Giải pháp về xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 112 - 114)

2.3.1 .Ưu điểm, lợi thế cho phát triển du lịch bền vững

3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

3.2.1.7. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch

Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả;

phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội; chú trọng huy động nguồn lực xã hội, kết hợp nguồn lực của Nhà nước trong xúc tiến, quảng bá du lịch; từng bước nâng tầm Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch thành Trung tâm Markerting du lịch.

Đối với phát triển du lịch bền vững, hoạt động tuyên truyền, quảng bá lại giữ một nhiệm vụ rất quan trọng khác, đó là ngồi việc tun truyền, quảng bá để mở rộng thị trường cịn phải thơng tin, giáo dục cộng đồng có ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái tạo ra sức hút lâu dài, bền vững đối với khách du lịch. Tăng cường tính trách nhiệm trong cơng tác tuyên truyền quảng bá đối với cả khách du lịch và người dân, điều này sẽ góp phần hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của du khách khi tham gia vào các hành trình du lịch cũng như việc tạo tâm lý thoải mái hơn về xác định trách nhiệm của cộng đồng dân cư địa phương tham gia trong chuỗi hoạt động kinh doanh du lịch và phát triển du lịch.

Xây dựng hình ảnh điểm đến: Là một điểm đến nổi bật với du lịch văn hóa Chăm, nghỉ dưỡng biển, sinh thái rừng – biển – đảo; là một trung tâm thể thao, giải trí biển lớn của Việt Nam và là một điểm đến an toàn thân thiện và hấp dẫn.

Phối hợp với các phương tiện truyền thông, mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đại sứ, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự quán nước ngồi tại TP. Hồ Chí Minh để giới thiệu Bình Thuận là điểm đến hấp dẫn của khách quốc tế. Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, Brochure, video clip giới thiệu các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh. Đổi mới phương pháp, hình thức quảng bá thơng qua ứng dụng công nghệ số.

Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Hàng không quốc gia Việt Nam và Hiệp hội Du lịch tổ chức các đoàn Fam Trip, Press Trip để giới thiệu du lịch của tỉnh, thu hút đầu tư. Tham gia hội chợ, hội nghị du lịch trong và ngồi nước nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.

Hợp tác phát triển du lịch: Chủ động hội nhập và cạnh tranh với du lịch khu vực. Mở rộng hợp tác với TP. Hồ Chí Minh, vùng Nam Trung Bộ - Nam Bộ, làm mới các tuyến liên kết với Du lịch Xuyên Á - Con đường di sản Miền Trung – Con đường xanh Tây Nguyên – du lịch sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hợp

tác với các nước Đông Nam Á. Mở tuyến bay thẳng quốc tế nối Bình Thuận với các nước khi có sân bay Phan Thiết.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)