Xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trong sản xuất lúa huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 109 - 114)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6. xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trong sản xuất lúa huyện

XUẤT LÚA HUYỆN NGHĨA HƯNG, NAM ĐỊNH

4.6.1. Đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH ở cấp xã, huyện

Thực hiện phân vùng chức năng dựa trên đặc tính sinh thái, tiềm năng tài nguyên và thích ứng với BĐKH làm căn cứ để lập quy hoạch phát triển của huyện, xã, lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, địa phương, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực.

a.Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức cộng đồng

Để thực hiện hiệu quả ứng phó với BĐKH cần làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực có liên quan tới biến đổi khí hậu cho các ngành, thường xuyên mở lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân nằm nâng cao khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Quy hoạch - phát triển kinh tế xã hội ở địa phương cần được rà soát chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với điều kiện của địa phương nhưng có tính tới thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền cho mọi người dân nhận diện rõ về BĐKH, những tác động tiêu cực của BĐKH đối với mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội qua đó vận động người dân tích cực tham gia các biện pháp thích ứng với BĐKH trong đời sống cũng như trong sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra, cần nâng cao năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với BĐKH; chú trọng các kinh nghiệm ứng phó tại chỗ và vai trị của chính quyền các cấp, các tổ chức quần chúng ở cơ sở. Phát triển và đa dạng hóa sinh kế ở các vùng, địa phương nhằm hỗ trợ cơng tác thích ứng với BĐKH phù hợp với các mức độ dễ bị tổn thương. Xây dựng thí điểm và nhân rộng mơ hình cộng đồng với sinh kế theo hướng các-bon thấp; thay đổi hành vi, lối sống theo hướng thân thiện với khí hậu nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Đẩy mạnh sử dụng kiến thức bản địa trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt trong xây dựng các sinh kế mới theo hướng các-bon thấp.

b.Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp

Tiến hành đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống phương tiện tưới tiêu, nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu, xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt, bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn. Bảo vệ khơng gian thốt lũ trên các lưu vực sơng, lịng sơng, củng cố và xây dựng mới các cơng trình cấp, thốt nước của các đô thị, nhất là vùng ven biển. Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng. Hệ thống mương máng nội đồng, hệ thống các cống thuỷ nông đã được cải tạo (bê tơng hố) và điều tiết vận hành đóng - mở hợp lý khi có lụt (mở cống thốt), khi nước cạn (đóng để tránh xâm nhập mặn từ cửa biển vào).

c. Tổ chức cảnh báo hạn hán, lũ lụt

Thiết lập, ứng dụng các mơ hình dự báo tổng thể tác động của BĐKH đến phát triển kinh tế - xã hội và tài ngun, mơi trường. Áp dụng thí điểm phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất về tài ngun, mơi trường và thích ứng với BĐKH cho lưu vực sông, vùng ven biển.

Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng đến cấp xã. Rà soát, bổ sung điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương phù hợp với kịch bản nước biển dâng. Chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư ở những vùng thường

xuyên bị tác động của lũ lụt, bão và những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với BĐKH.

d.Giảm thiểu các tác động đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

Đối với người nghèo, cần tăng cường công tác thơng tin, tun truyền, coi trọng các chính sách hỗ trợ hướng tới người nghèo, người dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH. Các tổ chức phi chính phủ, địa phương, các cơ quan quản lý địa phương cần đặc biệt quan tâm đến người nghèo.

Cịn đối với những nhóm phụ nữ - đối tượng dễ bị tổn thương do BĐKH, cần phải xây dựng chương trình phù hợp cho từng nhóm đối tượng dựa trên đặc điểm tự nhiên, tập qn, đặc thù văn hóa… Ngồi ra, các chương trình bảo hiểm, bảo trợ xã hội hiện nay cũng cần phải làm thế nào lồng ghép cho được các yếu tố BĐKH vì như vậy mới có thể đảm bảo cho những đối tượng/nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này thích ứng được với những tác động không mong muốn do BĐKH gây ra. Các chiến lược, chương trình và hoạt động về BĐKH cần được xây dựng và thực hiện với sự tham gia đầy đủ của nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ, chính thức hóa vai trị hội phụ nữ tham gia vào công tác lập kế hoạch ứng phó với BĐKH và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp.

Bên cạnh đó, đối với tài nguyên nước, mức độ bị tổn thương là rất cao do nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt ngày càng bị ô nhiễm và suy giảm về trữ lượng, đặc biệt là vào mùa khô hạn hán kéo dài. Đây là khu vực bị tổn thương do tác động của BĐKH nhất, do đó cần phải quan tâm và có biện pháp giảm nhẹ, thích ứng cho khu vực này trước tiên, bao gồm việc sử dụng các loại phương tiện giảm phát thải, trồng cây xanh, củng cố hệ thống đê điều phòng lũ, thay đổi cơ cấu giống lúa lai nhằm tăng thu nhập trên một diện tích canh tác, chuyển dịch mạnh mẽ vùng đất trũng, nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản.

Ngồi ra, qua q trình thực tế điều tra tại huyện Nghĩa Hưng, cụ thể là thị trấn Rạng Đông, thấy được hoạt động sản xuất lúa phải chịu rất nhiều ảnh hưởng từ BĐKH đặc biệt là hiện tượng bão và XNM. Thực trạng XNM đang diễn ra ngày càng lớn khiến rất nhiều chân ruộng tại thị trấn bị nhiễm mặn, là trở ngại lớn trong canh tác lúa nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang ni trồng thủy hải sản đang ngày một gia tăng, trong khi việc chuyển đổi lại diện tích ni trồng thủy sản về trồng lúa là điều rất khó khăn, do đó cần có quy hoạch hợp lý

vì sự biến đổi từ các vùng trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt cũng góp phần làm mặn hóa đất đai.

4.6.2. Đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH ở cấp người dân

a. Cải tiến chế độ phân bón

Các nghiên cứu cho thấy lượng lân tồn dư trong đất thường rất cao vì trong vụ xuân lúa không hút được nhiều lân do nền nhiệt độ thấp, ảnh hưởng đến q trình oxy hóa/khử oxy. Ngồi ra, mưa lớn dễ làm nước tràn bờ nên cần lựa chọn thời điểm bón phân phù hợp để đạm không bị trôi theo nước mặt. Một lượng

phân đạm rất lớn (có thể trên 30%) bị mất do bay hơi ở dạng NH3 khi nhiệt độ

mặt nước cao, q trình chuyển hóa đạm thành NH3 xảy ra mạnh, việc bón phân phân giải chậm và bón vùi sâu là giải pháp hiệu quả.

Do vậy, bón phân cho lúa mùa nên chia bón ít lần tùy theo điều kiện thời tiết. Tối đa cũng chỉ nên bón 3 lần là: Bón lót, bón thúc 1 (thúc đẻ), bón thúc 2 (đón địng). Thơng thường, bón lót tồn bộ phân hữu cơ, phân lân; 20% phân đạm. Tuy nhiên, nếu vào giai đoạn mưa nhiều, nhiệt độ cao có thể chỉ bón lót phân hữu cơ và phân lân. Phân đạm để bón thúc sớm. Trên đất bạc màu, đất cát biển và với lúa lai nên bón lót khoảng 20% phân kali.

Bón thúc đẻ khoảng 30 - 40% lượng phân đạm và khoảng 30% lượng phân kali. Lượng phân bón cịn lại dùng để bón đón địng. Riêng trên đất thành phần cơ giới nhẹ như đất bạc màu, đất cát biển thì cần dành một lượng 20% đạm và kali để bón ni địng, do các loại đất này khả năng giữ dinh dưỡng kém, nên cây lúa dễ bị thiếu dinh dưỡng giai đoạn cuối làm tỉ lệ hạt lép, lửng tăng lên. Với lúa lai, lượng phân đạm và phân kali bón cần tăng hơn so với lúa thuần khoảng 20 - 25%. Nếu lúa mùa được gieo cấy trên nền đất trồng cây màu vụ xuân, nhất là lạc xuân, thì trong cơ cấu này, lúa vụ mùa có thể giảm lượng đạm và lân bón thêm khoảng 5 - 10% nữa. Bón phân cân đối nhằm tạo dàn lúa khoẻ, hạn chế sự phát sinh và lây lan của các đối tượng sâu bệnh. Việc bón phân cân đối khơng những đáp ứng được nhu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất, giảm phát thải khí nhà kính.

b. Canh tác giảm phát thải khí nhà kính

Áp dụng các mơ hình dựa trên một số kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến để đảm bảo năng suất cao và thêm một số kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính theo nguyên tắc “5 giảm, 2 phải”. Các kỹ thuật đổi mới được áp dụng trong mơ

hình: đốt rơm rạ bằng kỹ thuật đốt than Biochar, bón phân chuồng để giảm bón phân hóa học, cải tạo đất, làm mạ sân tiết kiệm thóc giống, cấy ít dảnh cấy thưa và cấy nơng, bón phân hóa học đúng kỹ thuật để giảm phát thải (bay hơi), tưới tiêu khô ướt xen kẽ, thực hiện 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV... Áp dụng các mơ hình đã được thử nghiệm và đạt kết quả cao như “hệ thống thâm canh lúa cải tiến - SRI”, giảm thiểu phát thải theo nguyên tắc “5 giảm, 2 phải”.

c. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học cơng nghệ và cơ giới hóa

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong thâm canh chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật ni theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, sử dụng giống lúa có chất lượng cao. Đồng thời, tập trung phát triển ngành trồng trọt theo mơ hình Cánh đồng mẫu lớn, Cánh đồng liên kết gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

d. Sử dụng bộ giống lúa chống chịu: chịu mặn, chịu hạn, chịu úng

Tập trung gieo cấy các giống lúa có khả năng chịu mặn, hạn cao - nhất là giống lúa lai cao cây ở vùng ven biển như thị trấn Rạng Đông và những nơi thường xuyên bị úng, hạn. Trong cơ cấu giống hàng năm huyện Nghĩa Hưng bố trí cơ cấu giống lúa lai từ 25 - 30% diện tích, lúa thuần từ 70 - 75% diện tích, trong đó giống lúa lai tập trung chủ yếu ở các xã ven biển, một số giống lúa lai cho năng suất cao và khả năng chịu mặn tốt như Nhị ưu 838, TX111, Thiên ưu 1025,... đang được canh tác khá phổ biến. Một số giống đang tiếp tục khảo nghiệm và sản xuất thử 1 số giống lúa chịu độ mặn cao (có thể chịu được nồng độ mặn trên 4‰), điển hình như các giống lúa thuần M16, M20 của Viện cây lương thực và cây thực phẩm. Người dân đã lựa chọn những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao và chịu được mặn, ngập úng để thay thế cho những giống lúa truyền thống trước đây.

e. Lập kế hoạch điều chỉnh lịch thời vụ

Điều chỉnh linh hoạt lịch thời vụ gieo trồng nhằm hạn chế tác động của thiên tai (nhất là khô hạn và xâm nhập mặn), sâu bệnh: Trong vụ xuân, ở những vùng bị nhiễm mặn nặng tổ chức gieo cấy muộn từ 10 - 15 ngày so với các nơi khác để tránh khô hạn và nhiễm mặn trầm trọng đầu vụ; trong vụ mùa sử dụng giống ngắn ngày và điều chỉnh thời vụ gieo cấy sớm hơn để giảm thiểu ảnh hưởng của mưa bão và sâu bệnh cuối vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)