thành phố Đà Nẵng
Đánh giá TDBTT trong hiện tại là đánh giá hiện trạng các tác động của BĐKH đối với từng ngành, từng lĩnh vực của thành phố từ đó thiết lập bảng ma trận đánh giá TDBTT do BĐKH trong hiện tại. Bảng ma trận được hoàn thiện bằng kết quả khảo sát điều tra thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng các tác động của BĐKH đối với từng ngành, từng lĩnh vực của thành phố. Các loại thiên tai được phân loại ưu tiên theo mức độ, cường độ, tần suất và mức độ tác động. Cấu trúc bảng ma trận như sau:
Bảng 2.3. Ma trận đánh giá TDBTT do BĐKH trong hiện tại
Các loại thiên tai chính Tác động Địa điểm tác động Nhóm dễ bị tổn thương Tác động đối với tính mạng con người/ sinh kế Tác động đối với cơ sở hạ tầng
Bão Mức độ Khu vực Nông nghiệp Nguy hiểm Phá hủy Lũ Mức độ Khu vực Nông nghiệp Sinh kế giảm Ảnh hưởng Hạn hán Mức độ Khu vực Nông nghiệp Sinh kế giảm Ảnh hưởng …
Đánh giá TDBTT trong tương lai là dự báo các tác động và các vấn đề tiềm tàng do BĐKH xảy ra trong tương lai. Các dự báo này dựa trên các kịch bản phát triển các ngành của thành phố, kế hoạch và quy hoạch phát triển thành phố, các kịch bản BĐKH và NBD. Thiết lập bảng ma trận Các vấn đề trong tương lai do tác động của BĐKH như sau:
Bảng 2.4. Ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong tương lai
Các vấn đề Đối tượng bị tổn thương Vị trí Mô tả hậu quả của tác động
Bão Nông nghiệp Khu vực Mô tả chi tiết hậu quả Lũ Nông nghiệp Khu vực Mô tả chi tiết hậu quả Hạn hán Nông nghiệp Khu vực Mô tả chi tiết hậu quả …
Đánh giá năng lực thích ứng nhằm mục đích xác định năng lực thích ứng
trong hiện tại từ đó đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách nhằm giảm thiểu và thích ứng với tác động của BĐKH trong tương lai. Đánh giá năng lực bao gồm đánh giá về thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng/thiết bị phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH, tổ chức phịng tránh và ứng phó khi xảy ra thảm họa thiên tai và thực tiễn ứng phó với BĐKH, năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH, nội dung để ứng phó và thích ứng với BĐKH, cơ chế giám sát, đánh giá.
Ưu điểm của phương pháp
- Việc đánh giá TDBTT được thực hiện tại cấp thành phố và do việc quản lý nhà nước hiện nay được thực hiện theo tiếp cận ngành dọc nên các thông tin liên quan được thu thập đầy đủ ở cấp tỉnh.
- Do tính chất và quy mơ của dự án lớn nên đã sử dụng tất cả các kịch bản BĐKH, nhiệt độ, nước biển dâng… cũng như các kịch bản phát triển của từng ngành cũng như của thành phố.
- Kết quả đánh giá được sử dụng cho công tác lập kế hoạch chiến lược hành động thích ứng với BĐKH của thành phố cũng như của từng ngành.
- Đặc biệt phương pháp còn đưa ra được các kiến nghị giám sát, đánh giá trong tương lai cho từng ngành, vùng dễ bị tổn thương.
Hạn chế của phương pháp
- Mục tiêu đánh giá TDBTT trong tương lai là đến năm 2050 tuy nhiên trong năm đánh giá (2009) là năm gần cuối của kỳ kế hoạch (kỳ 2001 - 2010 hoặc 2006 - 2010), các báo cáo hiện trạng từ ngành đều cũ, báo cáo quy hoạch, kế hoạch chưa đến kỳ thực hiện cho giai đoạn tiếp.
- BĐKH xảy ra một cách từ từ nên rất khó cảm nhận trong thời gian ngắn. Trong khi đó, các quy hoạch phần lớn mới chỉ đề cập đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020.
- Kịch bản BĐKH (nước biển dâng, lượng mưa, nhiệt độ) mới chỉ đưa ra các giá trị trung bình năm hoặc tháng mà chưa đưa ra được thời gian, số lần xuất hiện trong năm cũng như cường độ khi xuất hiện.
- Thiếu các nghiên cứu cơ bản, hệ thống các cơ sở dữ liệu đối với các ngành nhất là tài nguyên nước mặt, các số liệu không nhất quán trong các tài liệu thu thập được.
- Quy mô đánh giá là ở cấp tỉnh thành phố nên các thơng tin kết quả mang tính chiến lược vĩ mơ, khác với đánh giá cấp cộng đồng, địa phương như trong phương pháp đánh giá của Hội chữ thập đỏ cũng như phương pháp được sử dụng đánh giá tại Nam Định.
Và trong Dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài ngun - mơi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển” - Bộ tài nguyên Môi trường thực hiện như sau. Tác giả Mai Trọng Nhuận và cộng sự đã sử dụng quy trình và mơ hình đánh giá tổn thương của NOAA (1999) và Cutter (1996, 2000) để đánh giá. Nghiên cứu này đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội, của cộng đồng dân cư ven biển do các tác động bên ngoài như các tai biến (xói lở, lũ lụt, ơ nhiễm mơi trường, BĐKH,...) và các hoạt động nhân sinh cường hóa tai biến (cơng nghiệp, chặt phá rừng, nuôi trồng thủy sản, du lịch...). Các quy trình và mơ hình đánh giá tổn thương trên được áp dụng trong dự báo mức độ tổn thương. Cụ thể các bước dự báo mức độ tổn thương vùng biển và đới ven biển Việt Nam theo các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và dâng cao mực nước biển được tiến hành như sơ đồ sau: