Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 76 - 78)

6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến

2.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận

2.2.8. Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch

Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được chú trọng và thực hiện bằng nhiều hình thức, hiệu quả mang lại rõ hơn. Bên cạnh nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, đã tích cực vận động xã hội hóa để thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Bình Thuận.

Bám sát chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch hàng năm của Tổng cục Du lịch, tỉnh đã tổ chức tham gia các sự kiện du lịch lớn ở trong và ngoài nước, đồng thời chủ động tổ chức nhiều sự kiện lớn ở tỉnh nhằm truyền thông, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch của tỉnh góp phần định vị và phát triển thương hiệu du lịch Bình Thuận; triển khai Chương trình kích cầu nội địa nhằm thu hút khách du lịch nội địa.

Chất lượng các ấn phẩm quảng bá du lịch Bình Thuận ngày càng nâng lên cả về nội dung, hình thức. Thực hiện thường xuyên cập nhật thông tin du lịchBình Thuận trên các website của tỉnh, của ngành và trên các phương tiện truyền thông trong nước và nước ngoài. Thiết lập các trang mạng xã hội, giới thiệu hình ảnh thơng tin, clip…về du lịch Bình Thuận trên facebook, youtube... Phối hợp xây

dựng, phát sóng các chương trình truyền hình tạo sự lan toả về hình ảnh du lịch Bình Thuận đến với du khách trong và ngồi nước.

Trên cơ sở sản phẩm lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch, trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tỉnh đã liên kết, hợp tác du lịch với các tỉnh Lâm Đồng, TP.HCM, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Hà Nội… tạo điều kiện thu hút đầu tư các dự án du lịch; hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá du lịch giữa các tỉnh trong liên kết vùng.

Việc mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, các hoạt động lễ hội truyền thống ở tỉnh để thu hút du khách được chú ý duy trì hàng năm và được sự quan tâm của chính quyền địa phương.

Bình Thuận đã tổ chức thi và cơng bố biểu tượng (logo) du lịch Bình Thuận đồng thời triển khai bộ nhận diện, góp phần khẳng định và phát triển thương hiệu du lịch Bình Thuận đến các thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Hoạt động phối hợp liên ngành trong hoạt động du lịch nói chung và cơng tác xúc tiến, quảng bá du lịch tuy đã được cải thiện nhưng chưa chặt chẽ. Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch chủ yếu tác động qua các giải pháp xúc tiến quảng bá có tính chất ngắn hạn và bước đầu hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá và vận động các doanh nghiệp đóng góp kinh phí tham gia.Việc huy động các nguồn lực tham gia đóng góp vào các hoạt động xúc tiến du lịch cịn nhiều khó khăn do đa số các doanh nghiệp đang kinh doanh du lịch trên địa bàn đều ở quy mơ nhỏ và vừa, thiếu vai trị và đóng góp làm địn bẩy của các nhà đầu tư chiến lược trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu một cách chuyên nghiệp.

Sự cạnh tranh điểm đến giữa các tỉnh, thành trong việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu để thu hút du khách; trong khi đó, sản phẩm du lịch Bình Thuận cịn thiếu tính đặc sắc và chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế tiềm năng du lịch để thu hút khách. Phạm vi, quy mô tổ chức các hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Bình Thuận còn hẹp so với yêu cầu, mục tiêu và so với một số tỉnh, thành trong cả nước có du lịch phát triển. Kinh phí cho hoạt động thơng tin, xúc tiến cịn thấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)