Giá trị Số hợp phần phụ Nghĩa Thịnh Nghĩa Lạc Rạng Đông Sử dụng đất (S1) 3 0,47 0,31 0,67 Năng suất (S2) 4 0,00 0,38 1,00
Cơ cấu sản xuất (S3) 4 0,28 0,50 0,50
Lao động (S4) 4 0,63 0,63 0,39
Nước tưới và vật tư đầu vào (S5) 5 0,18 0,48 1,00 Mức độ ảnh hưởng của các hiện
tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa (S6)
7 0,20 0,39 0,73
ĐỘ NHẠY CẢM S 0,27 0,45 0,73
Với điều kiện tự nhiên, địa hình địa chất, thổ nhưỡng khác nhau cũng như cơ cấu lao động, cơ cấu sản xuất, nước tưới, vật tư đầu vào và mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa khác nhau, mà chỉ số độ nhạy của các vùng sản xuất lúa của huyện cũng khác nhau.
Khu vực phía bắc huyện, đại diện là xã Nghĩa Thịnh có chỉ số độ nhạy cảm là 0,27 thấp nhất trong 3 khu vực, xét về các chỉ số thành phần phụ như tình hình sử dụng đất (S1), năng suất (S2) và cơ cấu sản xuất (S3), xã Nghĩa Thịnh với diện tích trồng lúa so với đất nông nghiệp lớn nhất, nên chỉ số độ nhạy ở hợp phần đất đai khá cao, xã có 2 hợp tác xã nơng nghiệp Đại Hải và Đại Thắng, tỷ lệ đất nông nghiệp được quản lý bởi HTX là 82,34%, về giống và cơ cấu giống, xã gieo cấy đến 90% lúa thuần giống BT7, năng suất đạt 4 - 5 tấn/ha, đầu ra thị trường ổn định, giá cả cao hơn lúa lai nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tỉ lệ năng suất lúa bị ảnh hưởng do BĐKH cũng thấp hơn 2 xã cịn lại. Chỉ có chỉ số hợp phần lao động (S4) của khu vực này cao vì xã này có tỷ lệ nữ giới làm nơng nghiệp, tỷ lệ hộ phụ thuộc chủ yếu vào trồng lúa và tỷ lệ người dân sản xuất lúa cao hơn hẳn so với 2 địa điểm cịn lại. Nhìn chung, chỉ số độ nhạy S của khu vực này là thấp nhất do Nghĩa Thịnh có diện tích đất phù sa lớn, HTX nơng nghiệp quản lý sử dụng đất tốt, nguồn nước cho sản xuất khá phong phú và không bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, cơ cấu sản xuất ổn định và mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa thấp nhất vì vậy chỉ số độ nhạy của vùng này là nhỏ nhất, hay nói cách khác mức độ chịu tác động tiêu cực của BĐKH đến vùng này là ít nhất.
Khu vực phía giữa huyện, đại diện là xã Nghĩa Lạc, có chỉ số độ nhạy cảm S là 0,45, ở mức độ trung bình, xét về các chỉ số thành phần phụ như tình hình sử
dụng đất (S1), năng suất (S2) và cơ cấu sản xuất (S3), xã Nghĩa Lạc với diện tích
trồng lúa so với đất nơng nghiệp khá cao, chiếm đến 89,8%. Về giống và cơ cấu giống, cũng như xã Nghĩa Thịnh, xã Nghĩa Lạc gieo cấy hơn 90% lúa thuần BT7, năng suất và thị trường đầu ra ổn định, thực thu từ cây lúa cao, mức chi phí đầu
tư cho trồng lúa thấp. Nghĩa Lạc có cơ cấu diện tích lúa - màu (S3.3) cao nhất
trong 3 xã, tổng diện tích gieo trồng cây vụ đơng trên đất 2 lúa năm 2015 cao thứ 2 toàn huyện với 123,8 ha (chỉ sau xã Nghĩa Hồng với 133,2 ha), trong đó diện tích cây đậu tương là 80,8 ha (chiếm 65% tổng diện tích gieo trồng), diện tích cây bí xanh là 21,5 ha (chiếm 17% tổng diện tích gieo trồng), diện tích cây bí đỏ là 3,5 ha (chiếm 3% tổng diện tích gieo trồng), diện tích cây cà chua là 8 ha (chiếm 6% tổng diện tích gieo trồng) và 10 ha rau các loại (chiếm 8% tổng diện tích gieo trồng) (Phịng NN&PTNT, 2016). Nghĩa Lạc là khu vực diện tích đất phù sa khá lớn, cơ cấu lao động và cơ cấu sản xuất tốt, mặc dù khả năng đáp ứng của nguồn nước ở mức tương đối do vẫn bị ảnh hưởng phần nào bởi quá trình xâm nhập mặn khi lấy nước vào nội đồng từ sông Đáy và sông Ninh Cơ nhưng đây cũng là khu vực có mức độ chịu tác động của BĐKH thấp hơn nhiều so với khu vực phía nam huyện.
Khu vực phía nam của huyện, đại diện là thị trấn Rạng Đông, đây là khu vực có chỉ số về độ nhạy cảm S cao nhất trong 3 khu vực với kết quả tính tốn là 0,73, xã có đến 66,3% diện tích lúa ven biển, tỷ lệ đất nông nghiệp được quản lý khá cao 88,6% do đất nông nghiệp ở đây chủ yếu thuộc sự quản lý của Nông trường Rạng Đông cũ, nay là Công ty TNHH một thành viên nông nghiệp Rạng Đông. Do đặc thù là một xã ven biển nên thị trấn Rạng Đơng có nhiều chân ruộng bị nhiễm mặn, giống lúa BT7 thuần không thể chống chịu, người dân thay thế một số giống lúa lai có khả năng chịu mặn như Nhị ưu 838,… lúa lai có khả năng khắc phục các yếu tố bất lợi của thời tiết, do lúa lai thân cứng, chống đổ do bão lũ, đảm bảo về năng suất, giảm thiệt hại do bão và ngập úng, mang lại năng suất cao, nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp hơn giống lúa thuần BT7. Về chỉ số
nước tưới và vật tư đầu vào (S5), theo số liệu thống kê có được tại khuyến nơng
HTX, khả năng đáp ứng nhu cầu về nước tưới ở Rạng Đông vào 2 vụ thấp nhất trong 3 xã, do điều kiện tự nhiên của thị trấn tại vùng cửa sơng ven biển có hệ
thống đê khống chế nên làm ngưng trệ quá trình lấy nước tưới từ sơng, phục vụ cho nơng nghiệp, ni trồng thủy sản, q trình xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước cấp tưới tiêu, đặc biệt vào vụ xuân, theo báo cáo của phịng NN&PTNT huyện Nghĩa Hưng, diện tích lúa vụ xuân 2015 phải sử dụng
nước tưới không đảm bảo chất lượng nước tưới (S5.4 và S5.5) do xâm nhập mặn ở
Rạng Đông là 35,5%, tỉ lệ này cao hơn rất nhiều so với 2 xã còn lại, ở Nghĩa Thịnh là 18,56% và ở Nghĩa Lạc là 23,4%. Bên cạnh đó, mức đầu tư phân bón
(S5.2) ở Rạng Đông cũng cao nhất trong cả 3 xã, trung bình là 988,06 kg phân
bón/ha lúa. Nguyên nhân thứ nhất do ở đây cơ cấu giống lúa lai cao hơn các địa phương khác, trong khi lượng phân sử dụng cho lúa lai cao hơn hẳn lúa thuần, dẫn đến sự chênh lệch về mức sử dụng phân bón, thứ hai là tính chất đất canh tác tại khu vực này đang bị nhiễm mặn, làm tăng chi phí khi bón vơi rửa mặn và phân bón có kali. Kết quả điều tra cho thấy nông dân ở 3 xã cho thấy tỉ lệ chăn ni gia súc rất thấp nên phân chuồng rất ít và hầu như khơng có để bón ruộng, chủ yếu sử dụng phân hỗn hợp NPK loại 16 - 16 - 8 kết hợp với phân đơn urê và kali. Việc gặp khó khăn về nước tưới, mức đầu tư phân bón cao, tần suất phun thuốc BVTV (S5.3) dày hơn, tính chất đất nhiễm mặn làm tăng công làm đất khiến chi phí đầu tư cho trồng lúa (S5.1) ở Rạng Đông cũng đang cao nhất trong 3 xã. Nhìn chung, đây là khu vực giáp biển, tình trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước tưới nơng nghiệp, lại là khu vực có
% diện tích trồng lúa ven biển (S1.2) lớn nhất huyện, năng suất lúa tuy cao hơn
hai khu vực còn lại nhưng giá trị thực thu từ cây lúa lại thấp nhất, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa dựa trên ý kiến của người dân (S6) thì khu vực này bị ảnh hưởng rất lớn vì thế đây là khu vực gánh chịu mức độ tác động tiêu cực của BĐKH cao nhất.
4.4.3. Kết quả tính tốn chỉ số khả năng thích ứng AC
Trong tính tốn chỉ số dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa huyện Nghĩa Hưng thì khả năng thích ứng là khả năng của một hệ thống để điều chỉnh thích ứng với BĐKH (bao gồm cả các biến thời tiết cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan) nhằm:
-Làm giảm các tác động tiềm tàng;
-Nắm bắt được các cơ hội, các tác động có lợi;
Từ nguồn số liệu thống kê, các báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, sản xuất nơng nghiệp, kết hợp q trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp người dân, học viên đã tiến hành tính tốn các thơng số đầu vào cho khả năng thích ứng AC như sau: