6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến
2.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận
2.2.7. Về phát triển sản phẩm du lịch
Xác định Bình Thuận là điểm đến với loại hình như du lịch thể thao biển, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch văn hóa-lễ hội, du lịch tâm linh,…Loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, dã ngoại, vui chơi giải trí, tham quan ở các khu du lịch ven biển đã thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa trong dịp hè, lễ tết và cuối tuần. Bên
cạnh các sản phẩm du lịch dựa vào tài nguyên biển, tỉnh đã tích cực khai thác tài ngun du lịch văn hóa để phát triển loại hình du lịch tín ngưỡng. Thơng qua các lễ hội truyền thống của tỉnh được tổ chức với quy mô được mở rộng, nội dung chương trình phong phú hơn đã thu hút được lượng khách hành hương tín ngưỡng và kết hợp tham quan du lịch khá lớn nhất là ở thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và huyện Tuy Phong.
Các sản phẩm du lịch khác như: du lịch hội nghị (Mice), sinh thái… cũng từng bước được các doanh nghiệp đầu tư khai thác. Bên cạnh tham quan dã ngoại; văn hóa tâm linh; nghỉ dưỡng và ẩm thực, đã phát triển thêm sản phẩm mới như: cắm trại dã ngoại dưới hình thức ngủ lều, nghỉ dưỡng tại nhà vườn (homestay), du lịch nông nghiệp...thu hút khá đông du khách.
Triển khai Đề án xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm Du lịch – Thể thao biển mang tầm quốc gia, bước đầu tỉnh đã tổ chức được một số hoạt động để thu hút du khách như: Giải đua thuyền truyền thống (Mùng 2 tết); Giải chạy vượt đồi cát (Mùng 4 tết); Giải Lướt ván buồm Quốc tế Mũi Né - Fun Cup tổ chức hằng năm tại Hàm Tiến Mũi Né; Giải thể thao mở rộng “Bơi, chạy, trượt đồi cát” tại Điểm du lịch Bàu Trắng, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình; Giải vơ địch Bóng chuyền bãi biển nam, nữ, giải vơ địch bóng ném bãi biển tồn quốc; giải vơ địch Đua thuyền truyền thống toàn quốc…
Các loại hình dịch vụ phục vụ khách du lịch như ẩm thực, mua sắm, spa,dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thể thao biển, lướt ván buồm, lướt ván diều, dù lượn, mơ tơ địa hình… phát triển mạnh, đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và đáp ứng được nhu cầu của du khách. Một số sản phẩm du lịch mới như chương trình biểu diễn nhạc nước Huyền thoại Làng chài (Fishermen show), điểm tham quan Bồng lai tiên cảnh, Thanh Minh tự, Lâu đài rượu vang, Bảo tang Làng chài xưa đã góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho du lịch Bình Thuận.
Các đặc sản, văn hóa ẩm thực: Nước mắm Phan Thiết là thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là biểu tượng đặc trưng riêng của Phan Thiết. Mực một nắng món đặc sản ngon nhất của tỉnh Bình Thuận. Ngồi ra cịn có hải sản khơ, cá cơm, các loại mắm tẩm gia vị, thanh long. Văn hóa ẩm thực Bình Thuận ln mang
hương vị đậm đà của những món ăn đặc sản vùng biển như bánh xèo, bánh căn, bánh hỏi, gỏi cá mai, cá đục, cá suốt, chang chang, dơng, cua Huỳnh đế, cháo hàu, sị điệp, …
Các làng nghề sản xuất rau, hoa, cây cảnh, trang trại chăn nuôi, các cơ sở sản xuất các sản phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch được tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ, tạo mọi thuận lợi để phát triển, đồng thời quan tâm phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn gắn với mở rộng hệ thống kinh doanh, cung ứng hàng hóa nơng lâm, thủy sản phục vụ hoạt động du lịch. Bước đầu đã đưa vào hoạt động thử nghiệm 02 mô hình du lịch nơng nghiệp gắn với lợi thế “thủ phủ thanh long” của cả nước, hiện đang thu hút lượng khách quốc tế và nội địa khá tốt đến tham quan, trải nghiệm.
Tuy nhiên, khi so sánh với các điểm đến tương tự như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc thì sản phẩm du lịch nói chung cịn hạn chế, chưa phong phú và đa dạng. Các sản phẩm chủ yếu vẫn là nghỉ dưỡng biển, tham quan các di tích, danh thắng. Hầu hết các sản phẩm du lịch mới chỉ dựa trên những nguồn tài nguyên sẵn có mà chưa đầu tư để biến những nguồn tài ngun cịn thơ này trở thành những sản phẩm du lịch có tính hàng hóa cao, nhiều sản phẩm có giá trị văn hố đặc trưng của địa phương chưa được khai thác, tôn tạo và phát huy. Hoạt động du lịch lữ hành phát triển chậm. Các dịch vụ phục vụ du lịch như dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, vận tải, mua sắm có phát triển nhưng chưa đảm bảo hết khả năng cung ứng phục vụ nhu cầu của du khách. Chưa xây dựng và hình thành các khu ẩm thực mang tính đặc trưng, sắc thái riêng của Bình Thuận. Chất lượng dịch vụ, tính chun nghiệp trong các hoạt động du lịch chưa cao, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn hạn chế nhất là trong điều kiện mở cửa hội nhập với bên ngồi. Tính hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch, chưa đáp ứng yêu cần phát triển du lịch bền vững.
Các loại hình vui chơi giải trí cịn ít. Số lượng qn bar ở Bình Thuận cũng cịn thưa thớt, chỉ có khoảng 10 quán được liệt kê trên TripAdvisor. Trong khi đó, Đà Nẵng có gần 40 địa điểm vui chơi giải trí về đêm và Nha Trang có 20 điểm. Các hoạt động vui chơi giải trí về đêm tại tỉnh còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Một phần xuất phát từ chính sách, quan điểm nhìn nhận và cách thức quản lý của tỉnh về loại hình này, một phần vì thiếu các nhà đầu tư, doanh nghiệp có năng lực và đủ điều kiện để kinh doanh lại hình này.
Ngồi ra, Bình Thuận chưa có hoặc có thì chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm của du khách do số lượng trung tâm thương mại trên địa bàn chỉ dừng lại ở việc cung ứng những hàng hóa thiết yếu, một số sản vật địa phương; chưa có các trung tâm mua sắm lớn, đẳng cấp hoặc trung tâm giới thiệu, bán sản phẩm tập trung đặc trưng của địa phương như quà lưu niệm.
Từ những hạn chế trên cho thấy, Bình Thuận thiếu nhà đầu tư chiến lược, chưa cởi mở về phương thức quản lý đối với một số các ngành dịch vụ kinh doanh có điều kiện hỗ trợ phục vụ phát triển du lịch; nguồn lực đầu tư cho hạ tầng tuy có tập trung quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển do điều kiện kinh tế của địa phương cịn gặp khó khăn.