Ở mỗi chỉ số phụ của chỉ số dễ bị tổn thương, dữ liệu thu thập được sẽ được sắp xếp theo ma trận hình chữ nhật với các hàng thể hiện các vùng và các cột thể hiện các chỉ số phụ. Giả sử M là các vùng/địa phương, và K là các chỉ số phụ mà
ta đã thu thập được. Gọi Xij là giá trị của chỉ số phụ j tương ứng với vùng i. Khi
đó bảng dữ liệu sẽ có M hàng K cột như sau:
Bảng 3.1. Sắp xếp dữ liệu chỉ số phụ theo vùng Vùng/địa Vùng/địa phương Chỉ số phụ 1 2 J K 1 X11 X12 X1J X1K 2 X21 X22 X2J X2K
i Xi1 Xi2 XiJ XiK
M XM1 XM1 XMJ XMK
Như vậy ta sẽ có 3 bảng tương ứng với các chỉ số phụ của các chỉ số chính E, S và AC. Cần chú ý rằng cách sắp xếp dữ liệu này thường được dùng trong phân tích thống kê dữ liệu điều tra khảo sát. Ta có thể thấy được rằng các chỉ số sẽ có thứ ngun khác nhau, vì vậy cần phải chuẩn hóa thứ nguyên để đưa vào tính tốn.
a. Chuẩn hóa các chỉ số
Có thể dễ dàng thấy rằng các chỉ số được thể hiện theo các đơn vị khác nhau. Bởi vậy, các chỉ số sẽ được chuẩn hóa theo phương pháp sử dụng trong Báo cáo Chỉ số Phát triển Con người của UNDP (HDI) (UNDP, 2007). Theo cách này, để thu được các số khơng cịn phụ thuộc vào đơn vị và được chuẩn hóa, đầu tiên, chúng cần được chuẩn hóa để nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và q trình chuẩn hóa được thực hiện theo cơng thức:
- Nếu giá trị tốt ứng với Max thì:
- Nếu giá trị tốt nhất ứng với Min thì:
Trong đó Max Xij và Min Xij lần lượt là giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của chỉ số
b. Xác định trọng số cho các chỉ số
Có nhiều phương pháp để xác định trọng số của các chỉ số trong tính tốn TBDTT. Nhưng trong khuôn khổ luận văn, học viên sử dụng phương pháp trọng số cân bằng với các chỉ số được xác định từ mối quan hệ tương quan của sản xuất lúa với hệ thống tự nhiên xã hội.
Theo khái niệm của IPCC ta có Tính dễ bị tổn thương là hàm của độ phơi nhiễm (E), độ nhạy (S) và khả năng thích ứng (AC). Đối với từng biến chính E, S, AC ta đều có các biến phụ tương ứng, với từng biến phụ này ta lại có các biến thành phần để hợp thành các biến phụ. Tất cả các biến này được xác định trên mối quan hệ của sản xuất lúa với hệ thống tự nhiên xã hội cấu thành nên nó.
- Các phụ của E, S, AC được xác định như sau:
Trong đó: xi: Biến phụ thứ i của độ phơi nhiễm, độ nhạy hay khả năng thích ứng; n: số biến thành phần trong biến phụ;
xij: Biến thành phần thứ j đã được chuẩn hóa của biến phụ tương ứng.
- Biến chính E, S, AC được xác định như sau:
Trong đó: X: Biến chính tương ứng E, S, AC
xi: Biến phụ thứ i được xác định tại công thức (1);
ni: Số lượng biến thành phần cấu tạo nên biến phụ thứ i
m: Số lượng biến phụ xi - Xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương
Theo IPCC (2007), chỉ số dễ bị tổn thương được xác định theo cơng thức sau:
Trong đó: V: Chỉ số dễ bị tổn thương; E: Độ phơi nhiễm;
S: Độ nhạy;
Như vậy, chỉ số dễ tổn thương sẽ nằm trong khoảng từ 0 - 1. Với giá trị V = 1 tương ứng với vùng bị tổn thương nhất, V = 0 là vùng ít bị tổn thương nhất. Với phương pháp chỉ số này, ta sẽ so sánh được mức độ tổn thương giữa các vùng trong cùng một khu vực.