Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.5. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Nghĩa
4.5.1. Nhận thức của người dân về BĐKH
Kết quả điều tra về nhận thức của người dân tại xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Lạc và Rạng Đơng, được trình bày trong bảng dưới đây.
Bảng 4.15. Nguồn thơng tin và dấu hiệu của biến đổi khí hậu
Diễn giải Nghĩa
Thịnh Nghĩa Lạc Rạng Đơng Trung bình
* Nguồn thông tin về BĐKH (%)
1. Ti vi/ Radio (%) 37,21 41,86 55,81 44,96
2. Sách, báo, tạp chí (%) 4,65 11,63 16,28 10,85
3. Hội họp (%) 16,28 25,58 37,21 26,36
4. Tập huấn/Chương trình đào tạo 13,95 30,23 32,56 25,58
5. Internet (%) 2,33 9,30 13,95 8,53
6. Kinh nghiệm (%) 44,19 48,84 79,07 57,36
* Dấu hiệu BĐKH ở địa phương
Không (%) 60,47 20,93 4,65 28,68
Có (%) 20,93 55,81 86,05 54,26
Không biết/ Không rõ (%) 18,60 23,26 9,30 17,05 Nguồn: Kết quả điều tra (2015, 2016) Nguồn thông tin về BĐKH là một trong những nguồn thơng tin có ích cho q trình sản xuất giúp người dân có thể chủ động được trong sản xuất, tìm giải pháp ứng phó để đảm bảo cho q trình sản xuất lâu dài và bền vững. Trong đó, nguồn thông tin về BĐKH tiếp nhận ở bên ngồi ở cả 3 xã có được chủ yếu là từ tivi và radio chiếm 37,2% số người dân ở Nghĩa Thịnh, 41,9% người dân ở xã Nghĩa Lạc và 55,8% số người dân ở thị trấn Rạng Đông. Riêng nguồn thơng tin từ kinh nghiệm của người dân thì chiếm khá cao với 44,2% ở Nghĩa Thịnh, và 48,9% ở Nghĩa Lạc và 79,1% ở thị trấn Rạng Đông. Phần lớn ở cả 3 xã chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ nên kinh nghiệm từ bản thân là yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất. Do biểu hiện của BĐKH ở Nghĩa Hưng khá rõ nét nên người dân nơi đây phần lớn có kinh nghiệm trong nhận biết các dấu hiệu liên quan đến BĐKH như các hiện tượng xâm nhập mặn ở thị trấn Rạng Đông, các hiện tượng bão lũ, rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài, bùng phát dịch sâu bệnh hại đều xảy ra ở các 3 xã. Ngồi ra, các thơng tin về BĐKH trên sách, báo, tạp chí, hội họp, chương trình đào tạo tập huấn kỹ thuật cũng rất quan trọng nhưng ít được người dân chú ý, một mặt là do người dân ít tiếp xúc với các phương tiện trên, mặt khác là do địa phương ít tổ chức hội họp hay tập huấn để thông báo các vấn đề BĐKH cho người dân nắm bắt. Các thông tin về BĐKH nhận được từ sách, hội họp hay tập huấn chủ yếu là ở thị trấn Rạng Đơng.
Về dấu hiệu BĐKH ở địa phương thì phần lớn người dân (54,3%) đều nhận thấy có dấu hiệu của BĐKH ở địa phương mình trong những năm gần đây, chiếm 20,9% số người dân ở Nghĩa Hưng, 55,8% số người dân ở Nghĩa Lạc và cao nhất ở thị trấn Rạng Đông với 86,1%. Hầu hết người dân cho rằng các dấu hiệu của BĐKH ở địa phương là thời tiết ngày càng thất thường, nắng nhiều hơn, rét đậm rét hại kéo dài và mưa bão không theo mùa như trước đây, đặc biệt tình trạng xâm nhập mặn ở thị trấn Rạng Đông do nước biển dâng là vấn đề rõ nét nhất mà người dân nhận thấy được. Theo ý kiến đánh giá của các hộ gia đình được điều tra phỏng vấn, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động canh tác nông nghiệp, biểu hiện là làm giảm năng suất, cây sinh trưởng chậm, thiếu nước tưới và dịch bệnh nhiều.