Biện pháp thích ứng của chính quyền và cộng đồng với BĐKH trong sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 102 - 109)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng tại huyện Nghĩa

4.5.3. Biện pháp thích ứng của chính quyền và cộng đồng với BĐKH trong sản

sản xuất lúa

a. Biện pháp thủy lợi

Kết quả triển khai chiến dịch làm thủy lợi nội đồng vụ đơng xn năm

2015, tồn huyện đã nạo vét 410.341 m3 đạt 112,4% kế hoạch. Chỉ đạo các ngành

xã, thị trấn đã triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão (PCLB), đẩy nhanh tiến độ thi cơng các cơng trình đê, kè, các tuyến đường cứu hộ, triển khai nghiêm túc các phương án và kế hoạch PCLB.

Hệ thống kênh mương luôn được nạo vét, mở rộng giúp việc dẫn nước nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp người dân chủ động hơn trong tưới tiêu. Hệ thống kênh mương ngày càng được kiên cố hóa và nâng cấp, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của người dân, trở thành hệ thống dự trữ nước hữu ích làm giảm việc thiếu nước tưới trong mùa vụ, và tăng cường việc tiêu nước khi bị ngập lụt, thuận tiện hơn cho việc thau chua rửa mặn đối với các xã ven biển.

b. Thay đổi giống và cơ cấu giống

Trong những năm gần đây, dưới tình hình diễn biến phức tạp của BĐKH, việc lựa chọn giống lúa để canh tác vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa thích ứng được BĐKH là điều hết sức quan trọng. Nhiều giống lúa đặc sản, lúa lai cao sản và các giống có khả năng chịu mặn được đưa vào gieo trồng cho năng suất và chất lượng khá, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày để gieo cấy trong cả 2 vụ.

Bảng 4.16. Cơ cấu giống lúa và năng suất lúa tại địa điểm điều tra

Địa điểm Nghĩa Thịnh Nghĩa Lạc TT Rạng Đông

Giống lúa Tám thơm (BT7), Nếp Cái Tám thơm (BT7), Nếp Cái Nhị ưu 838, Tám thơm (BT7), Nam Định 5, TBR45, BC15, Nếp (N87, N97), RVT... Năng suất trung bình (tấn/ha) Vụ xuân 5,21 5,34 5,76 Vụ mùa 4,70 4,86 4,98

Nguồn: Kết quả điều tra (2015, 2016) Giống lúa thuần Bắc Thơm số 7 (BT7) đã gắn bó với nơng dân huyện Nghĩa Hưng trên 20 năm, ngày càng được mở rộng diện tích. Từ vài sào cấy năm 1992, đến nay có vụ, diện tích cấy giống BT7 chiếm tới 70 - 80% tổng diện tích lúa tồn huyện. Số liệu thống kê tại HTX nông nghiệp cho thấy, xã Nghĩa Thịnh và xã Nghĩa Lạc gieo cấy trên 90% diện tích trong vụ xuân năm 2016 vì đây là giống lúa có chất lượng gạo ngon, nếu thời tiết thuận lợi giống lúa BT7 ln đạt hiệu quả cao, có thị trường tiêu thụ rộng. Kết quả điều tra cũng cho thấy, nông dân ở thị trấn Rạng Đông cấy đa dạng các giống lúa như: giống đặc sản BT7, Nếp N87; giống năng suất cao như BC15, Nhị ưu 838, RVT, TBR45; giống chịu mặn như Nhị ưu 838, BT7, TBR45. Giống BT7 chiếm 60% diện tích gieo trồng, do là giống lúa thuần có khả năng chịu mặn, chất lượng gạo tốt, năng suất khá ổn định, đạt từ 5 - 5,5 tấn/ha, có giá trị kinh tế cao hơn lúa lai khoảng 40%. Với trình độ thâm canh của nơng dân cao đã phần nào "khắc chế" tính dễ nhiễm bệnh hại của giống lúa thơm chất lượng này. Ngồi ra, nơng dân ở Rạng Đơng cịn gieo cấy giống Nhị ưu 838, TBR45. Nhị ưu 838 là giống lúa lai thích ứng cao nhất với vùng đất nhiễm mặn, nên tuy chất lượng gạo không bằng các giống trên nhưng năng suất cao và khả năng chống chịu tốt nên giống này vẫn được đưa vào gieo cấy, thích hợp với các chân ruộng nhiễm mặn, ruộng trũng nhằm tăng khả năng chống chịu úng, chịu mặn, TBR45 là giống lúa cảm ôn, ngắn ngày cấy được cả 2 vụ, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, có khả năng chống đổ và chịu mặn tốt, phù hợp với thời tiết bất thuận và luôn phải đương đầu với bão và sự XNM ở vùng ven biển, TBR45 còn cho năng suất cao và ổn định, trung bình đạt từ 65 - 70 tạ/ha, chất lượng gạo khơng thua kém gì BT7, nên đây đang là giống lúa ưu việt trong bối cảnh BĐKH hiện nay.

Hiện nay người dân ở 3 xã đang cấy giống BT7 kháng bạc lá được thí điểm trên 200 ha vụ mùa năm 2013 trong đó có 33,4 ha cánh đồng mẫu lớn của thị trấn Liễu Đề, với giống lúa này bệnh bạc lá giảm đáng kể, năng suất cao và ổn định hơn, khắc phục được nhược điểm dễ bị nhiễm sâu bệnh ở giống BT7 cũ.

c. Đa dạng hóa hoạt động luân canh - xen canh

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ độc canh sang luân canh, xen canh nhằm mục đích thích ứng với các hiện tượng thời tiết cực đoan, cải thiện độ phì của đất, phòng tránh dịch bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế. Người dân ở Nghĩa Hưng, đặc biệt ở xã Nghĩa Lạc đã xen canh gối vụ trong năm cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa với 123,8 ha cây vụ đông trên đất lúa, các ruộng rau của người dân thường được luân canh các loại cây trồng như: Dưa chuột, mướp đắng + hành, rau muống + cải trái vụ, cà chua sớm + mướp thơm, su hào, bắp cải, bí xanh, bí đỏ, ngơ, đậu tương... (hình P02-3 Phụ lục 02) các hộ nơng dân được HTX nơng nghiệp khuyến khích ni, trồng theo hướng VietGAP nhằm đáp ứng thị trường rau sạch cho các siêu thị và thành phố lớn.

d. Điều chỉnh lịch thời vụ

Trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, sự thay đổi của khí hậu thời tiết đã bắt đầu có sự xáo trộn trong mùa vụ sản xuất các loại cây trồng, nhất là cây lúa. Vì vậy, những cứ liệu xây dựng lịch thời vụ mang tính hệ thống trước đây không cịn chính xác. BĐKH đã làm xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan, phát sinh những quy luật diễn biến khí hậu thời tiết mới chưa được ghi nhận một cách có hệ thống đã gây khó khăn cho việc xây dựng lịch thời vụ, bố trí cơ cấu bộ giống cây trồng và phương pháp canh tác hợp lý. Do đó, thực hiện dự báo khí hậu nơng nghiệp và xây dựng lịch thời vụ trong canh tác để tăng cường khả năng thích ứng cho nông dân là điều cực kỳ quan trọng giúp cho nông dân tiến hành sản xuất nông nghiệp bền vững hơn trong điều kiện BĐKH.

Tại các xã thuộc huyện Nghĩa Hưng, trong đó có cả 3 xã là khu vực điều tra đã áp dụng lịch thời vụ xuân muộn - mùa sớm - vụ đông, chuyển trà xuân sớm sang cấy lúa xuân muộn, đưa nhanh những giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, chất lượng tốt vào gieo cấy, do chủ yếu gieo từ tiết lập xuân nên những đợt rét đậm, rét hại khơng cịn nhiều như trong tháng 1, nhằm giảm chi phí đầu vào, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại, nâng cao năng suất lúa, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích cây vụ đơng.

Số liệu theo dõi mưa gần 20 năm trở lại đây cho thấy 2 cao điểm mưa với cường độ lớn ở khu vực ĐBSH: khoảng 1 xung quanh 10/7 và khoảng 2 xung quanh 10 - 20/9, mưa với lượng trên 100 mm theo đợt xảy ra với tần suất cao hơn 75%, là khoảng thời gian canh tác lúa mùa. Đối với vụ mùa sớm, nếu cấy trong tháng 6, nhất là trước 25/6 sẽ tránh được mưa lớn sau cấy gây ngập lụt khiến lúa chết. Với cao điểm mưa thứ 2 trong mùa, khi đó trà mùa sớm cơ bản đã trổ bông thụ phấn xong, và ở vào giai đoạn chắc xanh, lá lúa đã trở nên dầy, cứng hơn và khi đó dinh dưỡng được tập trung ni hạt, vì vậy mà tác động của bệnh bạc lá ở giai đoạn này thường cũng nhẹ hơn.

Các HTX nông nghiệp phối hợp cùng phòng NN&PTNT huyện Nghĩa Hưng và các cơ quan chức năng, linh hoạt trong việc điều chỉnh lịch thời vụ phù hợp với đặc điểm của thời tiết và điều kiện đất đai tại địa phương đem lại năng suất, chất lượng nơng sản có giá trị kinh tế cao cho người dân.

Bảng 4.17. Lịch thời vụ (dương lịch) của 3 xã tại huyện Nghĩa Hưng cách đây 5 năm và hiện tại

Nguồn: Kết quả điều tra (2015, 2016) Từ đó bảng trên ta thấy, lịch thời vụ gieo trồng ở Nghĩa Hưng có sự thay đổi ở cả 3 xã trong 5 năm gần đây, vụ xuân có xu hướng muộn hơn, vụ mùa có xu hướng sớm hơn. Tại thời điểm điều tra, lịch thời vụ của vụ xuân dịch chuyển dần về tháng 2 dương lịch. Trong năm 2016, vụ xuân năm nay bắt đầu từ 15 -

20/02. Mục đích của việc thay đổi lịch thời vụ ở vụ xuân nhằm tránh các đợt rét đậm, rét hại xảy ra vào đầu tháng 2, giảm tình trạng lúa chết và thuận lợi hơn cho việc gieo sạ. Cịn lịch thời vụ mùa có thời gian ngắn hơn do vụ mùa chỉ tập trung trồng lúa ngắn ngày để người dân làm đất chuẩn bị cho xen canh cây rau màu vụ đông xuân, những giống ngày ngắn phổ biến như là Bắc thơm số 7, KB2, Nếp 87, RVT được người dân sử dụng nhiều nhất. Và trong sản xuất lúa vụ mùa lịch thời vụ cũng có xu hướng thu hoạch sớm hơn, cách đây 5 năm thì thời gian thu hoạch là giữa tháng 10 dương lịch nhưng năm 2016 thì thời gian thu hoạch đã bắt đầu từ giữa tháng 9 dương lịch. Sở dĩ, lịch thời vụ lúa mùa có xu hướng thu hoạch sớm là để tránh các cơn bão muộn.

e. Thay đổi mức đầu tư phân bón

Một trong những yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng chính là phân bón. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình phát triển của cây lúa, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, protein.

Đối với vùng ven biển, cửa sông chịu ảnh hưởng của quá trình XNM do BĐKH thì quy trình chăm sóc, bón phân cần được cân đối để lúa khoẻ, cứng cây nhằm tăng khả năng chống chịu, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do thiên tai, thời tiết, sâu bệnh, bảo đảm ổn định về năng suất. Đồng thời cần bón kết hợp cả phân vơ cơ (phân khoáng) và phân hữu cơ cho cây lúa. Tuy nhiên tại các xã được điều tra, tỷ lệ người dân chăn ni gia súc rất ít, đặc biệt ở xã Nghĩa Lạc và thị trấn Rạng Đông nên hầu như khơng có phân chuồng để bón ruộng.

Bảng 4.18. Hiện trạng sử dụng phân bón tại khu vực điều tra

Nội dung Nghĩa Thịnh Nghĩa Lạc TT Rạng Đơng

Lượng phân bón trung bình (kg/ha) 907,78 968,06 988,06 Tỉ lệ hộ thay đổi mức đầu tư phân bón

so với 5 năm trước đây (%) 14,29 16,67 30,95

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Từ bảng trên ta thấy, lượng phân bón sử dụng tại thị trấn Rạng Đông lớn nhất trong 3 xã, nguyên nhân chủ yếu do có sự thay đổi về cơ cấu giống lúa. Tại Rạng Đông, cơ cấu giống lúa lai cao sản từ 40 - 50%, tại Nghĩa Thịnh và Nghĩa Lạc có cơ cấu giống lúa lai cao sản lần lượt là 5,06% và 3,18%, trong khi lượng

phân sử dụng cho lúa lai cao hơn hẳn lúa thuần, dẫn đến sự chênh lệch về mức sử dụng phân bón tại 3 xã. Người dân ở 2 xã Nghĩa Thịnh và Nghĩa Lạc bón phân tuân thủ theo công thức của HTX nông nghiệp khuyến cáo. Số hộ thay đổi mức đầu tư phân bón so với 5 năm trước đây ở Rạng Đông chiếm tỷ lệ cao nhất do đặc thù đất ven biển nên tỷ lệ và thành phần phân bón ln được điều chỉnh, người dân bón vơi rửa mặn rải rác, do khơng phải lúc nào cũng có sẵn vơi, cách một vài vụ lại bón 450 - 500 kg vơi/ha, chủ yếu vào vụ xuân và đa số sử dụng phân hỗn hợp NPK kết hợp phân đơn ure và kali. Lượng phân NPK và phân kali bón khá đồng bộ và nằm trong khoảng dao động của tiêu chuẩn, nhưng lượng bón thêm ure cao gấp 5 - 6 lần so với tiêu chuẩn. Nguyên nhân của việc bón nhiều phân đạm do đa số các hộ bón phân chưa theo liều lượng quy định mà bón theo kinh nghiệm và cảm tính, theo trạng thái cây trồng. Việc bón thừa đạm khiến cây sinh trưởng nhanh, lá phát triển nhiều và có màu xanh đậm, trong các bộ phận của cây có nhiều đạm tự do do cây đồng hố khơng kịp làm cho vỏ tế bào mỏng, các mô tế bào bảo vệ kém phát triển trở nên non mềm, tạo điều kiện cho nhiều sâu bệnh xâm nhập vào cây dễ dàng. Ruộng lúa thừa đạm thường hay bị các loại: Sâu đục thân lúa, sâu cuốn lá lúa, rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá gây hại nặng. Thấy rõ điều này qua vụ lúa xuân năm 2016 tại thị trấn Rạng Đông, giai đoạn lúa đang đẻ nhánh mà bị thừa đạm lại gặp thời tiết mưa, ẩm kéo dài dẫn đến bùng phát bệnh đạo ôn lá lúa - một loại bệnh rất khó trị triệt để. Việc bón thừa phân đồng thời gây lãng phí tiền bạc và ơ nhiễm mơi trường đất. Khó khăn gặp phải trong q trình điều tra là một số nơng dân chưa nắm bắt và nhớ rõ về về mức đầu tư phân bón sử dụng mỗi vụ vì lượng bón chia thành nhiều đợt và khơng nhớ rõ mức sử dụng phân bón cho từng giống lúa.

f. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Do đặc điểm q trình bồi lắng ven biển nên nhiều diện tích đất là đất cát, đất cát pha rất nghèo chất dinh dưỡng, đất gần biển nên độ mặn cao, dễ bốc mặn. Do nước mặn lấn càng sâu vào đất liền nên nguồn nước tưới để rửa mặn cũng không đủ nên nhiều hộ dân tại thị trấn Rạng Đông đã thực hiện chuyển đổi vùng trồng lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản. Kết quả điều tra cho thấy ở thị trấn Rạng Đông tỷ lệ số hộ chuyển đổi mục đích sử dụng đất là 21,43%, cao hơn rất nhiều so với 2 xã còn lại. Cụ thể năm 2002, nông trường Rạng Đông chuyển đổi 124 ha đất lúa sang nuôi tôm, cua, cá. Cuộc chuyển đổi mạnh nhất vào năm 2006 với 165 ha. Đến nay, diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 350 ha, chiếm 40% tổng diện tích đất canh tác.

XNM tại Nghĩa Hưng - Nam Định ngày càng diễn ra mạnh mẽ, biến Rạng Đông từ một nông trường trồng lúa chuyển dần sang lúa - thủy sản. Khoảng vài năm trở lại đây do BĐKH, nước mặn liên tục xâm nhập vào các diện tích gieo cấy lúa của Rạng Đơng, những vùng nước ngọt biến thành nước mặn hoặc mặn - ngọt đan xen nhau. Tuy độ mặn chỉ vài phần ngàn, có thể chưa là gì với những vùng ni trồng thủy sản nhưng cây lúa vốn chỉ phù hợp nước ngọt thì là vấn đề khó khăn. Hàng trăm ha lúa của Rạng Đông bị nhiễm mặn, không cho thu hoạch hoặc thu hoạch thấp. Vụ xuân 2008 có 83/503 ha lúa thất thu thì sang vụ mùa tăng lên 104 ha, rồi vụ mùa 2009 tăng lên 253/520 ha thất thu, vụ xuân 2010 có 152/494 ha thất thu, vụ mùa 2011 lại có 136/428 ha khơng cho thu hoạch hoặc giảm năng suất. Lúa ở Rạng Đông chỉ tạo ra giá trị 15 - 20 triệu đồng/ha/năm trong khi vùng nuôi trồng thủy sản chuyển đổi nước mặn lợ lên tới 30 - 50 triệu đồng/ha, nước ngọt 25 - 35 triệu đồng/ha. Do đó người dân ngày càng có xu hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang ni trồng thủy sản đang diễn ra ngày càng phổ biến tuy rằng nuôi trồng thủy sản cũng là một ngành nghề rất nhạy cảm với BĐKH và có tính rủi ro cao. Bên cạnh đó, nếu sự thay đổi hình thức canh tác này khơng có quy hoạch, sự biến đổi từ các vùng trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản một cách ồ ạt cũng góp phần làm mặn hóa đất đai một số vùng ven biển.

g. Áp dụng kiến thức bản địa trong dự báo thời tiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa tại huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)