TỈNH NAM ĐỊNH 4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nghĩa Hưng là một trong ba huyện đồng bằng ven biển và nằm ở phía tây nam tỉnh Nam Định. Phía bắc giáp huyện Nam Trực. Phía nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 12 km. Phía đông giáp huyện Hải Hậu, Trực Ninh. Phía tây giáp huyện Kim Sơn, huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Đến năm 2016, huyện được chia thành 3 thị trấn và 22 xã.
Với vị trí trên, Nghĩa Hưng có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thuận lợi trong giao thương kinh tế với các huyện, thành phố Nam Định cũng như các huyện khác của tỉnh Ninh Bình, và khu vực đồng bằng sông Hồng. Nghĩa Hưng được bao bọc bởi ba con sông lớn: sông Đào, sông Đáy và sông Ninh Cơ (chảy ra biển). Chiều dài từ Bắc đến Nam huyện 47 km, chiều cao hẹp nhất (Đò Mười) rộng trên 500 m. Và có hai cửa lạch giáng và cửa đáy có thể đảm bảo cho tàu 400 - 600 tấn vận chuyển hàng hóa đi lại dễ dàng.
Đất đai và địa hình
Là một huyện đồng bằng ven biển, có vùng đất phía nam là vùng đất mới được bồi tụ bởi quá trình biển lấn trong những thập kỷ gần đây, địa hình bằng phẳng song có những vùng cao thấp không đều, thoải dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. Đất đồng bằng Nghĩa Hưng có độ cao từ 0,1 - 1 m. Phần phía nam của huyện có những vùng bãi triều khoảng 8000 ha. Trong đó, diện tích đất nổi có thể khai thác sử dụng được là 4900 ha. Đây là khu vực ảnh hưởng mạnh của thủy triều và khả năng bồi tụ phù sa của sông Đáy, sông Ninh Cơ hàng năm được bồi tụ từ 80 - 100 m. Đất đai và địa hình của huyện tạo điều kiện hình thành và phát triển nhiều hệ sinh thái và các hoạt động thực vật khá đa dạng và phong phú. Diện tích đất đai của huyện năm 2014 là 25.980,8 ha, trong đó hiện trạng sử dụng đất được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghĩa Hưng năm 2014
Nguồn: Phòng TN&MT huyện Nghĩa Hưng (2015) Qua hiện trạng quỹ đất trên ta thấy: Đất đai của huyện vẫn còn tiềm năng chưa khai thác hết, thể hiện đất chưa sử dụng vẫn còn (2.231 ha chiếm 4,89%). Huyện hiện có hơn 16.651 ha đất nông nghiệp; trong đó có 10.683 ha đất trồng lúa, 432 ha đất màu, 2.660 ha đất nuôi thủy sản. Tỷ lệ đất nông nghiệp chiếm tương đối cao như vậy cho thấy đất đai ở đây chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Đặc điểm khí hậu - thủy văn
Khí hậu của Nghĩa Hưng mang đầy đủ đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều của vùng tiểu ban sông Hồng, nhiệt độ trung bình
hàng năm đạt 20 - 23oC. Lượng mưa hàng năm cũng khá lớn, khoảng 1500 -
1700 mm. Phân bố không đồng đều giữa các tháng, ảnh hưởng đến độ mặn của nước. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 10. Gió có 2 hướng chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc có vào mùa Đông với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, gió Đông Nam xuất hiện vào mùa hè, tần suất 50 - 70%. Về tần số bão đổ bộ, hàng năm trung bình có khoảng 4 - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa to và gió mạnh.
Chế độ thủy văn hàng năm chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ thủy văn do bão, lũ thượng nguồn gây tác động rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đời sống nhân dân ở lưu vực.
4.1.2. Điều kiện kinh tế
Về nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng lúa trong năm 2014 là 21.392 ha, năng suất bình quân đạt 127,55 tạ/ha, tăng 3,17 tạ/ha so với năm 2013; sản lượng lương thực cả năm đạt 138.000 tấn vượt kế hoạch đề ra, trong đó sản lượng thóc 136.428 tấn. Đề án chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ gắn với sản xuất vụ đông trên đất 2 lúa được triển khai đồng bộ với quyết tâm cao. Triển khai thí điểm mô hình để lúa tái sinh sau khi gặt lúa vụ mùa ở chân ruộng trũng tại xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Phong, Nghĩa Hùng..., bước đầu ghi nhận hiệu quả và khả năng mở rộng diện tích trong thời gian tới.
Về sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp năm 2014 đạt 102,1% kế hoạch, tăng 19,3% so cùng kỳ.
Về Tài chính - ngân hàng, Thương mại - Dịch vụ: Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 671,7 tỷ đồng, trong đó thu nội địa cân đối ngân sách 156,9 tỷ đồng, đạt 188% DT (nếu trừ tiền đất thì số thu nội địa đạt 56,5 tỷ đồng).
Hoạt động thương mại, dịch vụ ổn định, doanh thu các ngành thương mại dịch vụ 823 tỷ đồng đạt 106,8% kế hoạch, tăng 14,5% so cùng kỳ (UBND huyện Nghĩa Hưng, 2015).
4.1.3. Điều kiện xã hội
Theo thống kê dân số năm 2012, dân số của huyện Nghĩa Hưng là 205.680 người, tỷ lệ tăng dân số của huyện giảm từ 1,03% (năm 2005) xuống còn 0,9%
năm 2012. Mật độ dân số 709 người/km2 thấp hơn bình quân của tỉnh là 1.105
người/km2. Trong đó, tổng lao động đến năm 2012 là 101.995 người, lao động
nông nghiệp, thủy sản là 78.083 người chiếm 76,56% tổng lao động, lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 14.143 người chiếm 13,87% tổng lao động, thương mại - dịch vụ có 9.769 người chiếm 9,58% tổng lao động. Do đặc điểm là một huyện nông nghiệp, lao động sống chủ yếu bằng nghề nông nên trình độ chuyên môn thấp không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ.
4.1.4. Khái quát chung về địa điểm điều tra
Luận văn đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH tại 3 xã điển hình của huyện Nghĩa Hưng đại diện cho 3 vùng Bắc - Trung - Nam của huyện, tương ứng là xã Nghĩa Thịnh, xã Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông.
Hình 4.2. Sơ đồ khu vực điều tra thực địa
Xã Nghĩa Thịnh vị trí ở phía Bắc huyện Nghĩa Hưng, có diện tích đất tự nhiên là 834,8 ha, trong đó đất nông nghiệp: 614,8 ha, dân số 9.542 người, nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH và nâng cao thu nhập của người dân, xã Nghĩa Thịnh đã đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất mới, an toàn, hiệu quả.
Năm 2012, cánh đồng của Hợp tác xã (HTX) Nghĩa Thịnh là một trong những địa điểm được lựa chọn thí điểm xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong vụ đông xuân. Sau khi thí điểm thành công, đến nay các hộ dân đã áp dụng sản xuất lúa theo quy trình VietGAP. Theo đó nông dân đã liên kết sản xuất lúa trên diện tích lớn, thực hiện "3 cùng": cùng trà, cùng giống và cùng phương pháp canh tác; chịu sự quản lý sản xuất theo chuỗi bao gồm quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý cây trồng tổng hợp để nâng cao chất lượng, giá trị nông sản và đảm bảo an toàn môi trường xung quanh.
Xã Nghĩa Lạc nằm ở khu vực trung tâm của huyện Nghĩa Hưng, thuộc tả ngạn sông Đáy và hữu ngạn sông Ninh Cơ. Xã có diện tích là 1122,8 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa, hoa màu là 603,3 ha (chiếm 53,73%), đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp với phương thức thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa vào canh tác các giống lúa mới có năng suất cao. Diện tích đất của xã tương đối lớn, chủ yếu là đất thịt để trồng lúa, ví dụ xã đã triển khai 3 mô hình trình diễn phân nén NPKSi nhả chậm tiết kiệm phân bón và công lao động cho người dân, đảm bảo lượng phân bón cho cây trồng toàn vụ, bên cạnh đó xã còn rất nhiều đất bồi bãi, chưa được sử dụng lại bị ảnh hưởng XNM nên dẫn đến một số chân ruộng năng suất cây trồng còn thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm rất thấp.
Xã Nghĩa Lạc với 10.500 nhân khẩu, 2.535 hộ dân, trong đó 80% số hộ sản xuất nông nghiệp, còn lại thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp giao khoán trực tiếp tới tay người dân, thu nhập bình quân lương thực là 779 kg/người/năm. Trong những năm qua, xã đã thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.
Rạng Đông là một thị trấn nằm ở khu vực trung tâm các xã miền biển thuộc phía nam huyện Nghĩa Hưng, được hình thành dọc theo trục cuối của đường 55, cách thành phố Nam Định 57 km. Khi mới thành lập, thị trấn Rạng Đông chính là nông trường quốc doanh nổi tiếng với nghề trồng lúa nước, trồng cói, trồng dâu nuôi tằm và các vườn dứa rộng lớn với diện tích tự nhiên 13,1 km², dân số 5.882 người, mật độ dân số 449 người/km². Tháng 10/2010, nông trường chuyển đổi sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp Rạng Đông nhưng về bản chất không có gì thay đổi nhiều, 100% vốn vẫn thuộc về Nhà nước, quản lý sử dụng đất vẫn như cũ. Với đặc thù là một thị trấn ven biển nên kinh tế chủ yếu góp phần làm phồn thịnh cho thị trấn này gắn liền với nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Ngoài ra nghề trồng lúa hay làm muối cũng mang lại nguồn thu lớn cho người dân ở đây.
* Đặc điểm chung về hộ nông dân được điều tra
Sau khi tiến hành điều tra phỏng vấn 126 hộ dân và cán bộ địa phương, các thông tin cơ bản về hộ dân được trình bày ở bảng dưới đây.
Bảng 4.1. Thông tin cơ bản về hộ nông dân điều tra TT Chỉ tiêu Xã Nghĩa Thịnh Xã Nghĩa Lạc Thị trấn Rạng Đông Trung bình 1 Tổng số hộ điều tra 42 42 42 Theo giới tính (% hộ) * Nam 25,32 30,95 26,19 27,49 * Nữ 74,68 69,05 73,81 72,51 2 Trình độ văn hóa (% hộ) * Cấp I 57,14 35,71 38,10 43,65 * Cấp II 23,81 42,86 47,61 38,09 * Cấp III 19,05 21,43 14,29 18,26 3
Số nhân khẩu trung bình trong hộ (người/hộ) 4,36 4,31 4,21 4,29 Số lao động trung bình trong hộ (người/hộ) 2,36 2,60 2,43 2,46
Nguồn: Kết quả điều tra (2015, 2016) Kết quả điều tra 126 hộ nông dân và cán bộ địa phương ở 3 xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông tại huyện Nghĩa Hưng có 18,26% nông dân có trình độ trung học phổ thông, 38,09% nông dân có trình độ trung học cơ sở và 43,65% nông dân có trình độ cấp I. Bình quân lao động mỗi hộ là 2,46 người/hộ, chiếm 57,0% số lượng nhân khẩu của hộ. Như vậy, có thể thấy rằng bình quân lao động trên hộ nông dân ở khu vực điều tra tương đối cao.
Bảng 4.2. Cơ cấu thu nhập của nông dân tại địa bản nghiên cứu
Đơn vị: %
Tên các tiêu chí Xã Nghĩa Thịnh Xã Nghĩa Lạc Thị trấn Rạng Đông
Trồng lúa 52,4 50,4 42,9
Hoa màu 2,3 2,3 1,2
Chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản 6,1 4,6 22,1 Dịch vụ 8,4 15,0 4,1 Ngành nghề 12,1 9,6 10,8 Làm thuê 12,5 11,7 10,3 Lương 5,4 5,0 7,4 Nguồn khác 1,2 1,5 1,3
Kết quả điều tra nông hộ ở 3 xã cho thấy thu nhập từ trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu thu nhập của người dân. Xã Nghĩa Thịnh có cơ cấu thu nhập từ trồng lúa cao nhất trong cả 3 xã với 52,4%. Xã Nghĩa Lạc có vị trí giao thông thuận lợi, có đường tỉnh ĐT490C đi qua, dịch vụ bán hàng ở đây khá phát triển, chiếm 15% trong cơ cấu thu nhập của người dân. Ở thị trấn Rạng Đông, hoạt động nuôi trồng thủy sản mang lại cho người dân 22,1% trong cơ cấu thu nhập, cho thấy hoạt động này đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân ven biển. Thực tế, qua phương tiện thông tin đại chúng cũng cho thấy một số nông dân ở khu vực phía nam của huyện Nghĩa Hưng như xã Nam Điền, Quỹ Nhất, Rạng Đông đã bỏ hoang ruộng do giá trị thu nhập từ trồng lúa thấp hơn nhiều so với đầu tư nuôi trồng thủy sản và ngành nghề khác. Kết quả này cho thấy sự khó khăn trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt khi giá trị kinh tế từ trồng trọt không hấp dẫn nông dân so với các hoạt động sản xuất khác.
4.2. DIỄN BIẾN KHÍ HẬU TẠI HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM
ĐỊNH
4.2.1. Nhiệt độ
Theo số liệu quan trắc từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường tại trạm khí tượng Nam Định, các giá trị: nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất trong năm tại Nghĩa Hưng, Nam Định trong vòng 35 năm (từ 1980 - 2014) đều có xu hướng gia tăng.
Hình 4.3. Nhiệt độ trung bình năm tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 1980 - 2014
Nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 24,1oC với độ lệch chuẩn là 0,54,
nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,1oC qua mỗi thập kỷ. Sự thay đổi nhiệt
độ là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự biến đổi khí hậu.
Theo Quy định của Bộ TN&MT, khi nhiệt độ đạt 35oC là nắng nóng, đạt
37oC là nắng nóng gay gắt, còn khi nhiệt độ đạt 15oC là rét đậm và đạt 13oC là rét
hại. Xu hướng số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét hại diễn biến phức tạp theo từng giai đoạn. Bảng dưới đây đã chỉ ra rõ sự thay đổi này.
Bảng 4.3. Tổng số ngày nắng nóng, nắng nóng gay gắt và rét đậm, rét hại trong vòng 35 năm ở huyện Nghĩa Hưng
Đơn vị: ngày Giai đoạn Số ngày 1980 - 1989 (10 năm) 1990 - 1999 (10 năm) 2000 - 2009 (10 năm) 2010 - 2014 (5 năm) Nắng nóng 126 75 119 96 Nắng nóng gay gắt 44 73 89 32 Rét đậm 512 478 422 175 Rét hại 366 273 247 90
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2015) Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng số ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt có xu hướng tăng lên qua 35 năm gần đây. Đặc biệt, là số ngày nắng nóng gay gắt, nếu trong thập kỷ 80, tổng số ngày nắng nóng gay gắt là 44 ngày thì đến giai đoạn 2000 - 2009 là 89 ngày và trong 5 năm gần đây (2010 - 2014) đã có đến 96 ngày nắng nóng và 32 ngày nắng nóng gay gắt. Trong đó, số ngày rét đậm, rét hại lại có xu hướng giảm. Ở thập kỷ 80, tổng số ngày rét đậm, rét hại lần lượt là 512 và 366 ngày thì đến giai đoạn 2000 - 2010 là 422 và 247 ngày, trong 5 năm gần đây lần lượt là 175 và 90 ngày.
4.2.2. Lượng mưa
Từ các số liệu của trạm khí tượng đặt tại Nghĩa Hưng, Nam Định ta có hình dưới dây thể hiện diễn biến lượng mưa trong vòng 35 năm qua.
Nguồn: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2015)
Hình 4.4. Tổng lượng mưa trong năm tại Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 1980 - 2014
Từ hình trên cho thấy tổng lượng mưa bình quân nhiều năm ở Nghĩa Hưng đạt 1631,8 mm, lượng mưa có xu hướng giảm. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Lượng mưa phân phối không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rất rõ rệt. Mùa mưa thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là 7, 8, 9 là những tháng trọng điểm cho việc sản xuất lúa vụ mùa. Tổng lượng mưa của ba