Tính dễ bị tổn thương trong đánh giá của Hội chữ thập đỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 34)

Tính dễ bị

tổn thương Ví dụ

1. Vật chất - Nhà cửa và đất ruộng của cộng đồng nằm ở các vị trí dễ xảy ra hiểm họa - Thiết kế và vật liệu xây dựng nhà cửa

- Thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản (đường xá, đê kè,...) các dịch vụ cơ bản (y tế, trường học, vệ sinh...)

- Các nguồn sinh kế khơng an tồn và nhiều rủi ro (chỉ có một nguồn duy nhất)

2. Tổ chức/ xã hội

- Thiếu sự lãnh đạo và sáng kiến để giải quyết các vấn đề hoặc xung đột - Một số nhóm khơng được tham gia vào việc ra quyết định về cuộc sống của cộng đồng hoặc tham gia khơng bình đẳng trong các vấn đề của cộng đồng.

- Các tổ chức cộng đồng thiếu hoặc yếu 3. Thái độ/

động cơ

- Thái độ tiêu cực đối với thay đổi

- Thụ động, trông chờ vào số phận, mất hy vọng, phụ thuộc - Thiếu sáng kiến hoặc tinh thần đấu tranh

- Phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngồi

Nguồn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng (VCA) - Hội chữ thập đỏ Việt Nam - Tập 1 (1/2010) Ngồi ra, trong Chương trình Giảm thiểu BĐKH tại các thành phố Châu Á, các tác giả cũng đưa xác định TDBTT của thành phố theo các bước sau:

Các bước đánh giá bao gồm:

- Xác định các nhân tố gây ra TDBTT: Xác định các hiểm họa như xói lở, bão lũ, ô nhiễm môi trường… và các nhân tố làm tăng TDBTT như các nhân tố tự nhiên và nhân tố con người;

- Xác định đối tượng dễ bị tổn thương;

- Xác định khả năng thích ứng: Khả năng thích ứng tự nhiên và khả năng thích ứng do xã hội;

- Lập bản đồ dễ bị tổn thương.

Phương pháp luận được sử dụng trong Dự án “Nghiên cứu đánh giá TDBTT và tác động của BĐKH cho thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn” thuộc “Chương trình Giảm thiểu BĐKH tại các thành phố Châu Á” hợp phần tại Việt Nam gồm các bước sau:

Hình 2.3. Sơ đồ đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH thành phố Đà Nẵng thành phố Đà Nẵng

Đánh giá TDBTT trong hiện tại là đánh giá hiện trạng các tác động của BĐKH đối với từng ngành, từng lĩnh vực của thành phố từ đó thiết lập bảng ma trận đánh giá TDBTT do BĐKH trong hiện tại. Bảng ma trận được hoàn thiện bằng kết quả khảo sát điều tra thu thập số liệu liên quan đến hiện trạng các tác động của BĐKH đối với từng ngành, từng lĩnh vực của thành phố. Các loại thiên tai được phân loại ưu tiên theo mức độ, cường độ, tần suất và mức độ tác động. Cấu trúc bảng ma trận như sau:

Bảng 2.3. Ma trận đánh giá TDBTT do BĐKH trong hiện tại

Các loại thiên tai chính Tác động Địa điểm tác động Nhóm dễ bị tổn thương Tác động đối với tính mạng con người/ sinh kế Tác động đối với cơ sở hạ tầng

Bão Mức độ Khu vực Nông nghiệp Nguy hiểm Phá hủy Lũ Mức độ Khu vực Nông nghiệp Sinh kế giảm Ảnh hưởng Hạn hán Mức độ Khu vực Nông nghiệp Sinh kế giảm Ảnh hưởng …

Đánh giá TDBTT trong tương lai là dự báo các tác động và các vấn đề tiềm tàng do BĐKH xảy ra trong tương lai. Các dự báo này dựa trên các kịch bản phát triển các ngành của thành phố, kế hoạch và quy hoạch phát triển thành phố, các kịch bản BĐKH và NBD. Thiết lập bảng ma trận Các vấn đề trong tương lai do tác động của BĐKH như sau:

Bảng 2.4. Ma trận đánh giá tính DBTT do BĐKH trong tương lai

Các vấn đề Đối tượng bị tổn thương Vị trí Mơ tả hậu quả của tác động

Bão Nông nghiệp Khu vực Mô tả chi tiết hậu quả Lũ Nông nghiệp Khu vực Mô tả chi tiết hậu quả Hạn hán Nông nghiệp Khu vực Mô tả chi tiết hậu quả …

Đánh giá năng lực thích ứng nhằm mục đích xác định năng lực thích ứng

trong hiện tại từ đó đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách nhằm giảm thiểu và thích ứng với tác động của BĐKH trong tương lai. Đánh giá năng lực bao gồm đánh giá về thể chế, chính sách, cơ sở hạ tầng/thiết bị phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với BĐKH, tổ chức phịng tránh và ứng phó khi xảy ra thảm họa thiên tai và thực tiễn ứng phó với BĐKH, năng lực và phân bổ nguồn lực ứng phó với BĐKH, nội dung để ứng phó và thích ứng với BĐKH, cơ chế giám sát, đánh giá.

Ưu điểm của phương pháp

- Việc đánh giá TDBTT được thực hiện tại cấp thành phố và do việc quản lý nhà nước hiện nay được thực hiện theo tiếp cận ngành dọc nên các thông tin liên quan được thu thập đầy đủ ở cấp tỉnh.

- Do tính chất và quy mô của dự án lớn nên đã sử dụng tất cả các kịch bản BĐKH, nhiệt độ, nước biển dâng… cũng như các kịch bản phát triển của từng ngành cũng như của thành phố.

- Kết quả đánh giá được sử dụng cho công tác lập kế hoạch chiến lược hành động thích ứng với BĐKH của thành phố cũng như của từng ngành.

- Đặc biệt phương pháp còn đưa ra được các kiến nghị giám sát, đánh giá trong tương lai cho từng ngành, vùng dễ bị tổn thương.

Hạn chế của phương pháp

- Mục tiêu đánh giá TDBTT trong tương lai là đến năm 2050 tuy nhiên trong năm đánh giá (2009) là năm gần cuối của kỳ kế hoạch (kỳ 2001 - 2010 hoặc 2006 - 2010), các báo cáo hiện trạng từ ngành đều cũ, báo cáo quy hoạch, kế hoạch chưa đến kỳ thực hiện cho giai đoạn tiếp.

- BĐKH xảy ra một cách từ từ nên rất khó cảm nhận trong thời gian ngắn. Trong khi đó, các quy hoạch phần lớn mới chỉ đề cập đến năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020.

- Kịch bản BĐKH (nước biển dâng, lượng mưa, nhiệt độ) mới chỉ đưa ra các giá trị trung bình năm hoặc tháng mà chưa đưa ra được thời gian, số lần xuất hiện trong năm cũng như cường độ khi xuất hiện.

- Thiếu các nghiên cứu cơ bản, hệ thống các cơ sở dữ liệu đối với các ngành nhất là tài nguyên nước mặt, các số liệu không nhất quán trong các tài liệu thu thập được.

- Quy mô đánh giá là ở cấp tỉnh thành phố nên các thông tin kết quả mang tính chiến lược vĩ mơ, khác với đánh giá cấp cộng đồng, địa phương như trong phương pháp đánh giá của Hội chữ thập đỏ cũng như phương pháp được sử dụng đánh giá tại Nam Định.

Và trong Dự án “Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên - mơi trường, khí tượng thủy văn biển Việt Nam; dự báo thiên tai, ô nhiễm môi trường tại các vùng biển” - Bộ tài nguyên Môi trường thực hiện như sau. Tác giả Mai Trọng Nhuận và cộng sự đã sử dụng quy trình và mơ hình đánh giá tổn thương của NOAA (1999) và Cutter (1996, 2000) để đánh giá. Nghiên cứu này đánh giá mức độ tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội, của cộng đồng dân cư ven biển do các tác động bên ngồi như các tai biến (xói lở, lũ lụt, ơ nhiễm mơi trường, BĐKH,...) và các hoạt động nhân sinh cường hóa tai biến (cơng nghiệp, chặt phá rừng, ni trồng thủy sản, du lịch...). Các quy trình và mơ hình đánh giá tổn thương trên được áp dụng trong dự báo mức độ tổn thương. Cụ thể các bước dự báo mức độ tổn thương vùng biển và đới ven biển Việt Nam theo các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội và dâng cao mực nước biển được tiến hành như sơ đồ sau:

Hình 2.4. Mơ hình đánh giá tổn thương của hệ thống TN - XH

Trên cơ sở phương pháp luận này, tác giả đã đề xuất quy trình đánh giá dự báo mức độ tổn thương như sau:

Các bước đánh giá hiện trạng và dự báo mức độ tổn thương tài nguyên môi trường biển và ven biển được tiến hành như sau (Hình 2.5):

Bước 1: Nhận định, phân tích, đánh giá và dự báo các yếu tố gây tổn thương: bao gồm các tai biến ngập lụt, xói lở, bồi tụ biến động luồng lạch, nhiễm mặn...;

Bước 2: Nhận định, phân tích, đánh giá và dự báo các đối tượng bị tổn thương, đặc biệt tập trung vào các đối tượng: tài nguyên đất, đất ngập nước, tài nguyên khoáng sản, tài ngun vị thế; các cơng trình nhân sinh (dân cư, các khu công nghiệp, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, các cơng trình văn hóa nghệ thuật,…);

Bước 3: Nhận định, phân tích, đánh giá và dự báo khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội: hệ thống tự nhiên (hệ sinh thái rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển, các thành tạo địa chất…); hệ thống xã hội (hệ thống giao thơng, trình độ văn hóa, dịch vụ y tế,…);

Bước 4: Đánh giá, phân vùng dự báo mức độ nguy hiểm;

Bước 5: Đánh giá, phân vùng dự báo mật độ đối tượng bị tổn thương; Bước 6: Đánh giá, phân vùng dự báo khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên - xã hội;

Bước 7: Đánh giá, phân vùng dự báo mức độ tổn thương tài nguyên môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam.

Hình 2.5. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng và dự báo MĐTT TN-MT vùng biển và đới ven biển Việt Nam theo kịch bản NBD 0,5m và 1,0m

• Ưu điểm

- Xác định được các nhóm, vùng và phạm vi dễ bị tổn thương;

- Đã đề cập đến công cụ để thu thập số liệu, điều tra đánh giá (Sử dụng các bảng câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn trực tiếp và các công cụ điều tra đánh giá nhanh);

- Xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá và xác định được các trọng số tương ứng với từng tai biến, từng lĩnh vực;

- Do tính chất và quy mơ của dự án lớn nên đã sử dụng tất cả các kịch bản BĐKH, nhiệt độ, nước biển dâng cũng như các kịch bản phát triển của từng ngành cũng như của thành phố;

- Kết quả đánh giá được sử dụng cho công tác lập kế hoạch chiến lược hành động thích ứng với BĐKH của từng khu vực, vùng, tỉnh, thành phố cũng như của từng ngành;

- Đặc biệt phương pháp còn đưa ra được các kiến nghị giám sát, đánh giá trong tương lai cho từng ngành, vùng dễ bị tổn thương.

- Việc tính tốn các trọng số, và cho điểm mức độ tổn thương vẫn mang tính chủ quan của người tính;

- Việc quy điểm từ mức độ nghiêm trọng cho tới ít bị tổn thương thành điểm vẫn mang tính định tính.

Từ những phân tích nêu trên ta thấy được rằng với mỗi một phương pháp đánh giá TDBTT khác nhau sẽ phù hợp với từng quy mô, từng khu vực và từng đối tượng khác nhau.

Mỗi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm riêng, hiện nay ở Việt Nam các cơ quan khác nhau cũng đang sử dụng các công thức, cách thức khác nhau để đánh giá tính TDBTT. Trong nghiên cứu này, học viên lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ tổn thương do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là phương pháp của IPCC (2007).

2.2.4. Tổng quan thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất lúa

2.2.4.1. Khái niệm về thích ứng với biến đổi khí hậu

Thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động hoặc phản ứng tích cực hoặc có phịng bị trước được đưa ra với ý nghĩa giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH. Thích ứng cịn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Cây cối, động vật, và con người không thể tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng hồn tồn có thể thay đổi các hành vi của mình để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ những thay đổi đó. Ngồi ra, thích ứng cịn địi hỏi sự đánh giá về các cơng nghệ và biện pháp khác nhau nhằm phòng tránh những hậu quả bất lợi của BĐKH bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế chúng, nhanh chóng tạo ra một sự thích ứng với BĐKH và phục hồi một cách có hiệu quả sau những tác động của chúng, hay là bằng cách lợi dụng những tác động tích cực. Hiểu biết về sự thích ứng với BĐKH có thể được nâng cao bằng cách nghiên cứu kỹ sự thích ứng với khí hậu hiện tại cũng như với khí hậu trong tương lai (Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hồi Thu, 2012).

Đối với nơng dân, thích ứng là tăng khả năng sản xuất các cây trồng, vật nuôi trong điều kiện BĐKH bằng cách ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phù hơp. Thích ứng giúp làm giảm nguy cơ mất mùa và suy giảm năng suất của cây trồng, vật nuôi, đồng thời làm tăng khả phục hồi của cây trồng, vật nuôi và các hệ thống nông nghiệp sau khi bị ảnh hưởng bởi BĐKH. Thích ứng cũng cịn bao gồm cả việc áp dụng các giải pháp để tận dụng các tác động có lợi của BĐKH.

Thích ứng cũng cịn được định nghĩa là một q trình mà ở đó các cá nhân, cộng đồng hoặc các quốc gia thực hiện các chiến lược và kế hoạch để đối phó với BĐKH và tận dụng được các tác động có lợi của BĐKH (UNDP, 2005).

Nơng nghiệp thích ứng với BĐKH nhằm mục đích nâng cao khả năng của các hệ thống nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, và kết hợp các nhu cầu cần thích ứng và tiềm năng giảm thiểu vào các chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết đồng thời các thách thức về an ninh lương thực, phát triển và thích ứng, giảm thiểu các tác động của BĐKH, cho phép các quốc gia xác định được các giải pháp cho lợi ích tối đa và các giải pháp có những rủi ro cần phải quản lý.

Ngành nơng nghiệp có thể áp dụng nhiều giải pháp để thích ứng BĐKH, chẳng hạn như:

-Sử dụng các loài, giống cây trồng và vật ni có khả năng chống chịu tốt

hơn với các thay đổi của các yếu tố thời tiết, và chống chịu tốt hơn với sâu bệnh;

-Đa dạng các loại hình sản xuất, kinh doanh, trồng đa dạng các cây, con,

phát triển các hệ sản xuất giàu về đa dạng sinh học;

-Cải thiện khả năng dự trữ lương thực (từ quy mô hộ đến cấp quốc gia)

nhằm đảm bảo có đủ nguồn lương thực, đảm bảo an ninh lương thực, kế cả trong hồn cảnh có BĐKH;

-Cung cấp các thông tin cảnh báo sớm và kịp thời về khí hậu tới các cơ

quan, cá nhân liên quan đề kịp thời xác định và thực hiện các biện pháp ứng phó;

-Tăng cường ứng dụng các biện pháp thâm canh bền vững để sản xuất cây

trồng và chăn ni, ví dụ như bón phân cân đối, sử dụng thuốc BVTV hợp lý, áp dụng các biện pháp giảm xói mịn đất, quản lý tốt nguồn nước tưới;

-Cải tiến các hệ thống thủy lợi, thu hồi nước mưa, sử dụng nước ngầm và

các nguồn nước khác một cách bền vững.

Nơng nghiệp thích ứng với BĐKH nhằm mục đích nâng cao khả năng của các hệ thống nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực, và kết hợp các nhu cầu cần thích ứng và tiềm năng giảm thiểu vào các chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, giải quyết đồng thời các thách thức về an ninh lương thực, phát triển và thích ứng, giảm thiểu các tác động của BĐKH, cho phép các quốc gia xác định được các giải pháp cho lợi ích tối đa và các giải pháp có những rủi ro cần phải quản lý.

Để có thể giảm tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH, chúng ta phải tập trung xây dựng năng lực thích ứng, đặc biệt của những người dễ bị tổn thương nhất; và trong một số trường hợp, phải tập trung làm giảm sự hứng chịu hay tính nhạy cảm đối với tác động khí hậu. Chúng ta phải đảm bảo rằng những sáng kiến phát triển khơng vơ tình làm tăng tình trạng dễ bị tổn thương. Chúng ta gọi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)