Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH đến sản xuất lúa huyện Nghĩa
4.4.4. Kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V
4.4.4.1. Phân loại khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
Như đã đề cập ở phần trên, chỉ số dễ bị tổn thương là tập hợp của ba chỉ số chính: độ phơi nhiễm (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC). Sau khi tính toán được 3 chỉ số chính của V, học viên tính toán được chỉ số dễ bị tổn thương của sản xuất lúa dưới tác động của BĐKH như sau:
Bảng 4.14. Kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V
Giá trị Nghĩa Thịnh Nghĩa Lạc Rạng Đông
Độ phơi nhiễm (E) 0,61 0,72 1,00
Độ nhạy (S) 0,27 0,45 0,73 Khả năng thích ứng (AC) 0,59 0,38 0,49 Chỉ số dễ bị tổn thương (V) 0,43 0,59 0,75 Mức độ dễ bị tổn thương Mức độ 3 Tổn thương trung bình Mức độ 3 Tổn thương trung bình Mức độ 4 Tổn thương cao Dựa trên kết quả tính toán mức độ dễ bị tổn thương tại các xã nghiên cứu có thể đánh giá: Lĩnh vực canh tác lúa của 3 xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông là lĩnh vực rất nhạy cảm và bị tác động do thiên tai và BĐKH, đặc biệt ở thị trấn Rạng Đông. Khi xảy ra các thiên tai như bão, lũ, hạn hán và các thay đổi về thời tiết như rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài thì sản lượng lúa, hoa màu và cây ăn quả của cả 3 xã sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. BĐKH tác động đến tất cả các khu vực, mức độ tác động đối với sản xuất lúa của các vùng đặc trưng được đánh giá như sau.
Vùng phía bắc của huyện, đại diện là xã Nghĩa Thịnh, bao gồm các xã Nghĩa Đồng, Nghĩa Minh, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Châu, Nghĩa Thái, Hoàng Nam, Nghĩa Trung, thị trấn Liễu Đề, khu vực phía bắc của huyện có tổng diện tích đất trồng lúa là 3179,72 ha, có cơ sở hạ tầng, kinh tế phát triển nhất huyện, là khu vực đồng bằng, có trình độ lao động cao hơn, được đầu tư cơ sở vật chất nông nghiệp như thủy lợi, hạ tầng giao thông nông thôn, lại là khu vực xa vùng biển, chỉ số phơi nhiễm thấp nhất E = 0,61, nên mức độ tác động do bão và xâm nhập mặn giảm nhẹ hơn so với vùng ven biển, bên cạnh đó nguồn lực đầu tư ứng phó,
nhận thức và mức độ quan tâm đến thiên tai và BĐKH được chính quyền xã rất quan tâm, do đó kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đối với nông nghiệp tại địa phương chỉ ở mức độ có bị tổn thươngnhất, hay nói cách khác là khu vực
có mức độ tác động của BĐKH và NBD ít nhất trong huyện,Khu vực phía bắc
huyện Nghĩa Hưng có vị trí địa lý cách xa biển và độ nhạy thấp nhất S = 0,27, hơn nữa lại có khả năng thích ứng cao nhất AC = 0,59, chính vì thế đây là khu vực chỉ số dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH nhỏ nhất V = 0,43. Tuy nhiên, cần phải thực hiện nghiêm túc các chiến lược, cơ chế chính sách đã đề ra thì mới có khả năng ứng phó với thiên tai và BĐKH trong tương lai.
Vùng phía trung của huyện, bao gồm các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Lạc, Nghĩa Hồng, Nghĩa Phong, Nghĩa Phú, đại diện là xã Nghĩa Lạc, khu vực trung của huyện có tổng diện tích trồng lúa là 3013,9 ha, hầu như diện tích trồng lúa là đất phù sa, xã lấy nguồn nước tưới từ sông Đáy và sông Ninh Cơ, xã Nghĩa Thịnh lấy nguồn nước tưới từ sông Nam Định - sông nhánh của sông Đáy, nên hiện tượng xâm nhập mặn từ cửa sông cũng ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới của các con sông này. Nước biển dâng còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm, gây suy giảm chất lượng nước ngầm, tác động xấu tới nguồn nước sử dụng sinh hoạt của người dân và nguồn tài nguyên nước ngọt. Kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương của khu vực này là V= 0,59, con số này gần chạm mốc 0,6 - xếp loại tình trạng tổn thương cao nên cũng cần có những biện pháp thích ứng sớm nhất.
Hoạt động sản xuất lúa của 2 xã Nghĩa Thịnh và Nghĩa Lạc cũng bị ảnh hưởng do tác động thiên tai và BĐKH. So sánh giữa 2 xã thì xã Nghĩa Lạc chịu tác động nặng nề hơn do Nghĩa Lạc là có tỷ lệ hộ nghèo khá cao của huyện Nghĩa Hưng với điều kiện tự nhiên gần biển hơn, lại nằm giữa 2 con sông - tả ngạn sông Đáy và hữu ngạn sông Ninh Cơ nên việc ảnh hưởng do nước biển dâng là khó tránh khỏi, đồng thời điều kiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, cũng như hạ tầng nông thôn tại xã chưa được đầu tư cao nên khi xảy ra thiên tai và BĐKH thì Nghĩa Lạc là nơi chịu tác động lớn. Nhìn chung, mặc dù ở trong khu vực nội địa, không tiếp giáp với biển nhưng khu vực này vẫn bị những ảnh hưởng tiêu cực do thiên tai và BĐKH, do đó luôn phải trên tinh thần sẵn sàng ứng phó và có các biện pháp thích ứng kịp thời với thiên tai và BĐKH.
Vùng phía nam của huyện gồm các xã Nghĩa Tân, Nghĩa Bình, thị trấn Quỹ Nhất, Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng, Nghĩa Hải, Nghĩa Thắng, Nghĩa
Lợi, thị trấn Rạng Đông, Nam Điền, tổng diện tích trồng lúa khu vực này là 4502,31 ha, đây là khu vực có diện tích tiếp giáp với biển cao nhất của huyện. Đại diện là thị trấn Rạng Đông với diện tích trồng lúa chiếm 58,3% so với đất nông nghiệp, nhưng khu vực này có tới 66,3% diện tích trồng lúa ven biển trên tổng diện tích gieo cấy, là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn với 70% cống lấy nước không đảm bảo chất lượng do nhiễm mặn. Mặc dù được đầu tư cho nông nghiệp về cơ sở hạ tầng, được chính quyền chú trọng quan tâm và là khu vực có khả năng ứng phó, thích ứng cao thứ 2 trong 3 điểm nghiên cứu (giá trị AC = 0,49, cao hơn khu vực phía giữa huyện) nhưng do mức độ tác động tiêu cực của BĐKH và NBD tới khu vực này quá lớn với chỉ số phơi nhiễm E = 1,00, vì thế chỉ số tổn thương của khu vực này là cao nhất (V = 0,75) và thuộc ngưỡng tổn thương cao. Khu vực ven biển là vùng nhạy cảm nhất với tác động của thiên tai và BĐKH, nước biển dâng gây ra tình trạng xói lở, nhiễm mặn, ngập lụt do triều cường ở các khu vực ven biển, trong tương lai, với diễn biến ngày càng phức tạp và khó dự báo thì tác động của thiên tai và BĐKH đối với khu vực này càng nghiêm trọng hơn, bản thân độ phơi nhiễm của khu vực ven biển rất cao nên yêu cầu khả năng thích ứng cũng phải cao để giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương do BĐKH.
Mực nước biển dâng lên làm hệ thống đê biển không thể chống chọi được nước dâng do bão như thiết kế dẫn đến nguy cơ vỡ đê trong các trận bão lớn. Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao, chế độ động lực của sóng và dòng chảy ven bờ sẽ có những thay đổi gây xói lở bờ và hệ thống đê biển, vấn đề quản lý bảo vệ đê biển sẽ phải đối mặt với những tình huống hết sức phức tạp. Mực nước biển dâng làm cho mặn xâm nhập sâu vào nội địa, các tầng nước dưới đất vùng ven biển cũng có nguy cơ bị nhiễm mặn gây khó khăn cho công tác lấy nước. Nhu cầu nước trong nông nghiệp tăng lên do đó, năng lực tưới của các công trình như hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu nước tưới trong các thập kỷ tới. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp do việc mất đất do ngập lụt, xâm nhập mặn dẫn đến năng xuất và sản lượng cây trồng giảm đáng kể ở vùng ngoài đê biển. Đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, họ bám trụ và thích nghi để tiếp tục sản xuất do có nhiều các biện pháp thích ứng, được chính quyền xã định hướng trong thay đổi cơ cấu sản xuất để phù hợp với tình
trạng BĐKH và NBD của vùng.Sinh kế khu vực ven biển bị tổn thương ở mức
hưởng nhiều nhất. Vì đây là những nghề có nhiều rủi ro do quá trình hoạt động phụ thuộc toàn bộ vào tự nhiên như yếu tố thời tiết, nguồn lợi hải sản ven bờ.
Kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương thể hiện rất rõ điều kiện thực tế BĐKH tại từng địa phương, ví dụ như qua giá trị tính toán có thể nhận thấy rõ ràng các xã ven biển sẽ chịu tác động của BĐKH nặng nề hơn so với các xã trong nội địa. Kết quả tính toán các chỉ số của tính dễ bị tổn thương đã đảm bảo tuân theo khái niệm của IPCC tức là tính dễ bị tổn thương phụ thuộc vào cả 3 yếu tố là mức độ phơi nhiễm, mức độ nhạy cảm và khả năng thích ứng.
Kết quả mang tính trực quan cao và là cơ sở so sánh mức độ tổn thương giữa các vùng hoặc giữa các xã được đánh giá. Từ đó có thể xác định được khu vực nào dễ bị tổn thương nhất do thiên tai và BĐKH. Bên cạnh đó từ các giá trị thành phần cũng có thể xác định được khu vực nào có mức độ phơi nhiễm với các hiện tượng thời tiết cực đoan cao nhất hay có mức khả năng thích ứng thấp nhất để có được các biện pháp ứng phó phù hợp nhất.
Căn cứ vào kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương, các nhà hoạch định chính sách có thể đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm thiểu cũng như lập kế hoạch, chiến lược, định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như kinh tế - xã hội nhằm giảm thiểu tác động cũng như mức độ tổn thương do BĐKH.
4.4.4.2. Đánh giá nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do BĐKH tại điểm nghiên cứu
* Đối với phụ nữ - đối tượng dễ bị tổn thương do BĐKH
Phụ nữ và nam giới chịu ảnh hưởng khác nhau do sự BĐKH, bởi họ đóng vai trò khác nhau trong lao động, quyền ra quyết định và kinh tế hộ gia đình. Họ có các nguồn lực khác nhau để thực hiện vai trò của mình, gồm trình độ học vấn khác nhau, khả năng tiếp cận quyền lực, các quy định xã hội, tiếp cận tín dụng, và sở hữu đất đai và các tài sản khác. Phụ nữ thường có ít tiếng nói trong các quyết định về quản lý thảm họa dù vai trò, trách nhiệm và kinh nghiệm của họ như thế nào đi nữa. Ở cấp độ gia đình và cộng đồng, dù đã có một số tiến bộ, nhưng vẫn tồn tại sự khác biệt khá rõ ràng về giới tính trong việc ra quyết định. Các minh chứng ở Nghĩa Hưng, Nam Định cho thấy phụ nữ thường đóng vai trò chủ đạo trong việc đồng áng, cũng như chịu trách nhiệm chính trong việc lo toan cơm nước và các công việc cho gia đình, và chăm sóc người ốm đau. Tất cả các vai trò trên đều trở nên nặng nề hơn do tác động của BĐKH.
Hình 4.9. Tỷ lệ nữ giới làm nông nghiệp ở 3 xã điều tra
Nguồn: Kết quả điều tra (2016) Kết quả điều tra cho thấy phụ nữ là lực lượng lao động nông nghiệp chủ yếu khi tỷ lê nữ giới làm nông nghiệp ở cả 3 xã đều cao, đặc biệt ở xã Nghĩa Thịnh, nhưng họ lại có thu nhập thấp, ít quyền lợi, dễ bị tổn thương. Bối cảnh nông thôn hiện nay, đất đai bị thu hẹp do công nghiệp hoá, thời gian hoạt động nông nghiệp mất ít thời gian hơn nhờ cơ giới hoá và ứng dụng tiến bộ khoa học, nhu cầu tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp được mở rộng. Với quan niệm “nữ nội, nam ngoại”, đa số nam nông dân đã đi di cư, tìm việc chỗ khác hoặc chỉ làm vài việc “đàn ông”, nên gánh nặng của phụ nữ lại nhiều hơn. Phụ nữ trở thành người ở hậu phương, đảm nhận việc sản xuất lúa và cây ăn quả, chăm sóc con cái, gia đình, quán xuyến việc nhà, việc họ hàng và cộng đồng, còn thời gian thì làm thuê kiếm tiền tại địa phương (Hình P02-2, Phụ lục 02).
Tuy là lao động chính trên đồng ruộng hiện nay nhưng mức độ tiếp cận nguồn lực và ra quyết định của phụ nữ trong gia đình và sản xuất lại thấp hơn nam giới. Từ quá trình điều tra và thực tế có thể thấy rằng, trong hoạt động trồng trọt hoặc tham gia dự án nông nghiệp, phụ nữ tại đây tham gia vào các khâu họp triển khai, tập huấn, thực hiện mô hình mà ít tham gia ở khâu quản lý và giám sát. Tương tự trong các mô hình khuyến nông, phụ nữ tham gia mô hình chăn nuôi, trồng trọt truyền thống mà ít tham gia mô hình cơ giới hoá. Phụ nữ cũng ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật và có ít cơ hội tiếp cận với thông tin khoa học kỹ thuật, dẫn đến gặp nhiều rủi ro hơn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, nhiều công việc nông nghiệp được cơ khí hoá để giảm gánh nặng cho nông dân, lợi ích này chủ
yếu là cho nam giới - những người vốn chịu trách nhiệm tới các công việc có liên quan đến cơ giới như chuẩn bị đất, thu hoạch, vận chuyển…Trong quá trình khảo sát thực địa và điều tra phỏng vấn trực tiếp người dân, học viên nhận thấy phụ nữ làm nhiều việc nông nghiệp hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, hai việc mà nam giới hay làm nhất là phun thuốc và làm đất. Còn phụ nữ sẽ tham gia chủ yếu các việc gieo trồng, bón phân, làm cỏ, thu hoạch, trông nom, chế biến, bán sản phẩm, quản lý thu chi…
Anh Biên, nông dân trồng lúa ở Nghĩa Lạc (Nghĩa Hưng, Nam Định) cho
biết: “Cấy lúa là việc của đàn bà. Làm đất thuộc đàn ông. Vì làm đất các bà
không cầm được máy cày, còn cấy thì nhẹ. Đàn ông hỗ trợ gánh mạ, gánh phân
đưa đến ruộng”. Tuy nhiên, ở nhiều hộ gia đình, do nam giới di cư nhiều nên lao
động đồng áng dồn cả lên vai nữ nông dân. Phụ nữ ngày nay không chỉ làm các việc truyền thống như gieo cấy, làm cỏ mà đảm nhiệm cả các hoạt động vốn của nam giới như cày bừa, bón phân, phun thuốc sâu. Điều đó làm tăng áp lực công việc nông nghiệp cho phụ nữ dẫn đến tình trạng phụ nữ nông thôn phải gồng mình gánh vác mọi công việc đồng áng, gia đình do chồng di cư khá phổ biến ở nông thôn, mà việc chồng đi du cư nguyên nhân được trình bày trong cuộc họp nhóm là do năng suất nông nghiệp giảm do xâm nhập mặn, do bệnh dịch xuất hiện trên lúa, dẫn đến việc họ ít có thời gian chăm sóc bản thân, chịu thiệt thòi,
rủi ro rất lớn về sức khoẻ và tâm lý.Phụ nữ sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất dưới
tác động của biến đổi khí hậu. Bình thường, khi chưa chịu tác động của BĐKH, họ đã là lực lượng phải đảm đương vấn đề an ninh lương thực cho gia đình, có trách nhiệm chăm sóc gia đình, còn khi có BĐKH khiến cho nguồn nước trở nên bấp bênh hơn, điều này làm tăng thêm gánh nặng của phụ nữ trong việc tham gia vào công việc đồng áng quy mô nhỏ, họ phải lo thêm việc đi trữ nước, lo nước tưới cho ruộng vườn, lo tháo lũ khi ngập lụt và bỏ nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị đất, lấy nước, tưới nước và bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh, sức khỏe
cũng bị ảnh hưởng do nguồn nước ô nhiễm.Phụ nữ tại điểm nghiên cứu là đối
tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai va BĐKH nhiều nhất. Họ thường không biết bơi, có ít khả năng để có thể thay đổi sinh kế khi mùa màng bị thiệt hại và họ cũng ít có cơ hội kiếm việc làm xa nhà.
Kết quả nghiên cứu tại đây cũng phù hợp với đại diện Quỹ dân số Liên hợp