Về môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 32 - 34)

6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến

1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và môi trường

1.2.4. Về môi trường

Du lịch là sự tìm kiếm của khách du lịch đối với cái đẹp của các giá trị vật chất và tinh thần. Hoạt động du lịch phải thật sự đạt tới mục tiêu bền vững. Tác dụng tích cực của du lịch đối với môi trường thường gắn với công tác bảo tồn. Việc thành lập các khu bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã, các khu du lịch lịch sử văn hoá đã tạo nên những địa bàn quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên du lịch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước đang phát triển như nước ta. Ở môi trường nông thôn ven biển, du lịch nơng thơn có thể phát triển các trang trại, làng du lịch sinh thái mang lại nhiều thu nhập hỗ trợ cho dân sẽ ngăn chặn được tình trạng hoang hóa đất đai. Những du khách nhận thức được đa dạng sinh học và các giá trị của tự nhiên và văn hóa cũng có thể thúc đẩy được nhận thức mơi trường cho cộng đồng dân cư địa phương.

Góp phần kích thích, bảo vệ, tơn tạo môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, mơi trường tự nhiên.

Hoạt động du lich tạo ra việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài ngun thiên,và góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng, văn hóa-lịch sử- mơi trường, tu bổ,bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử kiến trúc mỹ thuật.

Tăng mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lich nhờ có dự án có các cơng viên cảnh quan,khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.

Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị,cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà thành những cơ sở du lịch mới,cải thiện môi trường bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sã thông tin, năng lượng,khu xử lý rác, hệ thống cung cấp nước…

Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả, giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động kinh tế tại các khu phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng.

Giúp con người sống hịa hợp với mơi trường tự nhiên hơn. Việc tham gia các hoạt động du lịch giúp cho con người tiếp xúc nhiều hơn với môi trường, hiểu thêm về mơi trường, từ đó giúp cho con người và mơi trường ngày càng hịa hợp hơn.

Thay đổi nhận thức hành vi với môi trường. Con người ngày nay đang phải chịu những hậu quả từ thiên nhiên và mơi trường do chính mình tạo ra. Việc nhận thức chưa đầy đủ về vai trị và tác dụng của tài ngun, mơi trường là rào cản lớn nhất cho hoạt động bảo tồn thiên nhiên và môi trường chưa được coi là mối quan tâm chung của toàn xã hội và hiệu quả của công tác này đạt được chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, cần có chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường và bảo vệ mơi trường sao cho mọi người có ý thức tích cực và tự nguyện tham gia vào việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)