Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm hải phòng (Trang 25 - 27)

VI. Tài sản dài hạn khác

2.2.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP.

doanh của công ty Cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm HP.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Các tài sản này được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề cốt yếu, bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ các nguồn: + Nguồn vốn bản thân chủ sở hữu (vốn ban đầu góp và vốn bổ sung trong q trình kinh doanh, các quỹ trong doanh nghiệp có nguồn gốc lợi nhuận, lợi nhuận chưa phân phối).

+ Nguồn vốn vay (vay ngắn hạn, dài, trung hạn ở doanh nghiệp và vay của đối tượng khác).

+ Do chiếm dụng trong q trình thanh tốn (nợ người cung cấp, nợ người lao động, nợ ngân sách Nhà nước).

Trong đó:

- Nguồn tài trợ thường xuyên: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay-nợ dài hạn, trung hạn

- Nguồn tài trợ tạm thời: các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động .

Để phân tích kết cấu nguồn vốn, đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu được thể hiện qua bảng 2-3.

a.Vốn hoạt động thuần:là chỉ tiêu phản ánh số vốn của doanh nghiệp được

sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp. Với số vốn hoạt động thuần này doanh nghiệp có khả năng bảo đảm chi trả cho các hoạt động diễn ra mà không cần phải vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác.

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

= Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn (2-1) Từ bảng 2-3 ta có thể thấy vốn hoạt động thuần cả thời điểm đầu năm và cuối năm đều dương và cuối năm giảm 1.742.495.588 đồng so với đầu năm (giảm 29,93% so với đầu năm). Điều này chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp đủ và thừa để trang trải cho tài sản dài hạn nhưng vốn hoạt động thuần giảm

cũng cho thấy khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng TSNH của công ty được giảm đi.

b.Hệ số tài trợ tạm thời: Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn tài trợ tài sản

của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ thường xuyên chiếm bao nhiêu phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Nguồn tài trợ tạm thời

Hệ số tài trợ tạm thời = (2-2)

Tổng nguồn vốn

Qua bảng 2-3 ta thấy : nguồn tài trợ tạm thời tại thời điểm cuối năm 2015 là 0,30 cho ta biết trong tổng nguồn tài trợ tài sản của công ty nguồn tài trợ tạm thời chiếm 30%. Điều này cho thấy mức độ an toàn là khá thấp và tăng rủi ro tài chính tại cơng ty. So với thời điểm đầu năm tỷ lệ thay đổi rất nhiều (giảm 0,42 đ/đ tương ứng giảm 58,22% so với đầu năm 2015).

c.Hệ số tài trợ thường xuyên: Chỉ tiêu này cho biết, so với tổng nguồn tài trợ

tài sản của doanh nghiệp (nguồn vốn), nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Hệ số này càng nhỏ, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ thường xuyên = (2-3)

Tổng nguồn vốn

Qua bảng 2-3 ta thấy hệ số tài trợ thường xuyên của công ty cuối năm 2015 là 0,70 tăng 0,42 so với thời điểm đầu năm. Hệ số này cho biết trong một đồng nguồn vốn của cơng ty thì có 0,70 đồng từ nguồn tài trợ thường xuyên. Điều này lm cho cơng ty mất tính ổn định và cân bằng về mặt tài chính của cơng ty.

d.Hệ số nguồn vốn CSH so với nguồn TTTX: Cho biết mức độ vốn chủ sở hữu

so với nguồn tài trợ thường xuyến là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn càng cho thấy sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngồi càng ít và ngược lại

Vốn chủ sở hữu

Hệ số vốn CSH so với nguồn TTTX = (2-4)

Nguồn tài trợ thường xuyên

e.Hệ số nguồn TTTX so với TSDH: Chỉ tiêu này cho biết, mức độ tài trợ tài sản

dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên (nguồn tài trợ thường xuyên). Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và bền vững về tài chính của cơng ty càng cao và ngược lại.

Hệ số này ở thời điểm cuối năm là 1,17 giảm 0,15 tương ứng giảm 21,16% so với đầu năm. Hệ số này >1 cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của công ty đủ đáp ứng nhu cầu về tài sản dài hạn.

Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số nguồn TTTX so với TSDH = (2-5)

Tài sản dài hạn

f.Hệ số nguồn TTTT so với TSNH: Cho biết mức độ tài sản ngắn hạn được tài

trợ bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng giảm và ngược lại.

Nguồn tài trợ tam thời

Hệ số nguồn TTTT so với TSNH = (2-6)

Tài sản ngắn hạn

Hệ số này ở cuối năm là 0,75 giảm 0,17 tương ứng giảm 18,28% so với thời điểm đầu năm. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng TSDH là khá tốt.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần đầu tư và XNK súc sản gia cầm hải phòng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)