2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 GRDP du lịch (Tỷ đồng) 3,462 4,275 5,028 6,026 7,180 Tỷ trọng so GRDP của tỉnh (%) 7.62 8.29 8.82 9.34 9.72
(Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận)
Bảng 2.3: Số liệu tăng trưởng lượt khách của tỉnh từ năm 2015-2019 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng Lượt khách 4,154,480 4,514,838 5,132,474 5,752,110 6,406,913 Khách nội địa 3,701,375 3,994,084 4,541,468 5,076,354 5,632,871 Khách quốc tế 453,105 520,754 591,006 675,756 774,042
(Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận)
Hình 2.4: Biểu đồ số lượt khách quốc tế đến Bình Thuận theo tháng qua 5 năm 2015-2019.
(Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận)
,0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Những hoạt động du lịch ưa thích nhất của khách du lịch quốc tế khi đi du lịch tại Việt Nam là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm khám phá thiên nhiên, văn hóa bản địa… Khách du lịch nội địa khi đi du lịch tại Việt Nam cũng là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm thiên nhiên, tham quan di sản, vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, tham gia lễ hội văn hóa truyền thống, thăm quan ngắm cảnh biển, thăm quan làng nghề, tìm hiểu văn hóa bản địa… Ngồi những hoạt động du lịch chính, khách du lịch nội địa cũng tham gia các hoạt động du lịch phụ trợ khác như thưởng thức ẩm thực địa phương, mua sắm sản vật và tham gia hoạt động từ thiện. Như vậy, có thể thấy các sản phẩm du lịch được khách ưa thích nhất tập trung vào du lịch biển, du lịch văn hóa và trải nghiệm thiên nhiên, ngồi ra cũng tham gia các hoạt động du lịch phụ trợ khác Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá khá kĩ về nhu cầu, thị trường khách và để tiếp tục khẳng định vị thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên và phát triển du lịch bền vững, ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển du lịch cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; xây dựng các đề án phát triển du lịch ở các vùng trọng điểm của cả nước… Theo đó, du lịch biển đảo là sản phẩm du lịch số 1 của Việt Nam, sau đó là du lịch văn hóa và du lịch sinh thái Hiện nay đã có trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né. Việc hình thành các trung tâm du lịch lớn như Hạ Long, Đồ Sơn, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết,… bước đầu đã phát huy những tiềm năng, lợi thế vốn có, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Theo báo cáo thường niên du lịch Việt Nam năm 2019 của Tổng cục Du lịch, Bình Thuận đứng thứ 11 trong tổng số 22 tỉnh, thành phố có số lượng khách quốc tế đến nghỉ dưỡng và gần đây nhất, Mũi Né đã được công nhận là khu du lịch quốc gia đã góp phần khẳng định vị thế của du lịch Bình Thuận trên bản đồ du lịch Việt Nam.
2.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận
2.2.1. Về quy hoạch, định hướng khơng gian phát triển
Bình Thuận có 03 khu vực được quy hoạch của cấp quốc gia, cấp tỉnh: Phan Thiết là đô thị du lịch, Mũi Né là Khu du lịch quốc gia, Phú Quý là điểm du lịch quốc gia (nay đã điều chỉnh là khu du lịch cấp tỉnh theo Luật Du lịch). UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; mời chun gia nước ngồi Mc Kenzey thực hiện tư vấn “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và xây dựng đề án phát triển Bình Thuận trở thành “Trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia”. Trên toàn tỉnh, việc lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực ven biển trên địa bàn toàn tỉnh đã hoàn tất, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu thu hút đầu tư và khai thác có hiệu quả tài nguyên, đồng bộ trong phát triển sản phẩm du lịch.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch phân khu các khu vực ven biển, đã rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển 3 loại rừng, quy hoạch phát triển thủy sản để hạn chế việc chồng lấn quy hoạch, giảm xung đột lợi ích trong việc khai thác, phát triển và bảo tồn tài nguyên giữa các ngành…Tuy nhiên, công tác quy hoạch du lịch vẫn chưa đáp ứng được với tốc độ và nhu cầu phát triển, việc phát huy hiệu quả quy hoạch cịn có nhiều hạn chế do chồng lấn giữa quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch khai thác khoáng sản titan và một số quy hoạch khác chưa được tháo gỡ dứt điểm đã ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án du lịch. Không gian phát triển du lịch chủ yếu còn tập trung ở khu vực ven biển, chưa mở rộng hướng sâu bên trong đất liền nên chưa khai thác và phát triển hết các tiềm năng du lịch như hồ, thác, rừng….làm nảy sinh yếu tố thiếu bền vững trong khai thác và phát huy tài nguyên du lịch.
2.2.2. Về cơ chế, chính sách đầu tư phát triển du lịch
Ngày 25/10/2016, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển du lịch đến năm 2020, đây là một chủ trương khá quan trọng của Đảng để tập trung nguồn lực thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển. Bên cạnh đó, với chương trình hành động của Tỉnh ủy ban hành ngay sau Đại hội Đảng
bộ tỉnh Bình Thuận, du lịch được xác định là một trong ba trụ cột của tỉnh, bên cạnh nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng sạch.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển du lịch. Cơng tác cải cách thủ tục hành chính của tỉnh đã từng bước được thực hiện đồng bộ tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân giải quyết các thủ tục hành chính về du lịch và các lĩnh vực khác một cách nhanh chóng. Cơng tác quản lý nhà nước về du lịch được quan tâm, hệ thống các văn bản quy định đang dần hoàn thiện cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý. Bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch như: Tập đoàn FLC, Novaland, TMS, TTC, Hưng Thịnh,... với tổng vốn đầu tư bình quân trên 10 nghìn tỉ đồng/dự án, quy mơ đầu tư khoảng 1.000 ha để triển khai các tổ hợp, khu phức hợp du lịch cao cấp.
Việc tập trung các nguồn lực cho phát triển du lịch tuy có đẩy mạnh triển khai nhưng vẫn cịn chưa rõ nét, quy trình giải quyết thủ tục đầu tư về du lịch chưa đáp ứng được mục tiêu đã đặt ra về chất lượng và thời gian, hiệu quả chưa cao. Các cơ chế, chính sách hiện nay vẫn được thực hiện theo quy định của Trung ương, chưa có cơ chế đặc thù riêng biệt nên phần nào cũng làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, thu hút đầu tư hoặc tạo đột phá; đặc biệt là đối với các khu du lịch đã được công nhận như khu du lịch quốc gia Mũi Né, khu du lịch cấp tỉnh Phú Quý.
2.2.3. Về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
Kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải với các cơng trình có tính kết nối cao giữa các địa phương trong nội tỉnh, các khu du lịch trọng điểm, các vùng trọng điểm, các địa phương trong cả nước và quốc tế đang dần được hình thành. Cụ thể: Cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đơng (tuyến Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo) đoạn qua tỉnh Bình Thuận, Cảng hàng khơng Phan Thiết là sân bay lưỡng dụng tuy nhiên vẫn đảm bảo việc đón được cả khách quốc tế. Tuyến đường ven biển quốc gia qua địa bàn tỉnh: đường ven biển đoạn Hòa Thắng - Hòa Phú, đoạn từ cầu Hùng Vương đến ĐT.706B, tuyến đường du lịch trọng điểm Hàm Tiến – Mũi Né, làm mới đường ĐT.719B (đoạn Phan Thiết - Kê Gà) và nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 (đoạn Kê Gà - Tân Thiện), các tuyến Lê Duẩn (đoạn từ Trường
Chinh đến Trần Hưng Đạo), đường Hùng Vương, đường từ cầu Hùng Vương đến ĐT.706B,… Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến đường xuống biển khu vực phường Hàm Tiến và phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết để giúp nhân dân và du khách tiếp cận xuống biển dễ dàng.
Hoàn thiện các bến, bãi đỗ xe du lịch, tuyến xe buýt ở các địa bàn trọng điểm du lịch; phát triển dịch vụ vận chuyển khách tuyến Phan Thiết – Phú Quý, hiện có 05 tàu luân phiên hoạt động, phục vụ vận chuyển hành khách tuyến Phan Thiết – Phú Quý nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý. Xây dựng hoàn thành 06 Trạm cứu hộ tại các bãi tắm: Đồi Dương, Thương Chánh (thành phố Phan Thiết), Cam Bình, Ngảnh Tam Tân, Đồi Dương (thị xã La Gi) để đảm bảo an toàn cho du khách và người dân khi tắm biển và vui chơi.
Về điện: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định. Điện thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng năm 2019 thực hiện là 201 triệu kWh, tăng 8,65%. Căn cứ tình hình phụ tải và nhu cầu phát triển phụ tải điện hàng năm, ngành Công thương lập kế hoạch phát triển lưới điện, danh mục cơng trình điện đầu tư, đến nay tình hình cung cấp điện đảm bảo liên tục, an toàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí, sản xuất, kinh doanh dịch vụ,…
Về thơng tin liên lạc: Đảm bảo thông suốt và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phục vụ phát triển các khu du lịch; hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thơng được các doanh nghiệp quan tâm tiếp tục đầu tư theo hướng hiện đại, chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng lên. Hạ tầng mạng 3G, 4G phủ sóng hầu như tất cả các khu du lịch trọng điểm để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của du khách.
Tình hình triển khai đầu tư kè chắn sóng phục vụ du lịch: lập đề án “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xói bồi, dự báo xu thế và đề xuất giải pháp tổng thể chống xói lở, khôi phục bãi cho cung bờ Mũi Né - Đá Ông Địa”; thực hiện đề án trong giai đoạn 2019 - 2020, năm 2021 sẽ có thiết kế điển hình để triển khai áp dụng cho bờ biển khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né.
Hình 2.5: Sơ đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
(Nguồn: QHTTPTDL tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2012)
Tuy nhiên, hết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ. Hệ thống điện chiếu sáng một số khu vực, tuyến đường du lịch chưa được đầu tư. Hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom rác thải, trạm cứu hộ ở các bãi tắm ven biển chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng thiếu và chưa đúng chuẩn quy định. Một số điểm dọc tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu bị ngập úng, hư hỏng ảnh hưởng các hoạt động đi lại của du khách. Việc huy động các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa đảm bảo yêu cầu.
Hệ thống giao thơng đối ngoại chưa hồn thiện làm sức cạnh tranh điểm đến yếu, làm cản trở và ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư.