hằng ngày. Việc đánh giá cần phải kết hợp (liên quan) đến các rủi ro hiện tại mà cộng đồng phải đối mặt trong hiện tại như thế nào và dự đoán các rủi ro này thay đổi như thế nào trong tương lai theo kịch bản BĐKH.

- Giai đoạn xây dựng và đánh giá các lựa chọn thích ứng.

+ Xây dựng, phát triển các giải pháp khả thi của cộng đồng đối với các rủi ro. Các giải pháp này khác các giải pháp khác như thế nào trong việc giảm thiểu TDBTT của cộng đồng. Các hành động thích ứng nào cần phải kết hợp với các khung chính sách và quản lý hiện có của cộng đồng. Xem xét các giải pháp thích ứng mang tính ưu tiên.

+ Việc đánh giá các lựa chọn thích ứng được thực hiện bởi các chuyên gia vùng, quốc gia hoặc địa phương để xác định các giải pháp nào cần được ưu tiên thực hiện nhằm đánh giá TDBTT của cộng đồng đối với BĐKH. Các tiêu chí nào dùng để đánh giá (các tiêu chí này dựa trên các xem xét về mơi trường, kinh tế, chính trị hay xã hội). Làm thể nào để xác định các tiêu chí này.

- Giai đoạn thực hiện: Giai đoạn này nhằm thực hiện các giải pháp thích ứng đã được xác định và đánh giá.

- Giai đoạn giám sát: Giám sát và đánh giá được thực hiện bới Nhóm chuyên gia về Biến đổi khí hậu của quốc gia và địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)