Về nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 78 - 80)

6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến

2.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận

2.2.9. Về nguồn nhân lực du lịch

Lao động du lịch Bình Thuận tăng nhanh bình quân trên 12%/năm, mạng lưới đào tạo du lịch từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học đã được hình thành, hệ thống cơ sở đào tạo được tăng cường cả về số lượng và năng lực đào tạo. Trên địa bàn tồn tỉnh hiện có 16/25 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang tổ chức đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển du lịch. Lao động trong tồn ngành du lịch ở Bình Thuận hiện có khoảng 28.500 người. Tuy nhiên, về chất lượng, lao động du lịch có trình độ đại học và trên đại học trên địa bàn tỉnh chiếm tỉ lệ thấp 4,59%. Trong số lao động làm việc trực tiếp chỉ có 33,95% được đào tạo về du lịch. Lao động qua bồi dưỡng ngắn ngày và huấn luyện tại chỗ chiếm 21,58% tổng số lao động.

Bảng 2.10: Cơ cấu số lao động đã qua đào tạo trong tồn ngành du lịch Bình Thuận năm 2019 Tổng số lao động trong toàn ngành du lịch Lao động có trình độ Đại học và trên đại học (Tỷ lệ %) Lao động được đào tào về du lịch (Tỷ lệ %)

Lao động qua bồi dưỡng ngắn ngày và huấn luyện tại chỗ (Tỷ lệ %)

Lao động động chưa qua đào tạo.

28.500 (100%)

4,59% 33,95% 21,58% 39,88%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận)

Những năm qua, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch được đẩy mạnh theo Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010-2015, tầm nhìn đến năm 2020 và Kế hoạch số 2161/KH- UBND ngày 03/7/2015 về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2015 – 2020. Tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp du lịch; đồng thời tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp du lịch phối hợp đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo tiêu chuẩn ASEAN và giải quyết việc làm sau đào tạo. Các doanh nghiệp du lịch đã chủ động tổ chức hoặc mời chuyên gia du lịch có

uy tín để bồi dưỡng cho nhân viên về kỹ năng, nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, an ninh khách sạn…

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa và nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch được coi trọng cả trong chỉ đạo và thực hiện. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch được chú ý đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chun mơn, nâng cao trình độ, năng lực nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ quản lý, phát triển du lịch của tỉnh.

Bảng 2.11: Số liệu tăng trưởng lao động ngành du lịch của tỉnh từ năm 2015 đến 2019 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lao động ngành du lịch (Người) 20,977 22,832 24,518 26,230 28,500

(Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận)

Cơng tác phát triển, chuẩn hóa nguồn nhân lực hoạt động kinh doanh du lịch được xác định là nhiệm vụ quan trọng và thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tế và có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan quản lý ngành với các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh.

Các cơ sở đào tạo bậc đại học và cao đẳng ở tỉnh đã đào tạo các chuyên ngành: quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch, văn hoá du lịch, tiếng Anh thương mại du lịch… Đồng thời đào tạo nghề du lịch bậc cao đẳng và trung cấp nghề với các ngành, nghề như Lễ tân khách sạn, Hướng dẫn điều hành, kế toán doanh nghiệp… Hiện nay một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã điều chỉnh chương trình đào tạo gắn lý thuyết với thực hành, nâng cao cơ sở vật chất, tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế… nhờ đó chất lượng sinh viên ra trường được nâng cao, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch tuy có tăng về số lượng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; thiếu đội ngũ quản lý kinh doanh du lịch giỏi, chuyên nghiệp. Chất lượng dịch vụ lữ hành, hướng dẫn du lịch chưa chuyên nghiệp.

Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động chưa thường xuyên, hình thức chưa đa dạng, phong phú. Nhận thức về học nghề của người dân chưa đầy đủ, nhu cầu học nghề của người lao động còn q ít, gây khó khăn cho công tác tuyển sinh và đào tạo.

Việc điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, định hướng nghề nghiệp tại một số địa phương chưa sát với thực tế, dẫn đến một số nghề không tuyển sinh được học viên tham gia, làm ảnh ảnh hưởng đến tiến độ đào tạo nghề cho lao động. Phương pháp giảng dạy còn nặng về lý thuyết, chưa cập nhật kịp thời kiến thức khoa học và công nghệ mới; hiệu quả giảng dạy chưa cao. Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp biên soạn chưa thống nhất, giáo trình chưa được biên soạn nên tài liệu học tập chủ yếu được lấy từ các nguồn chương trình chuyển giao cơng nghệ, trên mạng Internet, tài liệu cá nhân và giáo trình của các cơ sở giáo dục khác. Đào tạo chưa thật sự gắn kết chặt chẽ với nhu cầu của doanh nghiệp để giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động sau đào tạo.

Cơ cấu đội ngũ giảng viên các trường đào tạo chưa đồng bộ, nhất là lĩnh vực thí nghiệm thực hành cịn nhiều mặt hạn chế. Mạng lưới các cơ sở vật chất của các trường chưa phát triển theo kịp yêu cầu đào tạo. Trang thiết bị giảng dạy một số nghề để học sinh thực tập kỹ năng nghề vẫn cịn thiếu, gây khó khăn cho cơng tác giảng dạy và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh rất lớn nhưng kinh phí chi cho lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của địa phương cịn khó khăn. Việc thu hút nguồn nhân lực tuy được quan tâm, chú trọng nhưng kết quả đạt được còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)