Về môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 87 - 89)

6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến

2.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận

2.2.10.2. Về môi trường du lịch

Công tác quản lý môi trường du lịch luôn được quan tâm, trong những năm qua UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành các Chỉ thị, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo về quản lý môi trường du lịch (bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) đồng thời đã thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác quản lý bảo vệ cảnh quan tài nguyên môi trường, xử lý tình trạng rác thải gây ơ nhiễm mơi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an

tồn cho du khách tại các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh, cụ thể là Kế hoạch 5183/KH-UBND ngày 19/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về cơng tác quản lý mơi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch và Chỉ thị 17/CT- UBND ngày 18/9/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch; Kế hoạch số 1979/KH-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện việc tăng cường công tác quản lý điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh; Quyết định 3315/QĐ-UBND ngày 28/11/2018 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy chế phối hợp kiểm sốt, xử lý rác thải trơi dạt vào bờ biển trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung cơng tác quản lý mơi trường du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số mặt hạn chế. Tình trạng các cơ sở lưu trú du lịch ven biển, hộ dân mua bán hàng rong sử dụng lấn chiếm bãi biển khá lộn xộn gây mất trật tự và mỹ quan bãi biển. Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở xảy ra khá nghiêm trọng tại một số khu vực trọng điểm về du lịch, bên cạnh đó tại khu vực Hàm Tiến nhiều cơ sở đã xây dựng kè tạm hoặc kè mỏ hàn chắn cát không theo quy hoạch, không thẩm định thiết kế gây mất mỹ quan trong khu vực và không đảm bảo chất lượng nên kè dể bị hư hỏng.

Tình trạng ơ nhiễm mơi trường vẫn còn diễn ra nhiều nơi. Ý thức của nhiều người dân về bảo vệ môi trường chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi ở đơ thị và vùng nông thôn vẫn cịn nhiều, làm xấu mơi trường, cảnh quan,... Song song đó, ý thức của du khách chưa cao, cịn tình trạng vứt rác, thức ăn thừa bừa bãi trên các bãi tắm, các điểm đến du lịch ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên và chất lượng nguồn nước tại các khu vực này. Việc vệ sinh môi trường tại các điểm, khu du lịch cộng đồng và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhỏ lẻ vẫn còn nhiều bất cập, rác thải, nước thải chưa được thu gom, xử lý triệt để dẫn tới tình trạng ơ nhiễm môi trường, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư.

Các khu vực sản xuất, chế biến thủy sản truyền thống của người dân gần các khu du lịch như các hộ chế biến cá cơm, sản xuất thủy sản nhỏ lẻ chưa di dời vào các khu chế biến tập trung nên việc xử lý chất thải chưa triệt để, từ đó, xuất hiện tình trạng ruồi, nhặng tấn công vào các một số cơ sở lưu trú du lịch khoảng một đến hai tuần trong năm.

Do đặc thù hoạt động không thường xuyên, lượng khách không ổn định tại một số cơ sở lưu trú nhỏ, đặc biệt là các tháng giao điểm của hai mùa du lịch quốc tế và nội địa, nên việc vận hành hệ thống xử lý nước thải cịn chưa thường xun hoặc khơng có làm ảnh hưởng đến vấn đề môi trường du lịch.

Xuất phát từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm sạt lở bờ biển, vừa ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vừa làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của bãi biển, tập trung nhất là khu vực Hàm Tiến.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)