Mực nước biển dâng và sự xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 67 - 70)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Diễn biến khí hậu tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

4.2.3. Mực nước biển dâng và sự xâm nhập mặn

Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn học dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20 cm.

Mực nước biển dâng tại bờ biển tỉnh Nam Định theo các giai đoạn được áp dụng cho Khu vực bờ biển từ Hòn Dấu đến Đèo Ngang cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.4. Mực nước biển dâng so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực tỉnh Nam Định

Năm Mực NBD (cm) 2020 07 - 08 2030 11 - 13 2040 15 - 18 2050 20 - 24 2060 25 - 32 2070 31 - 39 2080 37 - 48 2090 43 - 56 2100 49 - 65

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (2012) Vấn đề kéo theo của mực nước biển dâng là diện tích đất liền của các khu vực ven biển bị nhấn chìm trong nước. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng tỉnh Nam Định dựa trên kết quả dự báo các kịch bản BĐKH, nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2012 áp dụng cho khu vực đồng bằng sông Hồng được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 4.5. Diện tích có nguy cơ bị ngập tỉnh Nam Định theo các mực NBD

Mực biển dâng

(m) Diện tích có nguy cơ bị ngập tỉnh Nam Định (% diện tích)

0,5 4,1 0,6 5,3 0,7 6,3 0,8 8,0 0,9 9,2 1,0 10,5

Nguồn: Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (2012) Theo kết quả tính tốn diện tích ngập năm 2011, tổng diện tích bị ngập của Nam Định là 61,71 km² (trong đó huyện Giao Thủy ngập 34,27 km²; huyện Hải Hậu ngập 20,9 km²; huyện Nghĩa Hưng ngập 6,54 km²).

Một trong những ảnh hưởng lớn nhất của BĐKH đến tài nguyên nước tỉnh Nam Định nói chung và huyện Nghĩa Hưng nói riêng là việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn (XNM). BĐKH gây nên tình trạng khơ hạn kéo dài, mùa khô dài hơn mùa mưa, kết hợp sự chặn dòng của các đập thủy điện trên

thượng nguồn và sự dâng lên của mực nước biển nên quá trình XNM trong 10 năm trở lại đây diễn ra với chiều hướng xấu đi, XNM không chỉ tiến sâu hơn vào trong nội đồng mà thời gian ảnh hưởng cũng kéo dài hơn. Liên tiếp trong các năm từ 2004 - 2006, nước mặn đã lấn sâu vào sông, ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới tiêu của các xã ven biển huyện Nghĩa Hưng.

Theo Báo cáo áp dụng mơ hình thủy lực Mike 11 hệ thống sơng Hồng phục vụ xây dựng bản đồ XNM tỉnh Nam Định của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH, ranh giới mặn 0,1% đã xâm nhập ngày càng sâu vào trong các sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Đáy. Đặc biệt, trong tháng 1/2006, trên tất cả 3 vùng cửa sông, mặn xâm nhập sâu đến mức kỷ lục: Trên sông Hồng mặn lấn sâu đến cửa cống Hạ Miêu I với độ mặn 0,72% cách biển 26 km; trên sông Ninh Cơ mặn đã lấn đến cửa cống Múc 2 với độ mặn 0,17%, cách biển tới 37 km; trên sông Đáy mặn đã đến cửa cống Bình Hải I với độ mặn 0,5%, cách biển 18 km. Những năm qua, ở các cửa sông, độ mặn cao, xuất hiện sớm và xâm nhập sâu hơn vào khu vực nội đồng, được cụ thể theo bảng dưới đây.

Bảng 4.6. Khoảng cách xâm nhập mặn ở ba con sông lớn thuộc tỉnh Nam Định năm 2012

Sơng Trung bình (km) Lớn nhất (km)

1‰(g/l) 5‰(g/l) 1‰(g/l) 5‰(g/l)

Sông Hồng 14 12 34,5 31

Sông Ninh Cơ 13 12 37,5 33

Sông Đáy 10 6 30,5 25

Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2013) XNM đang là nguyên nhân gây giảm diện tích đất trồng trọt tại huyện Nghĩa Hưng, vì là huyện giáp biển. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định năm 2014, ở 3 huyện ven biển là Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng có khoảng 12 nghìn ha đất canh tác bị nhiễm mặn, trong đó có khoảng 5.000 ha nhiễm mặn nặng. Đất ruộng bị nhiễm mặn khiến cho nơng dân gặp rất nhiều khó khăn, có những cánh đồng bị nhiễm mặn nặng nên khơng có khả năng canh tác. Theo Báo cáo “Kết quả quan trắc và phân tích môi trường đất miền Bắc năm 2012” của Viện Môi trường Nông nghiệp, Nghĩa Hưng là một trong sáu vùng được công nhận là vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó, thị trấn Rạng Đông là vùng bị XNM đặc trưng của huyện Nghĩa Hưng. Kết quả quan trắc năm 2012 tại thị trấn Rạng Đông cho thấy các thông số chỉ tiêu về độ mặn trong đất

đã phản ánh được tình trạng XNM đang diễn ra tại đây, đặc biệt theo dõi diễn

biến hàm lượng Cl- giai đoạn 2008 - 2012 cho thấy trong năm 2012 hàm lượng

Cl- tại các điểm quan trắc có xu hướng tăng so với các năm trước. Điều này là do

quá trình XNM từ biển lấn vào đất liền ngày càng diễn ra mạnh mẽ do BĐKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)