Diện tích gieo lúa tại huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 1995 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 72)

Nguồn: UBND huyện Nghĩa Hưng (2015) Tính đến năm 2014, tồn huyện có 16.651 ha đất sản xuất nơng nghiệp, trong đó diện tích sản xuất lúa, chiếm hơn 85% tổng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên vài năm gần đây, diện tích gieo trồng ở huyện Nghĩa Hưng có xu hướng giảm nhẹ. Tổng diện tích lúa cả 2 vụ năm 2000 của tồn huyện là 23,08 nghìn ha nhưng đến năm 2014 tổng diện tích lúa cịn 21,39 nghìn ha, đã giảm 1,69 nghìn ha.

Diện tích lúa mùa (trung bình là 11,3 nghìn ha) cao hơn diện tích lúa xn (trung bình là 11,0 nghìn ha). Trong giai đoạn 1995 - 2014, diện tích lúa mùa và lúa xn có xu hướng giảm, năm 1995 diện tích trồng lúa của vụ mùa và vụ xuân lần lượt là 11,47 và 11,24 nghìn ha nhưng đến năm 2014 diện tích lúa của hai vụ cịn 10,74 và 10,65 nghìn ha. Năm 2015, vụ mùa huyện gieo cấy 10.556 ha. Với năng xuất lúa bình quân đạt 53,3 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 56.263 tấn, giá trị tổng sản lượng đạt 427,6 tỷ đồng. Về sản xuất vụ đơng gặp nhiều khó khăn do có các đợt mưa lớn cuối tháng 9 đầu tháng 10 nên đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây vụ đơng, nhiều diện tích đã bị mất trắng. Do vậy, diện tích vụ đơng trên đất 2 lúa và sản xuất lúa chét của huyện đạt 750 ha.

Trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, diện tích lúa mất trắng do XNM năm 2009 là 150 ha, năm 2010 là 450 ha và có xu hướng ngày càng tăng. Từ năm 2010 đến nay, nhiều diện tích tại thị trấn Rạng Đông mặc dù đã rửa mặn nhưng gặp thời tiết nắng nóng, mặn bốc lên khiến lúa chết phải cấy lại vài lần, năng suất thấp vì cây lúa kém phát triển. Đồng thời, theo thông tin phỏng vấn cán bộ ở xã Nam

Điền cho thấy, tổng diện tích lúa vụ đơng pxn của 5 năm trước là 86.340 m2 và

hiện nay chỉ còn 36.840 m2 đã giảm 42,6%, vụ lúa mùa 5 năm trước là 118.740

m2 và hiện nay chỉ còn là 44.040 m2 giảm 37%. Mà nguyên nhân chính gây sụt

giảm diện tích là do XNM, hiện nay tại xã Nam Điền, tỉ lệ hộ dân sản xuất lúa rất thấp, đa phần các hộ dân chuyển đổi sang ni trồng thủy sản, phần vì canh tác lúa trên đất nhiễm mặn gặp nhiều khó khăn, phần vì sản xuất lúa không đồng bộ trên các hộ, mà rải rác ở một số hộ nên việc lấy nước ở các kênh dẫn thủy lợi không thuận lợi nên các hộ còn lại cũng bỏ ruộng chuyển sang ngành nghề khác.

Nhìn chung trong 35 năm trở lại đây, tổng diện tích gieo trồng lúa huyện Nghĩa Hưng có xu hướng giảm mà ngun nhân chính gây suy giảm diện tích đất canh tác lúa là q trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp bị nhiễm mặn thành khu vực nuôi trồng thuỷ sản, hoặc trồng khoai lang, cà chua, các giống hoa màu chịu mặn khác, hoặc do người dân tìm được cơng việc với mức thu nhập cao hơn do tác động của BĐKH đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa đặc biệt khu vực ven biển, làm giảm thu nhập của người dân.

Tương tự như diện tích gieo trồng, năng suất lúa cũng biến động qua các năm, năng suất lúa mùa thấp hơn năng suất lúa xuân đáng kể, giai đoạn 1995 đến 2014 (20 năm gần đây) năng suất trung bình của lúa xuân là 57,84 tạ/ha trong khi lúa mùa chỉ đạt 48,27 tạ/ha.

Thời gian gần đây, hiện tượng rét hại kéo dài và nắng nóng bất thường diễn ra ở một số vụ đơng xn. Điển hình là các vụ xuân 2008, 2010, 2011 xuất hiện các đợt rét hại lịch sử kéo dài liên tục từ 30 - 45 ngày, trong đó có nhiều ngày nhiệt độ dưới 10ºC. Đầu vụ xuân năm 2008 có một đợt rét hại lịch sử kéo dài liên tục 38 ngày (từ 14/01 - 20/02), nhiều ngày nhiệt độ dưới 10ºC, đã làm chết rất nhiều diện tích mạ, trong đó chủ yếu là các giống có năng suất cao. Nhiều nơi phải gieo lại mạ từ 2 - 3 lần, thời vụ bị muộn từ 15 - 20 ngày, cơ cấu giống bị đảo lộn.

Các vụ xuân 2007, 2009 xuất hiện nắng nóng bất thường, nhiệt độ cao hơn

trung bình cùng kỳ nhiều năm từ 1,2 - 3,5oC. Năm 2007, diễn biến nhiệt độ trong

tháng 1, tháng 2 và nửa đầu tháng 3 khác quy luật chung. Suốt thời kỳ này hầu

như khơng có rét, nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 1,5 - 3,5oC

(riêng trung tuần tháng 1 và tháng 2 cao hơn trung bình nhiều năm từ 3 - 3,5oC),

có nhiều giờ nắng. Từ giữa tháng 3 và trong tháng 4 có nhiều đợt khơng khí lạnh,

nền nhiệt độ thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,0oC, ánh sáng thiếu. Thời

điểm từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 có 2 đợt gió mùa đơng bắc muộn, nhiệt độ thấp

dưới 20oC. Do nhiệt độ giai đoạn đầu vụ xuân cao nên các loại cây trồng sinh

trưởng nhanh, thời gian tích lũy dinh dưỡng bị rút ngắn, lúa đẻ nhánh ít. Thời kỳ làm địng của cây lúa (từ giữa tháng 3 và trong tháng 4) gặp lạnh nên số gié và hạt ít, hạt đầu bơng bị thối hóa, khi lúa trỗ có hiện tượng bớt đầu bơng, do đó đã làm giảm khoảng 5% năng suất lúa xuân.

Rét hại kéo dài hoặc nắng nóng bất thường ở vụ đơng xuân đều làm cho mạ và cây lúa mới cấy sinh trưởng khơng bình thường (bị chết, sinh trưởng chậm do rét hoặc sinh trưởng quá nhanh do nắng nóng), làm chậm thời vụ, tăng chi phí sản xuất, lúa giảm năng suất và giảm hiệu quả kinh tế.

Hình 4.8. Năng suất lúa của vụ xuân và vụ mùa ở huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 1995 - 2014

Sự chênh lệch về năng suất lúa xuân và lúa mùa do nhiều yếu tố khác nhau như giống lúa, thời gian sinh trưởng lúa, các tác động của thời tiết. Thông thường vụ mùa thường xuyên phải chịu ảnh hưởng từ những thiên tai thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng kéo dài, đặc biệt là những cơn bão đổ bộ vào thời điểm lúc sắp thu hoạch nên năng suất lúa giảm đáng kể. Diễn biến năng suất lúa biến động thất thường, đặc biệt giảm mạnh ở năm 2005, đây là năm mà toàn tỉnh Nam Định đều bị mất mùa, cơn bão số 7 (9/2005) đã làm sạt lở, vỡ nhiều đoạn đê, kè, cống. Tổng số 23.000 m đê biển Nam Định, chủ yếu tại các huyện Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng bị vỡ làm ngập úng 48.300 ha diện tích lúa (trong đó mất trắng 13.000 ha, hoa màu bị mất 5.193 ha), có khu vực đất bị nhiễm mặn nên phải 4 đến 5 năm sau mới có thể canh tác và trồng trọt được. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở mức báo động, diện tích gieo trồng bị tàn phá nặng nề. Bắt đầu từ năm 2006, được sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và nhà nước, hệ thống đê điều được xây mới và gia cố lại bảo vệ đường bờ biển, giai đoạn này, Nghĩa Hưng cũng ít gặp phải những cơn bão có cường độ lớn, chỉ có năm 2009, năng suất lúa giảm so với các năm gần đó do bão 9/2009 gây mưa lớn làm cho 5.881 ha lúa bị ngấp úng, thiệt hại 1.076 ha lúa bị mất trắng.

Theo thống kê từ Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia năm 2014 cho thấy tần suất số cơn bão đổ bộ vào vùng ven biển Quảng Ninh - Thanh Hóa chủ yếu tập trung nhiều nhất vào ba tháng là tháng 7, 8 và 9. Tuy nhiên theo phỏng vấn trực tiếp người dân tại nơi được điều tra ở huyện Nghĩa Hưng thì hầu hết người dân đều cho rằng: “Trong những năm gần đây, bão có xu hướng đến

muộn hơn và cường độ ngày càng mạnh hơn, gây thiệt hại lớn cho trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt là lúa vụ mùa”. Điển hình như các cơn bão đổ bộ vào ven

biển miền Bắc vào ngày 29/10/2013 bão Krosa cấp 6 (39 - 49 km/h), 16/10/2010 bão Megi cấp 12 (118 - 133 km/h) và đặc biệt là cơn bão Haiyan (10/11/2013) cấp 17 (315 - 380 km/h) đây là cơn bão được nhận định là mạnh nhất trong lịch sử thế giới và Việt Nam. Sau đây là thống kê từ phòng NN&PTNN huyện Nghĩa Hưng về ảnh hưởng từ một số cơn bão đến sản xuất lúa tại huyện trong thập kỷ gần đây.

Bảng 4.7. Các cơn bão đổ bộ và gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây lúa ở Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2014

Thời gian Cấp độ Ảnh hưởng tới cây lúa

29 - 31/7/2005 Gió mạnh cấp 8 Mưa lớn 150 - 170 mm

Vào thời gian gieo cấy lúa mùa, làm chậm thời vụ gieo trồng

12 - 14/8/2005 Gió mạnh cấp 8 giật cấp 9

Mưa lớn 130 - 160 mm

Gây úng ngập trong thời gian lúa đẻ nhánh tập trung, làm hạn chế số dảnh và ảnh hưởng đến sinh trưởng

18 - 20/9/2005 Gió mạnh cấp 8 giật cấp 9

Mưa lớn 140 - 150 mm

Vào thời gian lúa đang làm địng và chuẩn bị trỗ bơng, làm đứt rễ, dập lá lúa, do vậy một số diện tích bị bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn

27 - 29/9/2005 Gió giật cấp 9 cấp 10, giật cấp 11 và mưa lớn từ 150 - 170 mm

Thời kỳ lúa trổ đại trà và phơi màu vào mẩy, gây hại nghiêm trọng về năng suất bình quân 30 - 35%

17/7/2009 Gây mưa lớn. Lượng mưa đo được tại Hạ Kỳ là 121 mm, Liễu Đề là 172,5 mm, Đô Quan là 65 mm

Tổng diện tích lúa bị ngập úng là 5.881 ha, diện tích bị ngập úng nặng là 4.811 ha, diện tích lúa bị chết trên 50% là 833 ha, diện tích lúa bị chết từ 30 - 50% là 617 ha và đặc biệt là 1.076 ha lúa bị mất trắng 30 - 31/7/2011 Gây mưa 57 mm Chậm thời gian cấy lúa, không theo thời

vụ

29/9 -

1/10/2011

Gió mạnh cấp 7, cấp 8 lượng mưa 300 mm

Đúng vào thời gian vào mẩy, làm giảm năng suất lúa mùa

28 - 29/10/2012 Bão số 8 gây ra gió cấp 10 - 11, giật cấp 12. Mưa lớn 300 mm

Trong thời gian lúa chín, đang được thu hoạch, gây đổ gãy rụng bông làm giảm năng suất rõ rệt. Diện tích cây vụ đơng bị thiệt hại là 1.349 ha, mức thiệt hại trên 80%.

10 - 11/11/2013 Gió mạnh cấp 8, cấp 10, giật trên cấp 11, 12 Mưa lớn 250 mm

Trong thời gian thu hoạch lúa muộn, gây đổ gãy rụng thóc làm giảm năng suất lúa 50 - 100%, ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 600 ha diện tích lúa Tám.

Nguồn: Phịng NN&PTNT (2015) Mới đây nhất, do ảnh hưởng của bão số 1 ngày 27/7/2016, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đã có gió mạnh cấp 8 - 9, vùng ven biển Nghĩa

Hưng cấp 10, gió giật mạnh cấp 10 - 13; các nơi khác ở ven biển và đồng bằng Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 10. Trong 6 - 12 giờ vừa qua, tại khu vực Nghĩa Hưng - Nam Định có mưa to đến rất to với lượng mưa 126 mm. Thiệt hại do cơn bão gây ra ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Tồn tỉnh dốc tồn lực tập trung tiêu nước chống úng vì Nam Định bị ngập tới 95% diện tích lúa, khoảng 74.000 ha và hàng nghìn ha hoa màu khác bị dập nát.

Năm 2014, năng suất lúa tăng vọt so với các năm gần đây, đặc biệt ở vụ lúa xuân mặc dù được triển khai trong điều kiện thời tiết gặp nhiều khó khăn, bất thuận. Thời tiết diễn biến thất thường, khó dự báo. Do vụ xuân bị chậm từ 7 - 10 ngày nên quỹ đất cho sản xuất vụ xuân hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất vụ mùa và vụ xuân. Tuy vậy, sản xuất cũng có những thuận lợi như hệ thống các cơng trình thủy nơng, thủy lợi nội đồng đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất. Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mơ hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh. Tiêu biểu như các mơ hình cánh đồng mẫu lớn ở xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Minh, Quỹ Nhất,...các cánh đồng mẫu lớn chủ yếu dùng các giống lúa chất lượng cao như BT7 kháng bạc lá, RVT, Nam Định 5, BC15… và thực hiện “4 cùng” (cùng giống, cùng phương thức canh tác, cùng thời vụ, cùng trên một cánh đồng rộng) nên độ đồng đều cao; năng suất cao hơn khoảng 10% và hiệu quả tăng 2 - 3 triệu đồng/ha so với cấy đại trà, trên cùng cánh đồng.

Cũng như những ảnh hưởng chung tới tỉnh Nam Định, BĐKH đã và đang ảnh hưởng lớn đến huyện Nghĩa Hưng. Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Do nằm ở hạ lưu 2 con sông lớn, về mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khô lượng mưa giảm mạnh vì vậy tình trạng úng lụt trong mùa mưa (vụ mùa) và hạn hán trong mùa khô (vụ xuân) ở Nghĩa Hưng đang tăng lên cả về tần suất và cường độ. Số lượng các cơn bão và ATNĐ tăng, cường độ bão lớn hơn, do đặc điểm vị trí địa lý ven biển nên Nghĩa Hưng ln phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão, tần suất xuất hiện và cường độ triều cường ngày càng tăng, độ mặn vùng cửa sông tăng cao, nước biển ngày càng lấn sâu hơn vào các cửa sông, đất canh tác vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng ngày càng bị nhiễm mặn nặng hơn trên quy mơ rộng hơn.

4.4. TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BĐKH ĐẾN SẢN XUẤT LÚA HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH LÚA HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH

Luận văn đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do BĐKH tại 3 xã điển hình của huyện Nghĩa Hưng đại diện cho 3 vùng Bắc - Trung - Nam. Mỗi xã có đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như kinh nghiệm canh tác khác nhau, chính vì vậy mức độ tác động của BĐKH cũng khác nhau. Muốn đưa ra được biện pháp giảm nhẹ, thích ứng phù hợp với từng khu vực thì cần phải đánh giá mức độ dễ bị tổn thương và so sánh được khu vực nào bị tổn thương nhất, khu vực nào ít bị tổn thương hơn, đồng thời qua quá trình điều tra phỏng vấn thực địa cũng phản ánh được khả năng thích ứng với BĐKH của người dân và chính quyền địa phương, từ đó sẽ có cơ sở để đề xuất những biện pháp, giải pháp phù hợp nhất để giảm nhẹ tác động cho từng khu vực.

4.4.1. Kết quả tính tốn chỉ số độ phơi nhiễm E

Từ nguồn số liệu thống kê, số liệu thực đo tại các trạm khí tượng, kết hợp q trình điều tra thực địa, học viên đã tiến hành tính tốn các thơng số đầu vào cho chỉ số độ phơi nhiễm E như sau:

Bảng 4.8. Thơng số đầu vào cho tính tốn chỉ số độ phơi nhiễm E

Biến phụ Hợp phần phụ (Biến thành phần) Đơn vị Khu vực Nghĩa Thịnh Nghĩa Lạc Rạng Đơng Hiện tượng khí hậu cực đoan (E1) Số trận bão (E1.1) trận 2,0 2,0 2,0 Số trận lụt (E1.2) trận 1,5 1,5 1,5 Số đợt hạn hán (E1.3) đợt 1,3 1,3 1,3 Số ngày rét đậm, rét hại (E1.4) ngày 32,0 32,0 32,0

Thay đổi các biến

khí hậu (E2)

Nhiệt độ trung bình năm (E2.1) to 23,9 23,9 23,9 Nhiệt độ cao nhất mùa hè (E2.2) to 39,5 39,5 39,5 Nhiệt độ thấp nhất (E2.3) to 5,6 5,6 5,6 Lượng mưa trung bình nhiều

năm (E2.4) mm 1631,8 1631,8 1631,8

Lượng mưa năm thấp nhất (E2.5) mm 1087,0 1087,0 1087,0 Lượng mưa năm cao nhất (E2.6) mm 1800,0 1800,0 1800,0 Lượng mưa ngày lớn nhất (E2.7) mm 320,0 320,0 320,0

Biến phụ Hợp phần phụ (Biến thành phần) Đơn vị Khu vực Nghĩa Thịnh Nghĩa Lạc Rạng Đông Nước biển dâng và tác động (E3)

Mực NBD so với năm2005 (E3.1) cm 0,0 0,0 30,0 Diện tích lúa bị ảnh hưởng do

xâm nhập mặn (E3.2) % 0,0 2,6 74,5

Tỷ lệ cống lấy nước bị nhiễm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)