2.3.1 .Ưu điểm, lợi thế cho phát triển du lịch bền vững
3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
3.2.1.4. Giải pháp về nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước
Phát triển du lịch toàn diện và bền vững phải là vừa bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ gìn và tơn tạo cảnh quan thiên nhiên, vừa hoạt động khai thác du lịch, góp phần tạo thêm nguồn thu ngân sách, nâng cao đời sống người dân, thúc đẩy phát triển ổn định kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy tốt vai trò định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Vấn đề đặt ra cho tỉnh và ngành du lịch Bình Thuận trong thời gian tới là muốn tồn tại và phát triển vững chắc cần phải có những định hướng đúng đắn, phải biết kết hợp giữa khai thác và đầu tư một cách hợp lý.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch cả cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Kiện tồn tổ chức, bộ máy làm cơng tác tham mưu về quản lý, phát triển du lịch ở địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh. Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý du lịch từ tỉnh
đến cơ sở. Củng cố và đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch, đồng thời phát huy đúng mức vai trò của Hiệp hội du lịch tỉnh.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện đúng các quy định nhà nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, dịch vụ phục vụ khách du lịch đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách.
Nghiên cứu ban hành các quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch, nhất là làm rõ trách nhiệm giữa ngành với địa phương; quy định về quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, kiến trúc xây dựng…
Kiểm soát chất lượng hoạt động du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch: Hình thành hệ thống quản lý chất lượng trong ngành du lịch, đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Đánh giá lại trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ cơng nhân viên trong ngành, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức hội thi tay nghề. Nâng cao ý thức giao tiếp, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe du lịch, taxi, nhân viên bến xe, nhà ga, cảng, sân bay, nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ trong các khách sạn, khu du lịch, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm, thể thao,…Duy trì thẩm định và tái thẩm định chất lượng cơ sở lưu trú, kiểm tra an ninh, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động làm cơ sở để doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, đủ khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác quốc tế, hợp tác trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo vị thế trong khu vực và quốc tế.
Tôn tạo các di tích, lễ hội, làng nghề phục vụ du lịch: Ưu tiên vốn trùng tu, nâng cấp di tích vào các điểm trọng tâm theo các tuyến du lịch đã quy hoạch. Nâng tầm và mở rộng quy mô các lễ hội. Khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống.
Phát triển du lịch cộng đồng. Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nơng thôn, nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng; tăng cường năng lực tham gia của động đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mơ hình nghỉ tại nhà dân (homestay); tăng cường trách
nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng; hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng nông thôn, ven đô.