Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
4.1.4. Khái quát chung về địa điểm điều tra
Luận văn đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH tại 3 xã điển hình của huyện Nghĩa Hưng đại diện cho 3 vùng Bắc - Trung - Nam của huyện, tương ứng là xã Nghĩa Thịnh, xã Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đơng.
Hình 4.2. Sơ đồ khu vực điều tra thực địa
Xã Nghĩa Thịnh vị trí ở phía Bắc huyện Nghĩa Hưng, có diện tích đất tự nhiên là 834,8 ha, trong đó đất nơng nghiệp: 614,8 ha, dân số 9.542 người, nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH và nâng cao thu nhập của người dân, xã Nghĩa Thịnh đã đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xuất hiện nhiều mơ hình sản xuất mới, an tồn, hiệu quả.
Năm 2012, cánh đồng của Hợp tác xã (HTX) Nghĩa Thịnh là một trong những địa điểm được lựa chọn thí điểm xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong vụ đơng xn. Sau khi thí điểm thành cơng, đến nay các hộ dân đã áp dụng sản xuất lúa theo quy trình VietGAP. Theo đó nông dân đã liên kết sản xuất lúa trên diện tích lớn, thực hiện "3 cùng": cùng trà, cùng giống và cùng phương pháp canh tác; chịu sự quản lý sản xuất theo chuỗi bao gồm quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý cây trồng tổng hợp để nâng cao chất lượng, giá trị nơng sản và đảm bảo an tồn môi trường xung quanh.
Xã Nghĩa Lạc nằm ở khu vực trung tâm của huyện Nghĩa Hưng, thuộc tả ngạn sông Đáy và hữu ngạn sông Ninh Cơ. Xã có diện tích là 1122,8 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa, hoa màu là 603,3 ha (chiếm 53,73%), đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với phương thức thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa vào canh tác các giống lúa mới có năng suất cao. Diện tích đất của xã tương đối lớn, chủ yếu là đất thịt để trồng lúa, ví dụ xã đã triển khai 3 mơ hình trình diễn phân nén NPKSi nhả chậm tiết kiệm phân bón và cơng lao động cho người dân, đảm bảo lượng phân bón cho cây trồng tồn vụ, bên cạnh đó xã cịn rất nhiều đất bồi bãi, chưa được sử dụng lại bị ảnh hưởng XNM nên dẫn đến một số chân ruộng năng suất cây trồng cịn thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất thấp.
Xã Nghĩa Lạc với 10.500 nhân khẩu, 2.535 hộ dân, trong đó 80% số hộ sản xuất nơng nghiệp, cịn lại thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp giao khoán trực tiếp tới tay người dân, thu nhập bình quân lương thực là 779 kg/người/năm. Trong những năm qua, xã đã thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.
Rạng Đông là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm các xã miền biển thuộc phía nam huyện Nghĩa Hưng, được hình thành dọc theo trục cuối của đường 55, cách thành phố Nam Định 57 km. Khi mới thành lập, thị trấn Rạng Đơng chính là nông trường quốc doanh nổi tiếng với nghề trồng lúa nước, trồng cói, trồng dâu ni tằm và các vườn dứa rộng lớn với diện tích tự nhiên 13,1 km², dân số 5.882 người, mật độ dân số 449 người/km². Tháng 10/2010, nông trường chuyển đổi sang mơ hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp Rạng Đơng nhưng về bản chất khơng có gì thay đổi nhiều, 100% vốn vẫn thuộc về Nhà nước, quản lý sử dụng đất vẫn như cũ. Với đặc thù là một thị trấn ven biển nên kinh tế chủ yếu góp phần làm phồn thịnh cho thị trấn này gắn liền với nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Ngoài ra nghề trồng lúa hay làm muối cũng mang lại nguồn thu lớn cho người dân ở đây.
* Đặc điểm chung về hộ nông dân được điều tra
Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn 126 hộ dân và cán bộ địa phương, các thơng tin cơ bản về hộ dân được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 4.1. Thông tin cơ bản về hộ nông dân điều tra TT Chỉ tiêu Xã Nghĩa TT Chỉ tiêu Xã Nghĩa Thịnh Xã Nghĩa Lạc Thị trấn Rạng Đơng Trung bình 1 Tổng số hộ điều tra 42 42 42 Theo giới tính (% hộ) * Nam 25,32 30,95 26,19 27,49 * Nữ 74,68 69,05 73,81 72,51 2 Trình độ văn hóa (% hộ) * Cấp I 57,14 35,71 38,10 43,65 * Cấp II 23,81 42,86 47,61 38,09 * Cấp III 19,05 21,43 14,29 18,26 3
Số nhân khẩu trung bình trong hộ (người/hộ) 4,36 4,31 4,21 4,29 Số lao động trung bình trong hộ (người/hộ) 2,36 2,60 2,43 2,46
Nguồn: Kết quả điều tra (2015, 2016) Kết quả điều tra 126 hộ nông dân và cán bộ địa phương ở 3 xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông tại huyện Nghĩa Hưng có 18,26% nơng dân có trình độ trung học phổ thơng, 38,09% nơng dân có trình độ trung học cơ sở và 43,65% nông dân có trình độ cấp I. Bình quân lao động mỗi hộ là 2,46 người/hộ, chiếm 57,0% số lượng nhân khẩu của hộ. Như vậy, có thể thấy rằng bình qn lao động trên hộ nơng dân ở khu vực điều tra tương đối cao.
Bảng 4.2. Cơ cấu thu nhập của nông dân tại địa bản nghiên cứu
Đơn vị: %
Tên các tiêu chí Xã Nghĩa Thịnh Xã Nghĩa Lạc Thị trấn Rạng Đông
Trồng lúa 52,4 50,4 42,9
Hoa màu 2,3 2,3 1,2
Chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản 6,1 4,6 22,1 Dịch vụ 8,4 15,0 4,1 Ngành nghề 12,1 9,6 10,8 Làm thuê 12,5 11,7 10,3 Lương 5,4 5,0 7,4 Nguồn khác 1,2 1,5 1,3
Kết quả điều tra nông hộ ở 3 xã cho thấy thu nhập từ trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu thu nhập của người dân. Xã Nghĩa Thịnh có cơ cấu thu nhập từ trồng lúa cao nhất trong cả 3 xã với 52,4%. Xã Nghĩa Lạc có vị trí giao thơng thuận lợi, có đường tỉnh ĐT490C đi qua, dịch vụ bán hàng ở đây khá phát triển, chiếm 15% trong cơ cấu thu nhập của người dân. Ở thị trấn Rạng Đông, hoạt động nuôi trồng thủy sản mang lại cho người dân 22,1% trong cơ cấu thu nhập, cho thấy hoạt động này đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ven biển. Thực tế, qua phương tiện thông tin đại chúng cũng cho thấy một số nơng dân ở khu vực phía nam của huyện Nghĩa Hưng như xã Nam Điền, Quỹ Nhất, Rạng Đông đã bỏ hoang ruộng do giá trị thu nhập từ trồng lúa thấp hơn nhiều so với đầu tư nuôi trồng thủy sản và ngành nghề khác. Kết quả này cho thấy sự khó khăn trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt khi giá trị kinh tế từ trồng trọt không hấp dẫn nông dân so với các hoạt động sản xuất khác.