Giải pháp về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 105 - 108)

2.3.1 .Ưu điểm, lợi thế cho phát triển du lịch bền vững

3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

3.2.1.3. Giải pháp về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển

tài ngun và mơi trường du lịch.

Hồn thiện các quy định để quản lý và phát triển các mơ hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Cải cách mạnh thủ tục hành chính và hồn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Rà soát, kịp thời bãi bỏ những quy định khơng cịn phù hợp ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Tích cực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư về đất đai, giải tỏa, đền bù…để triển khai nhanh dự án sau khi được tỉnh chấp thuận dự án đầu tư; đồng thời, kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai nhằm xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh trên địa bàn tỉnh.

3.2.1.3. Giải pháp về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch triển du lịch

a) Nhiệm vụ ưu tiên

Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại Khu du lịch quốc gia Mũi Né, Khu du lịch phú Quý, khuvực có tiềm năng du lịch, nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu du lịch, điểm du lịch. Đẩy nhanh xây dựng Cảng hàng không Phan Thiết, đường cao tốc Dầu Giây- Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo; nâng cấp, mở rộng cảng vận tải Phan Thiết,xây dựng các bến du thuyền phục vụ khách du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụđường sắt để phát triển du lịch. Hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thơng tin, đẩy nhanh thực hiện q trình chuyển đổi số trong ngành du lịch, số hóa các thơng tin, tài liệu về điểm đến, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.Thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có cơng nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghĩ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới.Tập trung đầu tư, hình thành trung tâm tổ chức hội nghị, triển lãm, mua sắm, thể thao,

giải trí quy mơ lớn, hiện đại tại Khu du lịch quốc gia Mũi Né, khu vực trung tâm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi.

b) Nhiệm vụ cụ thể

* Định hướng hạ tầng xã hội

Y tế : Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống bệnh viện tại các trung tâm và tiểu vùng của tỉnh là TP. Phan Thiết, TX. La Gi, TX. Phan Rí Cửa, thị trấn V Xu. Xây dựng mới bệnh viện quốc tế, các trung tâm điều dưỡng tại các trung tâm du lịch, khu vực có suối khống nóng,… phục vụ nhu cầu đi chữa bệnh cho khách du lịch.

Giáo dục – đào tạo: Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại các các trường nghề, Cao đẳng cộng đồng, Đại học Phan Thiết. Tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất để việc đào tạo gắn với thực hành, đáp ứng được thực tiễn, yêu cầu và nhu cầu đặt ra.

Văn hóa – Thể dục thể thao: Xây dựng mới Bảo tàng tổng hợp tỉnh, cải tạo, nâng cấp cơng trình hiện tại như khu di tích văn hóa lịch sử Dục Thanh, khu di tích tháp Chăm Pơ Sah Inư - Lầu Ơng Hồng, Dinh Thầy Thím,… Xây dựng mới Trung tâm hội nghị triển lãm quốc tế, khu Liên hợp thể thao quốc tế, Trung tâm huấn luyện thể thao biển quốc tế. Bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Thương mại – dịch vụ: Xây dựng các trung tâm mua sắm, thương mại dịch vụ từ sản phẩm cao cấp đến các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Thuận tại các trung tâm TP. Phan Thiết, TX. LaGi, TX. Phan Rí Cửa, thị trấn V Xu; Xây dựng các trung tâm dịch vụ du lịch phục vụ mang tính cơng cộng, cộng đồng tham gia du lịch tại các trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, núi, hồ.

Trong quá trình thực hiện, để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, cần xác định các khu vực hạn chế xây dựng. Cần triệt để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và hệ sinh thái, cấm xây dựng tại các khu bảo tồn thiên nhiên đã được xác định trong quy hoạch sử dụng đất, các khu vực bảo tồn hệ sinh thái biển. Các khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn mà việc xây dựng sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường sinh thái tự nhiên. Hạn chế xây dựng tại các khu vực có địa hình phức tạp, độ dốc

lớn, các khu vực thường bị ảnh hưởng ngập lụt, các khu vực hạn chế trong việc phát triển đấu nối hệ thống hạ tầng như giao thông, điện, nước, …

Định hướng quy hoạch thủy lợi vùng để đáp ứng nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và cho du lịch: Xây dựng các cơng trình thủy lợi các hồ, đập, trạm bơm, kênh chuyển nước phục vụ cấp nước sinh hoạt cho đô thị, sản xuất công nghiệp, các vùng du lịch.

* Giao thông:

Khai thác, tận dụng giao thông của quốc gia, của tỉnh để phát triển du lịch. Xây dụng hạ tầng khung kết nối với du lịch quốc gia, quốc tế; Kết nối các vùng, điểm du lịch trong nội vùng tỉnh, cụ thể như sau:

Đầu tư hạ tầng khung diện rộng kết nối du lịch quốc gia, quốc tế. Đường hàng không: Xây dựng mới sân bay Phan Thiết (xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết). Đường biển: Xây dựng các cảng nước sâu để có thể đón trực tiếp các tàu du lịch quốc tế, quốc gia đến Bình Thuận, có thể tận dụng cảng Sơn Mỹ, cảng Vĩnh Tân; Nếu có điều kiện xây dựng cảng nước sâu chuyên dụng phục vụ riêng cho du lịch. Về Giao thông đường bộ và đường sắt: Xây dựng tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc – Nam: nhằm rút ngắn thời gian du khách quốc gia, quốc tế từ các trung tâm cả nước đến Bình Thuận.Các tuyến đường bộ, đường sắt quốc gia hiện hữu: Nâng cấp các tuyến Quốc lộ 1A (nối các tỉnh phía Bắc và Nam cả nước), Quốc lộ 28 (kết nối các tỉnh Nam Tây Nguyên, Campuchia, các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan hướng ra biển Đông), Quốc lộ 55 (nối tỉnh Bình Thuận với Lâm Đồng), trục đường ven biển; Xây dựng mới đường Liên vùng phía Bắc của tỉnh, Quốc lộ dự kiến (ĐT 715 và ĐH Lương Sơn – Đại Ninh); Cải tạo tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu.Xây dựng mới nhà ga đường bộ, đường sắt cao tốc; ga Phan Thiết mới đón khách du lịch.

Đầu tư hạ tầng kết nối nội vùng tỉnh Bình Thuận: Xây dựng các cảng du lịch nhỏ phục vụ cho tham quan nội vùng như ra đảo Phú Qu , Cù Lao Câu, Hòn Bà. Xây dựng cảng du lịch Hòn Rơm, nâng cấp cảng Phú Quý để đón tàu du lịch. Kêu gọi đầu tư phát triển hệ thống tàu du lịch cao cấp, du thuyền 4 - 5 sao, tàu cánh

ngầm, đẩy mạnh loại hình du lịch đường biển nội địa và quốc tế. Nâng cấp các tuyến đường bộ kết nối các vùng du lịch trong tỉnh.

Giải pháp cấp điện phục vụ du lịch: Phát huy vai trò trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, các nhà máy phong điện, năng lượng mặt trời. Cải tạo và xây dựng các tuyến phân phối đến các khu du lịch, khu công nghiệp, các đô thị, khu dân cư.

Cấp nước: nâng cấp, xây dựng mới các nhà máy cấp nước cho từng vùng phục vụ cho đô thị, công nghiệp, du lịch.

Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, vệ sinh môi trường: Đối với khu vực hiện hữu đang sử dụng hệ thống cống chung cần có cống bao tách nước thải và trạm xử lý nước thải. Khu vực xây dựng mới sẽ xây dựng hệ thống nước thải riêng (nước mưa riêng) có trạm xử lý cho các khu vực xây dựng mới. Đối với các khu quy hoạch, dự án du lịch nằm trong đô thị, nước thải sẽ được thu gom dẫn về nhà máy xử l nước thải chung của đô thị trước khi thốt ra sơng, suối. Đối với khu quy hoạch, dự án du lịch nằm ngồi đơ thị, xây dựng nhà máy xử l nước thải cho từng dự án nếu nằm độc lập; nếu nằm trong quần thể các khu du lịch tổ chức hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử l nước thải chung trước khi thải ra môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)