Xuất giải pháp ứng phó với BĐK Hở cấp người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 112)

a. Cải tiến chế độ phân bón

Các nghiên cứu cho thấy lượng lân tồn dư trong đất thường rất cao vì trong vụ xuân lúa không hút được nhiều lân do nền nhiệt độ thấp, ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa/khử oxy. Ngoài ra, mưa lớn dễ làm nước tràn bờ nên cần lựa chọn thời điểm bón phân phù hợp để đạm không bị trôi theo nước mặt. Một lượng

phân đạm rất lớn (có thể trên 30%) bị mất do bay hơi ở dạng NH3 khi nhiệt độ

mặt nước cao, quá trình chuyển hóa đạm thành NH3 xảy ra mạnh, việc bón phân

phân giải chậm và bón vùi sâu là giải pháp hiệu quả.

Do vậy, bón phân cho lúa mùa nên chia bón ít lần tùy theo điều kiện thời tiết. Tối đa cũng chỉ nên bón 3 lần là: Bón lót, bón thúc 1 (thúc đẻ), bón thúc 2 (đón đòng). Thông thường, bón lót toàn bộ phân hữu cơ, phân lân; 20% phân đạm. Tuy nhiên, nếu vào giai đoạn mưa nhiều, nhiệt độ cao có thể chỉ bón lót phân hữu cơ và phân lân. Phân đạm để bón thúc sớm. Trên đất bạc màu, đất cát biển và với lúa lai nên bón lót khoảng 20% phân kali.

Bón thúc đẻ khoảng 30 - 40% lượng phân đạm và khoảng 30% lượng phân kali. Lượng phân bón còn lại dùng để bón đón đòng. Riêng trên đất thành phần cơ giới nhẹ như đất bạc màu, đất cát biển thì cần dành một lượng 20% đạm và kali để bón nuôi đòng, do các loại đất này khả năng giữ dinh dưỡng kém, nên cây lúa dễ bị thiếu dinh dưỡng giai đoạn cuối làm tỉ lệ hạt lép, lửng tăng lên. Với lúa lai, lượng phân đạm và phân kali bón cần tăng hơn so với lúa thuần khoảng 20 - 25%. Nếu lúa mùa được gieo cấy trên nền đất trồng cây màu vụ xuân, nhất là lạc xuân, thì trong cơ cấu này, lúa vụ mùa có thể giảm lượng đạm và lân bón thêm khoảng 5 - 10% nữa. Bón phân cân đối nhằm tạo dàn lúa khoẻ, hạn chế sự phát sinh và lây lan của các đối tượng sâu bệnh. Việc bón phân cân đối không những đáp ứng được nhu cầu của cây mà còn giữ được ổn định môi trường của đất, giảm phát thải khí nhà kính.

b. Canh tác giảm phát thải khí nhà kính

Áp dụng các mô hình dựa trên một số kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến để đảm bảo năng suất cao và thêm một số kỹ thuật giảm thiểu phát thải khí nhà kính theo nguyên tắc “5 giảm, 2 phải”. Các kỹ thuật đổi mới được áp dụng trong mô

hình: đốt rơm rạ bằng kỹ thuật đốt than Biochar, bón phân chuồng để giảm bón phân hóa học, cải tạo đất, làm mạ sân tiết kiệm thóc giống, cấy ít dảnh cấy thưa và cấy nông, bón phân hóa học đúng kỹ thuật để giảm phát thải (bay hơi), tưới tiêu khô ướt xen kẽ, thực hiện 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV... Áp dụng các mô hình đã được thử nghiệm và đạt kết quả cao như “hệ thống thâm canh lúa cải

tiến - SRI”, giảm thiểu phát thải theo nguyên tắc “5 giảm, 2 phải”.

c. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và cơ giới hóa

Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong thâm canh chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp, sử dụng giống lúa có chất lượng cao. Đồng thời, tập trung phát triển ngành trồng trọt theo mô hình Cánh đồng mẫu lớn, Cánh đồng liên kết gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

d. Sử dụng bộ giống lúa chống chịu: chịu mặn, chịu hạn, chịu úng

Tập trung gieo cấy các giống lúa có khả năng chịu mặn, hạn cao - nhất là giống lúa lai cao cây ở vùng ven biển như thị trấn Rạng Đông và những nơi thường xuyên bị úng, hạn. Trong cơ cấu giống hàng năm huyện Nghĩa Hưng bố trí cơ cấu giống lúa lai từ 25 - 30% diện tích, lúa thuần từ 70 - 75% diện tích, trong đó giống lúa lai tập trung chủ yếu ở các xã ven biển, một số giống lúa lai cho năng suất cao và khả năng chịu mặn tốt như Nhị ưu 838, TX111, Thiên ưu 1025,... đang được canh tác khá phổ biến. Một số giống đang tiếp tục khảo nghiệm và sản xuất thử 1 số giống lúa chịu độ mặn cao (có thể chịu được nồng độ mặn trên 4‰), điển hình như các giống lúa thuần M16, M20 của Viện cây lương thực và cây thực phẩm. Người dân đã lựa chọn những giống lúa ngắn ngày, năng suất cao và chịu được mặn, ngập úng để thay thế cho những giống lúa truyền thống trước đây.

e. Lập kế hoạch điều chỉnh lịch thời vụ

Điều chỉnh linh hoạt lịch thời vụ gieo trồng nhằm hạn chế tác động của thiên tai (nhất là khô hạn và xâm nhập mặn), sâu bệnh: Trong vụ xuân, ở những vùng bị nhiễm mặn nặng tổ chức gieo cấy muộn từ 10 - 15 ngày so với các nơi khác để tránh khô hạn và nhiễm mặn trầm trọng đầu vụ; trong vụ mùa sử dụng giống ngắn ngày và điều chỉnh thời vụ gieo cấy sớm hơn để giảm thiểu ảnh hưởng của mưa bão và sâu bệnh cuối vụ.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua thời gian thực hiện đề tài, học viên có một vài kết luận như sau:

1. Nghĩa Hưng là huyện ven biển của tỉnh Nam Định mang nhiều đặc điểm đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, là huyện có diện tích và tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cao và cũng là một trong những huyện chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH. Nghiên cứu điển hình tại 3 xã Nghĩa Thịnh, xã Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông cho thấy đây là 3 xã có tỷ lệ người dân tham gia sản xuất lúa khá cao với giá trị lần lượt là 70%; 75%; 65% và cơ cấu thu nhập từ trồng lúa của người dân tại 3 xã lần lượt là 52,4%; 50,4%; 42,9% chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu thu nhập của người dân.

2. Tình hình BĐKH ở Nghĩa Hưng diễn ra ngày càng phức tạp, trong vòng

35 năm qua (1980 - 2014) nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,1oC qua

mỗi thập kỷ, lượng mưa có xu hướng giảm, tuy nhiên cường độ mưa lớn gây ngập úng cho vụ lúa mùa, mùa khô với lượng mưa thấp, tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 17% lượng mưa của cả năm, kết hợp quá trình XNM diễn ra với tốc độ ngày càng lớn ảnh hưởng đến chất lượng đất canh tác và nước tưới cho sản xuất lúa.

3. BĐKH đã gây ra nhiều hình thái thời tiết cực đoan như NBD, mặn lấn sâu vào các cửa sông, hiện tượng bão lũ, XNM, ngập úng, hạn hán, rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài và bùng phát dịch sâu bệnh hại đang ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất lúa. Mỗi năm huyện phải gánh chịu hậu quả của 4 - 6 cơn bão, đã gây thiệt hại ngành nông nghiệp lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hiện tượng XNM ngày càng gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích đất canh tác, thời tiết diễn biến bất thuận làm bùng phát sâu bệnh hại cây, tăng chi phí sử dụng thuốc BVTV, đồng thời gây ô nhiễm lớn đến môi trường.

4. Qua kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương, ta thấy được lĩnh vực

canh tác lúa tại địa phương rất nhạy cảm với BĐKH,chỉ ra được khu vực dễ bị

tổn thương nhất do BĐKH là khu vực phía nam của huyện, bao gồm các xã ven biển cho kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V = 0,75 ở mức độ tổn thương cao, khu vực các xã phía bắc của huyện nằm trong khu vực nội địa cũng đang bị tổn thương bởi BĐKH ở mức độ tổn thương trung bình như xã Nghĩa Thịnh với

kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V = 0,43, và cao hơn là khu vực trung của huyện, đại diện là xã Nghĩa Lạc với kết quả tính toán chỉ số dễ bị tổn thương V = 0,59. Kết quả đánh giá TDBTT cũng chỉ ra được các khu vực nhạy cảm với BĐKH là khu vực ven biển, nhóm người nghèo và phụ nữ là đối tượng trong tình trạng rủi ro cao nhất.

5. Kết quả thảo luận cũng cho thấy rõ hơn nhận thức, đánh giá và năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng tại đia phương, người dân đã và đang áp dụng các biện pháp trong canh tác lúa thích ứng với BĐKH vừa theo chính sách và khuyến cáo của các cơ quan chức năng, vừa kết hợp với kinh nghiệm thâm canh cây lúa của người dân như thay đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, thay đổi giống và cơ cấu giống, điều chỉnh lịch thời vụ và nâng cấp hệ thống thủy lợi.

6. Từ các thông tin về điều kiện tự nhiên của huyện Nghĩa Hưng và kết quả đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH tại huyện, học viên đề xuất một số hướng giải pháp ứng phó và giảm thiểu với BĐKH trong sản xuất lúa tại địa phương như sau: điều chỉnh cơ cấu giống lúa và thời vụ phù hợp với hoàn cảnh BĐKH; đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh; cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp; tổ chức cảnh báo hạn hán, lũ lụt và đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức cộng đồng.

5.2. KIẾN NGHỊ

Về phương pháp luận thực hiện trong luận văn: Học viên nhận thấy hiện nay các phương pháp đánh giá về tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH đều được sử dụng theo phương pháp riêng của từng cá nhân, tổ chức chuyên nghiên cứu về BĐKH đặc biệt là các tổ chức trên thế giới. Có rất nhiều các khung, phương pháp sử dụng cho việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đến từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể khác nhau với các quy mô và cấp độ khác nhau từ địa phương, quốc gia, vùng đến toàn cầu. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương thì chỉ dựa chủ yếu vào đánh giá rủi ro hoặc kế thừa sử dụng các phương pháp trên thế giới. Như vậy, có thể thấy rằng việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương mặc dù đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới tuy nhiên lại rất mới và phức tạp để áp dụng đánh giá tại Việt Nam. Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên các khung, phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương đã được áp dụng chưa có sự thống nhất về khái niệm cũng như phạm vi đánh giá là rất rộng và chưa chú trọng đến cấp cộng đồng. Các đánh giá chủ yếu tập trung vào tình trạng dễ bị tổn thương đối

với kinh tế - xã hội, môi trường và còn rất chung chung, chưa cụ thể. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực rất nhạy cảm đối với các tác động của BĐKH và đã có rất nhiều các đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực này, tuy nhiên chưa có một đánh giá cũng như nghiên cứu chi tiết nào về tình trạng dễ bị tổn thương đối với lĩnh vực sản xuất lúa đặc biệt tại Việt Nam. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương được áp dụng trên thế giới, tuy nhiên do việc nghiên cứu tình trạng dễ bị tổn thương còn khá mới mẻ tại Việt Nam, từ việc phân tích các công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương trên thế giới, có thể thấy rằng khó thể áp dụng bất kỳ một công cụ nào cho việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương tại Việt Nam do tính phức tạp, yêu cầu về sự sẵn có của số liệu cao cũng như các yêu cầu kiến thức bổ trợ về GIS, Web hay đồ họa. Bên cạnh đó, các công cụ hỗ trợ này chủ yếu áp dụng cho việc đánh giá ở quy mô rộng lớn như cấp vùng, quốc gia và lãnh thổ, do đó việc nghiên cứu một công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương cho Việt Nam với tiêu chí dễ hiểu, dễ sử dụng, mang tính trực quan cao và áp dụng cho quy mô xã/huyện/tỉnh là rất cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam.

3. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2010). Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng (VCA) - Tập 1).

4. Lý Nhạc (1987). Canh tác học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Đệ (2009). Giáo trình Cây lúa. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh

6. Nguyễn Văn Viết (2007). Khí tượng nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Phạm Chí Thành (1993). Hệ thống nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm Chí Thành và Trần Đức Viên (2004). Hệ thống nông nghiệp. Nhà xuất bản

Nông Nghiệp, Hà Nội.

9. Phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Hưng (2016). “Báo cáo kết quả gieo trồng các cây vụ đông trên đất hai lúa đến ngày 20/11/2015”

10. Tô Văn Trường (2010). Báo cáo Tác động của Biến đổi khí hậu đến an ninh lương thực quốc gia - Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KC08/06-1

11. Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011). Dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển; kiến nghị các giải pháp bảo vệ”.

12. Thông tấn xã Việt Nam (2011). FAO: Bảo vệ cây lương thực trước biến đổi khí hậu, Truy cập ngày 10/12/2015 tại http://www.vietnamplus.vn.

13. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2012). Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

14. UBND huyện Nghĩa Hưng (2015). “Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2014”.

15. UBND huyện Nghĩa Hưng (2016). “Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016.

16. UBND huyện Nghĩa Hưng (2016). “Tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2016 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016”.

17. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Báo cáo Áp dụng mô hình thủy lực Mike 11 hệ thống sông Hồng phục vụ xây dựng bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Nam Định.

18. Văn phòng thường trực BCĐ thích ứng với Biến đổi khí hậu - Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ NN&PTNT (2012). Biến đổi khí hậu đang đe dọa vựa lúa Châu Á, Truy cập ngày 24/08/2015 tại http://www.monre.gov.vn.

19. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2015). Tổng hợp số liệu quan trắc 14 trạm quan trắc khí tượng thủy văn trên cả nước.

20. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường (2011). “Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định giải pháp thích ứng” NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam.

21. Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (2009). “Báo cáo Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và tác động biến đối khí hậu tại Thành phố Quy Nhơn”.

22. Vũ Đức Kính (2015). Luận văn tiến sỹ nông nghiệp: “Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hương sản xuất hàng hóa tại thành phố Thanh Hóa’.

Tiếng Anh:

23. Australian Greenhouse Office (2006). “Climate Change Impactsb & Risk Managemet”.

24. Birkmann và Bogardi (2004). Flood Vulnerability Assessment: Contributions of the Bogardi/Birkmann/Cardona (BBC) framework.

25. Cutter (1996). Vulnerability to environmental hazards.

26. IPCC (2001). “CLIMATE CHANGE 2001 : Impacts, Adaptation and Vulnerability”.

27. IPCC (2007). “Fouth Assessment Report Sumary for Policymakers”.

28. IPCC (2012). “Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Climate Change Adaptation” Cambridge University Press, Cambridge.

29. IPCC (2001). “Vulnerability to Climate Change and Reasons for Concern: A Synthesis” in Climate Change 2001: Working Group II: Impacts, Adaptation and Vulnerabilty, Cambridge University Press.

30. K.O.Brien and R.Leichenko (2008). “Human Development Report 2007/2008

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)