Tỷ lệ nữ giới làm nông nghiệp ở3 xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 93 - 95)

Nguồn: Kết quả điều tra (2016) Kết quả điều tra cho thấy phụ nữ là lực lượng lao động nông nghiệp chủ yếu khi tỷ lê nữ giới làm nông nghiệp ở cả 3 xã đều cao, đặc biệt ở xã Nghĩa Thịnh, nhưng họ lại có thu nhập thấp, ít quyền lợi, dễ bị tổn thương. Bối cảnh nông thôn hiện nay, đất đai bị thu hẹp do công nghiệp hoá, thời gian hoạt động nông nghiệp mất ít thời gian hơn nhờ cơ giới hoá và ứng dụng tiến bộ khoa học, nhu cầu tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp được mở rộng. Với quan niệm “nữ nội, nam ngoại”, đa số nam nông dân đã đi di cư, tìm việc chỗ khác hoặc chỉ làm vài việc “đàn ông”, nên gánh nặng của phụ nữ lại nhiều hơn. Phụ nữ trở thành người ở hậu phương, đảm nhận việc sản xuất lúa và cây ăn quả, chăm sóc con cái, gia đình, quán xuyến việc nhà, việc họ hàng và cộng đồng, còn thời gian thì làm thuê kiếm tiền tại địa phương (Hình P02-2, Phụ lục 02).

Tuy là lao động chính trên đồng ruộng hiện nay nhưng mức độ tiếp cận nguồn lực và ra quyết định của phụ nữ trong gia đình và sản xuất lại thấp hơn nam giới. Từ quá trình điều tra và thực tế có thể thấy rằng, trong hoạt động trồng trọt hoặc tham gia dự án nông nghiệp, phụ nữ tại đây tham gia vào các khâu họp triển khai, tập huấn, thực hiện mô hình mà ít tham gia ở khâu quản lý và giám sát. Tương tự trong các mô hình khuyến nông, phụ nữ tham gia mô hình chăn nuôi, trồng trọt truyền thống mà ít tham gia mô hình cơ giới hoá. Phụ nữ cũng ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật và có ít cơ hội tiếp cận với thông tin khoa học kỹ thuật, dẫn đến gặp nhiều rủi ro hơn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, nhiều công việc nông nghiệp được cơ khí hoá để giảm gánh nặng cho nông dân, lợi ích này chủ

yếu là cho nam giới - những người vốn chịu trách nhiệm tới các công việc có liên quan đến cơ giới như chuẩn bị đất, thu hoạch, vận chuyển…Trong quá trình khảo sát thực địa và điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân, học viên nhận thấy phụ nữ làm nhiều việc nông nghiệp hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, hai việc mà nam giới hay làm nhất là phun thuốc và làm đất. Còn phụ nữ sẽ tham gia chủ yếu các việc gieo trồng, bón phân, làm cỏ, thu hoạch, trông nom, chế biến, bán sản phẩm, quản lý thu chi…

Anh Biên, nông dân trồng lúa ở Nghĩa Lạc (Nghĩa Hưng, Nam Định) cho

biết: “Cấy lúa là việc của đàn bà. Làm đất thuộc đàn ông. Vì làm đất các bà

không cầm được máy cày, còn cấy thì nhẹ. Đàn ông hỗ trợ gánh mạ, gánh phân

đưa đến ruộng”. Tuy nhiên, ở nhiều hộ gia đình, do nam giới di cư nhiều nên lao

động đồng áng dồn cả lên vai nữ nông dân. Phụ nữ ngày nay không chỉ làm các việc truyền thống như gieo cấy, làm cỏ mà đảm nhiệm cả các hoạt động vốn của nam giới như cày bừa, bón phân, phun thuốc sâu. Điều đó làm tăng áp lực công việc nông nghiệp cho phụ nữ dẫn đến tình trạng phụ nữ nông thôn phải gồng mình gánh vác mọi công việc đồng áng, gia đình do chồng di cư khá phổ biến ở nông thôn, mà việc chồng đi du cư nguyên nhân được trình bày trong cuộc họp nhóm là do năng suất nông nghiệp giảm do xâm nhập mặn, do bệnh dịch xuất hiện trên lúa, dẫn đến việc họ ít có thời gian chăm sóc bản thân, chịu thiệt thòi,

rủi ro rất lớn về sức khoẻ và tâm lý.Phụ nữ sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất dưới

tác động của biến đổi khí hậu. Bình thường, khi chưa chịu tác động của BĐKH, họ đã là lực lượng phải đảm đương vấn đề an ninh lương thực cho gia đình, có trách nhiệm chăm sóc gia đình, còn khi có BĐKH khiến cho nguồn nước trở nên bấp bênh hơn, điều này làm tăng thêm gánh nặng của phụ nữ trong việc tham gia vào công việc đồng áng quy mô nhỏ, họ phải lo thêm việc đi trữ nước, lo nước tưới cho ruộng vườn, lo tháo lũ khi ngập lụt và bỏ nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị đất, lấy nước, tưới nước và bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh, sức khỏe

cũng bị ảnh hưởng do nguồn nước ô nhiễm.Phụ nữ tại điểm nghiên cứu là đối

tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai va BĐKH nhiều nhất. Họ thường không biết bơi, có ít khả năng để có thể thay đổi sinh kế khi mùa màng bị thiệt hại và họ cũng ít có cơ hội kiếm việc làm xa nhà.

Kết quả nghiên cứu tại đây cũng phù hợp với đại diện Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng: Phụ nữ đang phải chịu gánh nặng không công bằng liên quan tới BĐKH và nghèo đói trên thế giới. Hai vấn đề này luôn song hành

với nhau. Việt Nam có hơn 12 triệu phụ nữ nông dân, việc lệ thuộc gần như hoàn toàn vào đất đai, tài nguyên để tạo ra kế sinh nhai, khiến người phụ nữ dễ bị tổn thương hơn bởi những ảnh hưởng của BĐKH.

*Đối với người nghèo - đối tượng dễ bị tổn thương do BĐKH

Trong tất cả các nguyên do khác nhau, các thiên tai liên quan đến BĐKH dễ làm cho người nghèo bị tổn thương hơn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng họ thường sống ở các khu vực dễ bị ảnh hưởng của lũ lụt và các thiên tai khác nhưng ít người trong số họ được sống trong các ngôi nhà kiên cố và vững chắc. Tác động của lũ lụt, bão, hoặc hạn hán ảnh hưởng lớn hơn đối với người nghèo vì họ có ít nguồn lực để phục hồi, không có khả năng trả nợ hoặc vay nợ mới, sự tăng giá thực phẩm, và bệnh tật do các dịch bệnh có nguồn gốc từ nước ít nhiều đều có thể ảnh hưởng đến người nghèo. Khả năng đối phó của người dân với những khó khăn này phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố, nhưng nhiều người đã buộc phải đi kiếm việc làm thuê mướn. Các gia đình nghèo thì rõ ràng là có ít các khả năng hơn trong việc thích ứng với những tác động từ thay đổi của thời tiết. Phân tích số liệu điều tra cho thấy trong tổng số 126 hộ gia đình tham gia phỏng vấn, có 14 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo - chiếm 11,1% và trong số đó có 85,7% phải nghĩ cách mưu sinh ngoài cây lúa, họ đi làm thuê mướn để tăng thêm thu nhập, họ không thể trông cậy thu nhập hoàn toàn vào mảnh ruộng vì họ cho rằng no đói đa phần đều do thời tiết “Trời thương thì trời cho được mùa chứ cứ bão to một trận là đi tong hết, cứ trông chờ vào mấy sào ruộng thì không đủ sống, phải kiếm thêm việc khác mà làm.” - ý kiến của bà Trần Thị Hoa, 54 tuổi, sống tại xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)