Tiếp cận Hành

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lí học dị thường và lâm sàng: Phần 1 - Paul Bennet (Trang 44 - 47)

Nguồn gốc của liệu pháp hành vi nằm trong thuyết điều kiện hoá cổ điển của Pavlov ([1927] 1960) và thuyết điều kiện hoá tạo tác (operant conditioning) của Skinner (1953) phát triển vào nửa đầu thế kỷ 20. Mặc dù khác biệt đáng kể trong cách giải thích về hành vi, song cả hai lí thuyết đều cho rằng:

• Hành vi đ−ợc quyết định bởi những sự kiện bên ngồi.

• Những kinh nghiệm học đ−ợc trong quá khứ quyết định hành vi hiện tại.

• Có thể thay đổi hành vi thơng qua thay đổi trực tiếp những sự kiện bên ngồi. Khơng cần thiết phải tìm hiểu hoặc thay đổi “tinh thần” hay “thế giới bên trong” của cá nhân.

• Những nguyên tắc của sự học là đối t−ợng của sự khám phá khoa học và điều này đúng với mọi loài; nghiên cứu ở chuột cho chúng ta hiểu đ−ợc hành vi con ng−ời.

Điều kiện hoá cổ điển

Ban đầu, Pavlov đã phát hiện ra điều kiện hoá cổ điển dựa trên phản xạ tiết n−ớc bọt của chó. Trong suốt thí nghiệm của mình, ơng l−u ý rằng đơi khi, con chó sẽ tiết n−ớc bọt tr−ớc khi ng−ời ta đ−a thức ăn cho nó, một đáp ứng mà ơng đặt tên là “sự tiết n−ớc bọt tâm lí”. Qua tìm hiểu cơ chế của q trình này, ơng đã phát hiện ra cái mà ngày nay chúng ta gọi là thuyết điều kiện hoá cổ điển. Pavlov cho rằng tiết n−ớc bọt là một đáp ứng bản năng đối với sự xuất hiện thức ăn, đáp ứng này không cần học tập: đáp ứng không điều kiện tr−ớc

kích thích khơng điều kiện. Yếu tố mới lạ trong cơng trình của Pavlov là ở chỗ ơng cho rằng kích thích khác trội lên hiện diện vào lúc con vật có đáp ứng khơng điều kiện, sau đó sẽ dẫn đến cùng một hành vi: kích thích trung gian ban đầu trở thành một kích thích có điều kiện và gây ra đáp ứng có điều kiện, giống hệt đáp ứng khơng điều kiện. Có thể phải cần đến một vài lần kết hợp thì sự liên kết giữa đáp ứng trung gian và đáp ứng không điều kiện mới hình thành. Nếu kích thích có điều kiện lặp lại khi khơng có kích thích khơng điều kiện sẽ làm giảm dần dần đáp ứng khơng điều kiện, một q trình mà ng−ời ta gọi là sự dập tắt. Ng−ời ta cho rằng giữa có một mối liên quan giữa những q trình nói trên với các rối loạn cảm xúc khi thấy trải nghiệm có điều kiện ảnh h−ởng rõ rệt đến phản ứng cảm xúc cũng nh− hành vi. Ví dụ, theo tr−ờng phái hành vi, ám ảnh sợ xuất phát từ một trải nghiệm đ−ợc điều kiện hố, trong đó cá nhân sợ hãi một cách khơng thích hợp một vật hoặc một tình huống nhất định. Điều này có liên quan đến trải nghiệm sợ hãi hoặc lo lắng ở một thời điểm nào đó trong q khứ. Tiếp theo, kích thích có điều kiện sẽ gây ra đáp ứng sợ hãi có điều kiện. Nếu cá nhân trải qua nỗi sợ hãi sâu sắc, q trình điều kiện hố có thể mạnh mẽ đến mức chỉ cần một kinh nghiệm đ−ợc điều kiện hố cũng có thể dẫn đến nỗi sợ hãi lâu dài khó mà dập tắt đ−ợc. Ví dụ, một ng−ời từng chứng kiến một vụ đâm ơ tơ có thể có phản ứng ám ảnh sợ đối với việc ngồi trong ô tô và do vậy là tránh ngồi hoặc lái ô tô. Đáp ứng này bao gồm 3 thành tố: thành tố hành vi gồm né tránh hoặc chạy trốn đối t−ợng gây sợ hãi; trạng thái kích thích sinh lí cao độ thể hiện qua một loạt những triệu chứng khác nhau nh− căng thẳng về mặt thể chất, hay giật mình, run hoặc vã mồ hơi; và thành tố thứ 3 là cảm

xúc lo âu và sợ hãi.

Ví dụ nổi tiếng nhất về điều kiện hố đáp ứng ám ảnh sợ là tr−ờng hợp “Bé Albert” (Watson & Rayner, 1920). Albert 11 tháng tuổi và cậu phải nhập viện do hậu quả của một thí nghiệm. Ng−ời ta làm cho cậu sợ hãi thú nhồi bông bằng cách cứ mỗi khi đ−a cho cậu con thỏ bông để chơi họ đồng thời tạo ra những âm thanh lớn. Theo thời gian, ở Albert phát triển một nỗi sợ hãi có điều kiện (phản ứng ám ảnh sợ) đối với thú nhồi bông, nỗi sợ hãi này lan toả đến cả những thứ t−ơng tự thú nhồi bơng, chẳng hạn nh− quả bóng bằng bông, bộ lông (da) thú màu trắng hay mặt nạ của ơng già Noel. Đáng tiếc là sau đó, mặc dù Albert đ−ợc phép chơi đồ chơi mà khơng có tiếng động lớn, khi ra viện cậu vẫn khơng cải thiện đ−ợc nỗi ám ảnh sợ - một kết quả mà theo khía cạnh đạo đức ngày nay là khơng thể chấp nhận đ−ợc.

Điều kiện hoá tạo tác

Trái ng−ợc với hành vi phản xạ liên quan đến điều kiện hoá cổ điển, điều kiện hoá tạo tác cho rằng hành vi là chủ động và có mục đích. Theo Skinner, hành vi nếu đ−ợc củng cố sẽ tăng lên về tần suất hay đ−ợc lặp đi lặp lại; cịn nếu khơng đ−ợc củng cố hay bị trừng phạt thì sẽ giảm tần suất hoặc khơng lặp lại nữa. Định nghĩa của ông về cái củng cố (reinforcer) cũng rất hành vi: đó là cái mà ng−ời ta quan sát thấy rằng nó làm tăng tần suất

hay c−ờng độ của một hành vi. Ơng khơng đ−a ra giả thuyết nào về các quá trình trung gian bên trong nh− sự yêu thích, sự thoả mãn hay hứng thú.

Skinner phân biệt giữa 2 loại củng cố: củng cố bậc một (primary reinforcer), nh− thức ăn và n−ớc uống, những cái có ý nghĩa sinh học bẩm sinh, và củng cố có điều kiện, những củng cố liên hệ với củng cố bậc một thơng qua q trình điều kiện hố cổ điển phức tạp. Theo cách này, chính thuộc tính của những củng cố nh− chú ý và t−ơng tác xã hội cũng đ−ợc củng cố.

Quá trình tạo tác đến sự phát triển của rất nhiều rối loạn tâm thần. Lewinsohn và cs. (1979) cho rằng trầm cảm là hậu quả của việc một cá nhân bị tách ra khỏi hệ thống tán th−ởng mà tr−ớc đó họ thuộc về. Ng−ợc lại, Seligman (1975) cho rằng trầm cảm bắt nguồn từ thất bại trong việc trốn tránh kích thích tiêu cực của mơi tr−ờng. Lí luận của ông xuất phát từ một loạt những nghiên cứu mà trong đó ng−ời ta áp dụng sốc điện đối với động vật. Đối với những con tránh đ−ợc sốc điện có vẻ nh− khơng xảy ra một tác dụng xấu nào. Còn những con khơng thể tránh sốc điện có biểu hiện cái mà Seligman gọi là sự tuyệt vọng đ−ợc

tập nhiễm. Chúng trở nên thờ ơ và thậm chí khi đ−ợc đ−a vào những điều kiện có thể tránh

đ−ợc sốc điện, chúng cũng khơng có một cố gắng nào để tránh. Ng−ời ta xem điều này là t−ơng tự với một số nguyên nhân gây trầm cảm.

Kết hợp điều kiện hoá cổ điển và điều kiện hố tạo tác

Mơ hình điều kiện hố cổ điển về ám ảnh sợ đã mơ tả đầy đủ q trình tập nhiễm lo âu và ám ảnh sợ. Tuy nhiên ch−a thể giải thích tại sao chúng lại duy trì trong một thời gian dài, bởi vì phơi nhiễm lặp lại với những đối t−ợng gây sợ hãi hoặc tình huống khơng có sự đe doạ thì lẽ ra lo âu đã giảm thơng qua q trình dập tắt. Để giải thích cho hiện t−ợng này, Mowrer (1947) đã đ−a ra lí thuyết hai yếu tố kết hợp cả q trình điều kiện hố cổ điển và điều kiện hố tạo tác. Ơng cho rằng một khi đáp ứng ám ảnh sợ đ−ợc thành lập thông qua q trình điều kiện hố cổ điển, cá nhân có xu h−ớng lẩn tránh những kích thích gây ra sự sợ hãi. Điều này dẫn đến 2 hậu quả. Thứ nhất, q trình điều kiện hố cổ điển khơng bị dập tắt vì cá nhân đã tránh các kích thích có điều kiện. Hai là bản thân sự né tránh đã tạo ra cảm giác đ−ợc th− giãn nên chính nó lại trở thành cái củng cố và đáp ứng né tránh đ−ợc củng cố bởi q trình điều kiện hố tạo tác. Theo cách này, lo âu đ−ợc duy trì trong khoảng thời gian dài.

Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi cho rằng hành vi đ−ợc các quy tắc của sự học tập điều khiển: rối nhiễu là hậu quả của những kinh nghiệm học tập đặc biệt và có thể điều trị đ−ợc bằng cách sử dụng chính các nguyên tắc của sự học tập. Liệu pháp mà tr−ờng phái hành vi đ−a ra khác cơ bản so với liệu pháp phân tâm:

• Các liệu pháp này đều có tính trực tiếp: nhà trị liệu tích cực điều trị thân chủ bằng cách sử dụng các ph−ơng pháp dựa trên những nguyên tắc học tập.

http://www.ebook.edu.vn 47

• Mục tiêu của liệu pháp là thay đổi hành vi, chứ không phải thay đổi cấu trúc nhân cách.

• Tốn ít thời gian hơn so với các liệu pháp khác.

• Mỗi can thiệp là điều kiện đặc biệt cho nên khơng có mục tiêu trị liệu chung nh− “thấu hiểu” hay xả trừ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tâm lí học dị thường và lâm sàng: Phần 1 - Paul Bennet (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)