Tỷ lệ hộ nông dân nghèo ở3 xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 95 - 131)

Một yếu tố quan trọng của chất lượng nhà ở được xác định là tính bền vững trước những cơn bão lớn. Rõ ràng, do đó, người nghèo được hiểu là dễ bị tổn thương hơn trước thiên tai vì nhà ở của họ không chắc chắn như những hộ khá giả. Nhà ở tạm bợ nên có nguy cơ ảnh hưởng lớn bởi sạt lở bờ sông, lũ lụt, mưa bão, nắng nóng, nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo cho điều kiện sống. Nhiều người nghèo sống phụ thuộc chính vào nghề nông nhưng họ dễ bị ảnh hưởng của nguy cơ thiếu đất canh tác, thu nhập ngoài công việc đồng áng thấp, và không đủ khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Một số người khác là dân chài lưới nghèo ngày càng dễ gặp rủi ro do thời tiết thất thường, họ đứng ngoài chương trình xuất khẩu thủy sản và đánh bắt xa bờ (không có vốn, thiếu hiểu biết nuôi trồng thủy sản và hoặc chỉ làm thuê cho các chủ tàu đánh cá xa bờ), đây là bộ phận dân cư chịu nhiều rủi ro mà nạn nhân của các trận bão biển những năm vừa qua là một điển hình. Qua phân tích kết quả điều tra thực tế cũng cho thấy, cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình được điều tra đang có sự biến đổi, tuy tỷ trọng không cao nhưng nó là dấu hiệu cho thấy rằng các thiên tai và BĐKH đang dần tác động mạnh hơn đến nghề nghiệp của các hộ gia đình và bắt buộc họ phải thích ứng bằng nhiều cách khác nhau sao cho phù hợp để tồn tại. Kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy, người nghèo và những người thiệt thòi trong xã hội thường phụ thuộc rất lớn hoặc gần như hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp vốn rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết để duy trì cuộc sống. Những người này không có hoặc có rất ít các khoản tiết kiệm để có thể chống chọi lại những cú sốc kinh tế, họ có ít nguồn lực để phục hồi, cũng như không thể chủ động đưa ra quyết định, và thiếu tiếp cận đến những dịch vụ xã hội thiết yếu, cơ sở hạ tầng và thông tin cần thiết để giúp họ thích ứng với BĐKH, dù bằng cách phòng tránh hay tăng cường khả năng thích ứng với những tác động mà nó mang lại. Nhóm người này dễ bị tổn thương và là những người chịu hậu quả nặng nề và thiệt thòi nhất trong bối cảnh BĐKH, do đó cần có những hoạt động đặc thù cho nhóm người này.

4.5. THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH TẠI HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH

4.5.1. Nhận thức của người dân về BĐKH

Kết quả điều tra về nhận thức của người dân tại xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lạc và Rạng Đông, được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 4.15. Nguồn thông tin và dấu hiệu của biến đổi khí hậu

Diễn giải Nghĩa

Thịnh Nghĩa Lạc Rạng Đông Trung bình

* Nguồn thông tin về BĐKH (%)

1. Ti vi/ Radio (%) 37,21 41,86 55,81 44,96

2. Sách, báo, tạp chí (%) 4,65 11,63 16,28 10,85

3. Hội họp (%) 16,28 25,58 37,21 26,36

4. Tập huấn/Chương trình đào tạo 13,95 30,23 32,56 25,58

5. Internet (%) 2,33 9,30 13,95 8,53

6. Kinh nghiệm (%) 44,19 48,84 79,07 57,36

* Dấu hiệu BĐKH ở địa phương

Không (%) 60,47 20,93 4,65 28,68

Có (%) 20,93 55,81 86,05 54,26

Không biết/ Không rõ (%) 18,60 23,26 9,30 17,05 Nguồn: Kết quả điều tra (2015, 2016) Nguồn thông tin về BĐKH là một trong những nguồn thông tin có ích cho quá trình sản xuất giúp người dân có thể chủ động được trong sản xuất, tìm giải pháp ứng phó để đảm bảo cho quá trình sản xuất lâu dài và bền vững. Trong đó, nguồn thông tin về BĐKH tiếp nhận ở bên ngoài ở cả 3 xã có được chủ yếu là từ tivi và radio chiếm 37,2% số người dân ở Nghĩa Thịnh, 41,9% người dân ở xã Nghĩa Lạc và 55,8% số người dân ở thị trấn Rạng Đông. Riêng nguồn thông tin từ kinh nghiệm của người dân thì chiếm khá cao với 44,2% ở Nghĩa Thịnh, và 48,9% ở Nghĩa Lạc và 79,1% ở thị trấn Rạng Đông. Phần lớn ở cả 3 xã chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ nên kinh nghiệm từ bản thân là yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất. Do biểu hiện của BĐKH ở Nghĩa Hưng khá rõ nét nên người dân nơi đây phần lớn có kinh nghiệm trong nhận biết các dấu hiệu liên quan đến BĐKH như các hiện tượng xâm nhập mặn ở thị trấn Rạng Đông, các hiện tượng bão lũ, rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài, bùng phát dịch sâu bệnh hại đều xảy ra ở các 3 xã. Ngoài ra, các thông tin về BĐKH trên sách, báo, tạp chí, hội họp, chương trình đào tạo tập huấn kỹ thuật cũng rất quan trọng nhưng ít được người dân chú ý, một mặt là do người dân ít tiếp xúc với các phương tiện trên, mặt khác là do địa phương ít tổ chức hội họp hay tập huấn để thông báo các vấn đề BĐKH cho người dân nắm bắt. Các thông tin về BĐKH nhận được từ sách, hội họp hay tập huấn chủ yếu là ở thị trấn Rạng Đông.

Về dấu hiệu BĐKH ở địa phương thì phần lớn người dân (54,3%) đều nhận thấy có dấu hiệu của BĐKH ở địa phương mình trong những năm gần đây, chiếm 20,9% số người dân ở Nghĩa Hưng, 55,8% số người dân ở Nghĩa Lạc và cao nhất ở thị trấn Rạng Đông với 86,1%. Hầu hết người dân cho rằng các dấu hiệu của BĐKH ở địa phương là thời tiết ngày càng thất thường, nắng nhiều hơn, rét đậm rét hại kéo dài và mưa bão không theo mùa như trước đây, đặc biệt tình trạng xâm nhập mặn ở thị trấn Rạng Đông do nước biển dâng là vấn đề rõ nét nhất mà người dân nhận thấy được. Theo ý kiến đánh giá của các hộ gia đình được điều tra phỏng vấn, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động canh tác nông nghiệp, biểu hiện là làm giảm năng suất, cây sinh trưởng chậm, thiếu nước tưới và dịch bệnh nhiều.

4.5.2. Đánh giá của cộng đồng về tác động của BĐKH đến sản xuất lúa

Các yếu tố trong BĐKH tác động đến các hoạt động sản xuất lúa của người dân được đánh giá cho điểm theo thang điểm từ 1 - 7 bởi ý kiến của chính người dân về mức độ tác động của các yếu tố BĐKH đến sản xuất lúa. Theo đánh giá của người dân thì phần lớn các yếu tố trong BĐKH có tác động xấu đến hoạt động sản xuất lúa của người dân ở địa phương trong thời gian qua.

Hình 4.11. Đánh giá của cộng đồng về mức độ tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến sản xuất lúa

Tất cả người dân được phỏng vấn ở Nghĩa Hưng vào tháng 4 năm 2016 đều cho rằng thời tiết ở đây đã thay đổi nhiều so với trước. Mỗi người thấy sự thay đổi theo khía cạnh riêng, tuy nhiên tất cả đều đồng ý rằng trong một vài năm qua thời tiết trở nên khó dự đoán hơn và có vẻ khắc nghiệt hơn. Ví dụ điển hình nhất là cơn bão muộn xảy ra bất thường với cường độ ngày càng mạnh hơn, ngoài ra còn có một thay đổi khác như thời kỳ hạn hán kéo dài hơn, lượng mưa và cường độ mưa lớn, ngày càng khó dự báo mùa mưa, và nhất là mùa mưa bắt đầu sớm, hiện tượng rét đậm rét hại kéo dài gây khó khăn cho việc lập kế hoạch gieo trồng. Biểu đồ cho thấy yếu tố bão và ATNĐ có mức độ tác động đến sản xuất lúa cao nhất, đánh giá thang điểm của người dân ở Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông lần lượt là 6,26/7, 6,31/7 và 6,36/7, những cơn bão thường xảy ra đúng vào lúc lúa mùa đang giai đoạn trổ bông, thu hoạch, gây đổ và ngập lúa, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa. Hiện tượng bùng phát dịch sâu bệnh hại xếp thứ 2 trong bảng đánh giá của người dân, những bất thường của thời tiết, khí hậu thường xuyên gây bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, sâu bệnh đối với cây trồng đặc biệt là cây lúa. Những năm gần đây cây lúa thường xuyên xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại lúa như: bệnh lạc lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, sâu cuốn lá nhỏ,... làm giảm đáng kể năng suất và sản lượng lúa, nguyên nhân do diễn biến nhiệt độ, độ ẩm thất thường gây bùng phát sâu bệnh hại, một phần nguyên nhân khác là do ngay sau khi kết thúc vụ xuân bà con triển khai ngay làm đất để gieo cấy vụ mùa, do đó, ruộng không được ủ đủ thời gian, thêm vào đó là tình trạng bà con nông dân nhiều năm liền chỉ tập trung bón phân hoá học, các chân ruộng thiếu phân hữu cơ trầm trọng, tạo độ chua trong đất, đây là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh hại phát sinh và lây lan ra diện rộng.

Hình 4.12. Tần suất phun thuốc BVTV cách đây 5 năm và hiện nay tại khu vực điều tra

Nguồn: Kết quả điều tra (2015, 2016) Từ hình trên nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về tần suất phun thuốc BVTV hiện nay và 5 năm trước, 5 năm trước tần suất phun trung bình ở 3 xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông lần lượt là 4,1; 4,6 và 5,0 lần/hộ/vụ, trong khi đó hiện nay con số này lần lượt là 5,1; 5,9 và 6,2 lần/hộ/vụ. Theo chủ nhiệm hợp tác xã Đại Hải, Nghĩa Thịnh và ý kiến của các hộ tham gia phỏng vấn, mấy năm gần đây thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh hại có xu hướng gia tăng rõ rệt, các trà lứa sâu rải rác, không cụ thể và không xử lý gọn được trong thời gian ngắn nên phải phun thuốc nhiều lần, chủ yếu là phun kép, diệt trừ đến hai loại sâu bệnh trong một lần phun. Tùy theo điều kiện thời tiết, mức độ sâu bệnh và vòng đời của sâu trên cây trồng mà tần suất phun thuốc giữa các hộ cũng khác nhau. Thời điểm học viên tiến hành khảo sát thực địa là tháng 4/2016 - thời điểm lúa xuân đang trong thời kỳ phát triển, đẻ nhánh mạnh, tuy nhiên hàng loạt diện tích lúa vụ đông xuân tại xã Nghĩa Thịnh lại bị các loại dịch hại như chuột, bệnh đạo ôn, bạc lá đe dọa. Mấy năm gần đây thời tiết ấm hơn những năm trước, vì thế số lượng cá thể chuột gia tăng rất nhanh. Điểm đáng chú ý là thời điểm này cây lúa mới đang trong giai đoạn đẻ nhánh, chưa phải thời kỳ phân hoá đòng (chuột phá hoại dữ dội nhất). HTX nông nghiệp khuyến khích nông dân tăng cường thực hiện các biện pháp sinh học trong diệt chuột, ốc bươu vàng và phòng trừ các loại sâu bệnh lúa nhằm giảm tác hại xấu đến môi trường và giảm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Do xu thế tăng lên của nền nhiệt độ, nên sương muối ngày càng có biểu hiện giảm về tần xuất lẫn mức độ ảnh hưởng. Rét đậm, rét hại những năm gần đây có xu hướng gia tăng và kéo dài ảnh hưởng lớn đến diện tích mạ và cây màu trong vụ xuân. Ở cả 3 xã thì phản ánh về việc họ phải bỏ rất nhiều công sức cho việc dặm lại mạ do thời tiết vụ đông xuân hầu như năm nào cũng rét đậm rét hại, sâu bệnh hại bùng phát do nhiệt độ bất thường và năng suất lúa giảm do những cơn bão bất chợt ập đến. Sau bão, lũ là tình hình hạn hán, hạn hán về mùa khô những năm qua diễn biến ngày càng nghiêm trọng trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng theo chiều hướng bất lợi, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp. Hạn hán cục bộ thường xuyên gây thiếu nước trầm trọng ảnh hưởng đến tưới tiêu tại khu vực bãi trồng màu dẫn tới khó khăn trong canh tác và giảm năng suất cây trồng. Quá trình kết hợp giữa thiếu nước ngọt và mực nước biển gia tăng sẽ trở thành thách thức đối với tài nguyên nước của toàn tỉnh nói chung và huyện Nghĩa Hưng nói riêng trong hiện tại cũng như tương lai. Quá trình xâm nhập mặn do NBD làm giảm khả năng duy trì diện tích đất trồng cây lương thực, đặc biệt là cây lúa. Tại các xã ven biển, sự xâm lấn mặn từ biển vào đất liền ngày càng diễn ra mạnh mẽ do BĐKH. Đó là nguyên nhân tại sao, ở thị trấn Rạng Đông, các vùng trồng lúa hằng năm được thau chua rửa mặn trước khi tiến hành canh tác lúa mặc dù việc phơi ải và rửa mặn chỉ cải tạo được rất ít độ mặn của đất. Vấn đề này diễn ra nghiêm trọng trong 7 tháng mùa cạn do nước từ sông Hồng chảy về Nam Định không nhiều, gây ra tình trạng ít nước mặt, khiến nhiều diện tích lúa

bị mất trắng. “Tôi không hiểu vì sao thời tiết lại thay đổi... Thời tiết có vẻ như

khó dự đoán hơn: trời mưa ít hơn và khi mưa thì kéo dài cả 2 tuần lễ; còn khi trời nóng thì nắng nóng cũng kéo dài hơn, vụ đông xuân mà cứ gặp rét như đầu năm 2015, 2016 thì gieo sạ không lại được công đi dặm lúa, bây giờ tháng 11, 12

âm còn thấy sấm ù, tháng 4 âm năm nay (16/5/2016) có gió mùa đông bắc” - bà

Vũ Thị Bé, 57 tuổi, sống tại xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho biết.

Nghĩa Hưng là một huyện ven biển ở Nam Định nên không tránh khỏi các tác động của BĐKH. Đây vừa là nguy cơ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của vùng nhưng cũng vừa là cơ hội cho huyện trong việc tìm sự trợ giúp các Ban ngành, các cấp ở địa phương, nhà nước và các tổ chức quốc tế. Trước tác động của BĐKH thì người dân địa phương lo ngại nhất là vấn đề sản xuất của họ. BĐKH tác động nhiều nhất đến nghề trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản,

và đây cũng là ngành nghề cần được ưu tiên trong thời gian sắp tới. Do kinh tế của vùng chủ yếu là trồng lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản nên người dân rất khó thay đổi ngành nghề. Nhưng để đảm bảo cho việc sản xuất lâu dài, bền vững và thích ứng với diễn biến BĐKH thì cần phải thay đổi các yếu tố giống, loài,

mật độ,… trong hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng

vùng. Thuận lợi cơ bản nhất mà người dân địa phương có được trong quá trình ứng phó với tác động BĐKH là họ tích lũy được kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất thích ứng với BĐKH. Đây là một thế mạnh và cần phát huy thế mạnh này trong thời gian sắp tới. Ngoài những thuận lợi thì người dân còn gặp phải những khó khăn cơ bản là thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường, thiếu vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm từ lúa lai làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân địa phương.

4.5.3. Biện pháp thích ứng của chính quyền và cộng đồng với BĐKH trong sản xuất lúa sản xuất lúa

a. Biện pháp thủy lợi

Kết quả triển khai chiến dịch làm thủy lợi nội đồng vụ đông xuân năm

2015, toàn huyện đã nạo vét 410.341 m3 đạt 112,4% kế hoạch. Chỉ đạo các ngành

xã, thị trấn đã triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão (PCLB), đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đê, kè, các tuyến đường cứu hộ, triển khai nghiêm túc các phương án và kế hoạch PCLB.

Hệ thống kênh mương luôn được nạo vét, mở rộng giúp việc dẫn nước nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp người dân chủ động hơn trong tưới tiêu. Hệ thống kênh mương ngày càng được kiên cố hóa và nâng cấp, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người dân, trở thành hệ thống dự trữ nước hữu ích làm giảm việc thiếu nước tưới trong mùa vụ, và tăng cường việc tiêu nước khi bị ngập lụt, thuận tiện hơn cho việc thau chua rửa mặn đối với các xã ven biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 95 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)