Giải pháp về quy hoạch, định hướng không gian phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 100 - 104)

2.3.1 .Ưu điểm, lợi thế cho phát triển du lịch bền vững

3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch, định hướng không gian phát triển

Thống nhất các loại quy hoạch hiện có thành một quy hoạch chung của tỉnh nhằm giải quyết tình trạng chồng lấn giữa các quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút và xác định nhu cầu thu hút đầu tư để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp theo đúng quy hoạch và mục tiêu đề ra.

Tập trung rà soát lại các quy hoạch du lịch và các quy hoạch hiện có trên địa bàn, để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện phát triển, tiềm năng riêng biệt của mỗi địa phương trên cơ sở sắp xếp lại không gian quy hoạch nhằm

tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm du lịch, khai thác và phát huy tối đa hiệu quả tài nguyên để cung ứng cho du khách; đồng thời, phát huy được thế mạnh của từng địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định xã hội và trên hết là mang lại cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng dân cư.

Trong thời gian tới, cần điều chỉnh lại không gian quy hoạch, theo hướng:

a) Khu vực động lực phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Mũi Né (khu vực trung tâm)

Lấy Khu du lịch quốc gia Mũi Né làm hạt nhân, lan tỏa để thúc đẩy phát triển du lịch ra các khu vực khác. Khu du lịch quốc gia Mũi Né sẽ là trung tâm du lịch với sản phẩm du lịch nổi bật là du lịch nghỉ dưỡng biển, thể thao biển, du lịch gắn với đặc trưng cảnh quan và địa hình “Cát”; là khu du lịch quốc gia phát triển du lịch hài hòa với phát triển đơ thị; là trung tâm văn hóa, lễ hội gắn với các giá trị nổi bật về văn hóa Chăm, văn hóa cộng đồng dân cư miền biển, các lễ hội truyền thống và giá trị các di tích lịch sử. Đây được xem là

* Các sản phẩm chủ đạo của Khu du lịch quốc gia Mũi Né:

Các sản phẩm du lịch biển: Tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển và thể thao biển.

Các sản phẩm du lịch sinh thái chuyên đề khai thác đặc trưng cảnh quan và địa hình “Cát”: Du lịch tham quan, khám phá cảnh quan và hệ sinh thái đồi cát, thể thao trên địa hình cát.

Các sản phẩm du lịch quan trọng: khai thác đặc trưng văn hóa địa phương như tham quan các di tích lịch sử văn hóa, trải nghiệm nghiên cứu văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa Chăm và lễ hội cổ truyền của cư dân bản địa.Các sản phẩm du lịch gắn với cộng đồng Du lịch nghỉ dưỡng tại nhà dân, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch làng chài.

Các sản phẩm du lịch gắn với đô thị: Các lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch; các hoạt động nghệ thuật đường phố.

Phát triển các sản phẩm bổ trợ, bao gồm: các loại hình vui chơi giải trí ban đêm, các sản phẩm giải trí đặc thù, vui chơi giải trí cơng nghệ cao, các hoạt động

biểu diễn nghệ thuật, diễn xướng dân gian, mua sắm sản vật và hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ.

b) Khu vực động lực phát triển du lịch Tiến Thành (Tp.Phan Thiết) - Hàm Thuận Nam –Thị xã Lagi – Hàm Tân

Vị trí địa lý kinh tế: có Thị xã La Gi là đơ thị trung tâm vùng kinh tế Tây Nam của tỉnh Bình Thuận và đơ thị Sơn Mỹ. Có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, trục ven biển, ĐT719 kết nối với vùng du lịch TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, cảng Sơn Mỹ có thể tận dụng đón tàu khách quốc tế, quốc gia đến Bình Thuận.

Khu vực này có tài nguyên tự nhiên và văn hóa rất đa dạng, là khu vực động lực sẽ giúp Bình Thuận phát triển du lịch hướng về phía Nam khi có vùng bờ biển dài từ Tiến Thành đến Thắng Hải, giáp Bình Châu của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cảnh quan rừng nhiệt đới ven biển. Song song đó có chứa đựng những cảnh quan đặc trưng với sơng suối, hồ, địa hình (sơng Dinh, suối Tiên, hồ Núi Đất, hồ Sông Dinh 3, đập Đá Dựng, núi Tà Cú, Suối Nước nóng Bưng Thị…) và tài nguyên văn hóa đa djng, phong phú (di tích dinh Thầy Thím, Hịn Bà, dốc Ơng Bằng,...)

Mục tiêu phát triển khu vực này sẽ là: trung tâm du lịch văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng; Trung tâm nghỉ dưỡng sinh thái biển cấp vùng và quốc tế; du lịch sinh thái, khám phá.

c) Khu vực động lực phát triển du lịch Đức Linh – Tánh Linh – Hàm Thuận Bắc

Vị trí địa kinh tế: có thị trấn V Xu là trung tâm vùng kinh tế Tây Bắc của tỉnh, thị trấn Lạc Tánh và thị trấn Đa Mi. Có Quốc lộ 55 kết nối với trung tâm du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng và vùng du lịch La Gi - Hàm Tân; quốc lộ 28 kết nối với trung tâm du lịch TP. Phan Thiết, đường Liên vùng phía Bắc nối với vùng du lịch Cát Tiên - Đồng Nai. Với tiềm năng khí hậu, địa hình: điều kiện thời tiết đa dạng, địa hình phong phú. Điểm nhấn là tiềm năng rừng khi có khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, các cánh rừng nguyên sinh, các hồ, thác như sông La Ngà, hồ Biển Lạc, Suối Cát, Ka Bét, thác Bà, thác K’reo, thác Mai, thác Trượt, thác đèo Tà Pứa, Hồ Hàm Thuận, Đa Mi, Sơng Quao, thác Chín Tầng, Sương Mù, Tàzun,… Các làng nghề truyền thống mây tre La Ngâu, Đức Thuận, dệt thổ cẩm La Dạ, bánh

tráng Bình An, mây tre đan, làng dân tộc Cơ ho và các lễ hội, bản sắc văn hóa của dân tộc Cơ ho, Raglai, …

Mục tiêu phát triển khu vực này sẽ hình thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng rừng, hồ cảnh quan; du lịch sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học; du lịch vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm và du lịch cộng đồng.

d) Khu vực động lực phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý

Đảo Phú Quý là một trong những tiềm năng quý giá để phát triển du lịch, kinh tế biển khơng chỉ của Bình Thuận mà cịn cả của Việt Nam; Phú Q gần với đường hàng hải quốc tế, thềm lục địa giàu tiềm năng dầu khí. Đây được xem là hịn ngọc của cả nước bởi tính hoang sơ và vẻ đẹp cảnh quan vốn có của nó.

Phú Quý có tiềm năng và cơ sở phát triển bởi có hệ sinh thái biển đa dạng, dưới biển có rạn san hơ mà khơng phải bãi biển nào cũng có; có những bãi tắm tự nhiên có cảnh quan đẹp, cịn ngun vẻ hoang sơ, chưa hề có sự tác động, thích hợp phát triển các dịch vụ nghỉ dưỡng bên bờ biển. Đặc biệt, có vị trí nằm giữa đại dương, bãi biển rộng và lộng gió, đây chính là điểm đến lý tưởng cho các mơn thể thao biển, đặc biệt là môn lướt ván buồm và lướt ván diều.

Nội dung khai thác: Được phát triển trên cơ sở tận dụng những bãi tắm tự nhiên có cảnh quan đẹp, mạng đậm vẻ hoang sơ và lộng gió. Khu vực vịnh Triều Dương, bãi nhỏ Gành Hang,…sẽ được phát triển thành những khu nghỉ dưỡng du lịch cao cấp,khách sạn cao cấp thấp tầng, các loại hình lưu trú khác kết hợp với thể thao biển: Lặn biển, lướt ván buồm, lướt ván diều,…tại khu gần cảng biển, bãi biển xã Tam Thanh, xã Ngũ Phụng. Cảm nhận và trải nghiệm văn hóa bản địa khi trên đảo có gần 30 di tích, trong đó có Vạn An Thạnh, Đền thờ cơng chúa Bàn Tranh là di tích lịch sử cấp quốc gia, đền thờ bà chúa Ngọc - Vạn Thương Hải là di tích cấp tỉnh, bên cạnh đó cịn nhiều di tích tiêu biểu khác như: chùa Linh Bửu, làng cổ Mỹ Khê, Long Sơn Tự,…. Đặc biệt là phát triển loại hình du lịch homestay do 90% hộ dân trên đảo sống bằng nghề biển và nghề nông. Việc phát triển du lịch homestay góp phần tăng thu nhập cho dân cư địa phương, đồng thời phù hợp với nét đặc sắc về tính gắn kết cộng đồng, sự thân thiện, nghĩa tình của người dân thơng qua các hoạt động trải nghiệm đi thuyền thúng cùng ngư dân, tham quan, tìm hiểu văn hóa

đời sống dân cư địa phương, câu cá, soi tôm vào ban đêm, thử làm ngư dân. Nghiên cứu và thưởng thức các đặc sản ẩm thực, món ăn độc đáo, tươi ngon của đảo như: cua huỳnh đế, tôm hùm, chè rau câu chân vịt, gỏi ốc giác,….

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)