Những vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 34 - 39)

6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến

1.3. Những vấn đề có liên quan đến phát triển du lịch theo hướng bền vững

vững

1.3.1. Phát triển bền vững (Sustainable development, development durable) durable)

Hoạt động phát triển là áp lực của cuộc sống, là qui luật tất yếu của sự tiến hóa. Trong hoạt động phát triển kinh tế xã hội có hai mặt: Một mặt giúp cho cải thiện chất lượng mơi trường sống, giúp con người có cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất, phong phú về văn hóa…Mặt khác là đã tạo ra hàng loạt các vấn đề như khan hiếm, cạn kiệt tài ngun, mơi trường bị ơ nhiễm và suy thối về chất lượng…

Nhưng phát triển như thế nào để con người của thế hệ hiện tại và tương lai có được cuộc sống đầy đủ hơn về mặt vật chất và tinh thần phong phú. Tại Hội nghị quốc tế của Liên Hiệp Quốc về môi trường sống tại Stockhome năm 1972 đã nêu lên sự đe dọa của mơi trường đối với cuộc sống của tồn nhân loại. Hội nghị nguyên thủ các quốc gia của 170 nước họp tháng 6 năm 1992 tai Rio de Janeiro (Brazil) đã lấy” phát triển bền vững làm mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI”.

Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới – IUNC (1980) đưa ra quan điểm” phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác của nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn

trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau” Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) (1990)

thì:"Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của xã hội hiện tại

mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai"

Định nghĩa trên có hai thành phần quan trọng là nhu cầu của con người và giới hạn của môi trường. Nhu cầu của con người gồm thức ăn, nước sạch, nơi nương náu và y phục cũng như những thứ góp phần cho chất lượng cuộc sống con người ngày càng tốt hơn. Sự giới hạn là đề cập đến mức chịu đựng tối thiểu của môi trường tự nhiên thích hợp với những nhu cầu hiện tại và tương lai.

Tại hội nghị về” Mơi trường tồn cầu” Rio 92 và Rio 92+5 được các nhà khoa học bổ sung thêm là “phát triển bền vững được hình thành trong sự hịa nhập,

xen cài và thỏa hiệp của ba hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ môi trường” (dẫn theo Nguyễn Văn Hóa, 2008: 41)

Ở Việt Nam, trong Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng lần VIII (1996) cũng đã khẳng định: “bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tự nhiên như một bộ phận không thể tách rời của phát triển bền vững”.

Phát triển bền vững là xu hướng phát triển tất yếu của toàn cầu, phát triển phải gắn với bền vững vì nếu chỉ phát triển thì chưa đủ. Phát triển bền vững là phát triển để cải thiện nâng cao sức khỏe giáo dục và phúc lợi xã hội. Phát triển bền vững là tạo sự công bằng xã hội, công bằng giữa các thế hệ đi trước, hiện tại và tương lai. Phát triển bền vững luôn ln bao gồm 5 yếu tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau:

- Yếu tố kinh tế: Sự sáng tạo ra của cải vật chất phải đi đôi với việc cải thiện điều kiện sống.

- Yếu tố xã hội: Đảm bảo sự hoàn thiện về giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nhà cửa..

- Yếu tố an ninh an toàn: Đảm bảo các quyền con người, sự tự do chính trị, an ninh..

- Yếu tố văn hoá: Giới thiệu được bản sắc và giá trị độc đáo riêng đến nhiều người, và giữ gìn được bản sắc đó.

- Yếu tố sinh thái: Ưu tiên cho việc giữ gìn và bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống con người.

Bảng 1.1: Các nguyên tắc và mục đích của phát triển bền vững

CÁC NGUYÊN TẮC CÁC MỤC ĐÍCH

PHÁT TRIỂN

Nguyên tắc này là phát triển để đạt mục tiêu chính yếu thoả mãn những nhu cầu cơ bản của cộng đồng địa phương

- Những nhu cầu thiết yếu - Thúc đẩy tăng trưởng lại - Nền kinh tế địa phương bền vững

LÂU DÀI

Nguyên tắc này nhấn mạnh là “sự phát triển” và “ Môi trường” phải tương hợp giữ gìn, bảo vệ và lâu dài những nguồn sống và tôn trọng sức chịu đựng của môi trường sinh thái

- Phát triển hệ sinh thái - Đa dạng sinh học

- Tái tạo những tài nguyên có thể tái tạo hoặc khơng tái tạo được

CÔNG MINH

Nguyên tắc này đòi hỏi sự hợp lý, sự cân bằng trong việc sử dụng những nguồn tài nguyên tự nhiên nói chung (giữa hiện tại và tương lai)

- Sự cảm nhận như nhau giữa các thế hệ

- Giữa các thế hệ - Giữa các quốc gia - Trong khi ra quyết định

ĐẠO ĐỨC

Nguyên tắc này hổ trợ phát triển bền vững, không làm thay đổi các giá trị, thái độ và những hành vi. Thiết lập- đề ra các chính sách, kinh tế xã hội,môi trường; kể cả hành vi của người dân nói chung

- Kinh tế và môi trường

-Những sự thay đổi các giá trị - Những sự thay đổi hành động - Đạo đức nói chung

(Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới – UNWTO – dẫn theo Nguyễn Quyết Thắng, 2017)

Nhìn chung: Những quan điểm đã được đưa ra ở trên về phát triển bền vững phải

được thực hiện từ lúc lập kế hoạch hành động, khai thác cho nhu cầu của con người hiện tại và mai sau nhưng không làm xâm hại đến môi trường sông của con người.

1.3.2. Du lịch bền vững (Sustainable tourism)

ngành chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia, ảnh hưởng đến đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương ở nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng nếu phát triển khơng có kế hoạch và thiếu sự quản lý chặt chẽ có thể làm trầm trọng hơn các tác động tiêu cực. Khi đó xét trên tồn xã hội, cái lợi thu được khơng đủ bù đắp chi phí để khắc phục hậu quả của nó. Từ thực tế đó, người ta đã tiếp cận đến một quan điểm mới đó là ''phát triển du lịch bền vững".

Tính bền vững của du lịch được xác định là khả năng sử dụng các nguồn tài nguyên du lịch vẫn đảm bảo khả năng phục hồi và tái tạo chính các nguồn tài nguyên này đáp ứng mục đích sử dụng lâu dài. Như vậy, từ khi hoạt động khai thác, chúng ta phải nắm bắt được các quy luật tự nhiên, tính tốn trước các khả năng có thể làm biến đổi tài nguyên này để có thể sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có.

Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu lâu dài của ngành du lịch, mục tiêu trước mắt là: phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường và tiếp cận theo hướng bền vững. Để phát triển du lịch bền vững phải nắm bắt được quy luật phục hồi của các tài nguyên du lịch, trong khi khai thác tài nguyên du lịch chúng ta phải tính đến sức chứa của khu du lịch, điểm du lịch nhằm đảm bảo cho sự tái tạo của tài nguyên đó được liên tục cùng với các biện pháp khác tác động từ phía con người cho việc bảo tồn và tôn tạo tài nguyên.

Hội đồng Thế giới Lữ hành & Du lịch (WTTC), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững:

“Là loại hình du lịch đáp ứng được nhu cầu hiện tại của du khách và của những vùng đón tiếp mà vẫn bảo đảm và cải thiện nguồn lực cho tương lai.Du lịch bền vững dẫn tới một phương thức quản lý tất cả các nguồn lực sao cho thỏa mãn nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn giữ gìn được sự trọn vẹn của văn hóa và mơi trường sống.” (UNWTO, 2001)

1.3.3. Phát triển du lịch bền vững:

Phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững đồng thời phải thực hiện các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững:

b) Giảm thiểu chất thải ra môi trường.

c) Phát triển gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng.

d) Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.

e) Chú trọng việc chia sẻ lợi ích và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch.

f) Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên và môi trường. g) Chú trọng việc xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển du lịch phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội.

h) Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến du lịch.

Phát triển du lịch trên quan điểm bền vững là một xu thế của thời đại. Một số yếu tố có thể nhận biết những dấu hiện của sự phát triển du lịch bền vững, đó là:

a) Tỷ lệ các khu, điểm du lịch được bảo vệ, tôn tạo càng cao chứng tỏ rằng chiến lược PTDL của địa phương đó càng gần với mục tiêu PTBV.

b) Quản lý được áp lực môi trường tại điểm du lịch, xác định được những giới hạn biến đổi có thể chấp nhận được về mơi trường.

c) Số lượng khách quay lại càng cao thì mục tiêu đặt ra cho phát triển bền vững càng có cơ sở thành cơng.

d) Có sự phối hợp đồng bộ về quan điểm và các hỗ trợ kỹ thuật tương ứng giữa chính quyền và các ban ngành của địa phương trong việc tổ chức và giám sát thực hiện các dự án quy hoạch du lịch nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

e) Mức độ thoả mãn của người dân địa phương là cơ sở đánh giá việc thực thi nội dung của phát triển bền vững.

f) Phát triển du lịch phải đảm bảo thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các địa phương có diễn ra hoạt động du lịch.

g) Đào tạo nguồn nhân lực du lịch theo hướng bền vững.

h) Tăng cường tính trách nhiệm trong cơng tác tuyên truyền quảng bá.

i) Mức độ đóng góp của ngành du lịch cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch.

k) Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

được ba nguyên tắc cơ bản: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Để du lịch phát triển bền vững, cần dựa vào những cách thức tiêu dùng khác nhau của du khách, ngày nay người ta đang khuyến khích các hình thức như: du lịch có trách nhiệm, du lịch đúng đắn v.v

Phát triển du lịch bền vững có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ mơi trường sinh thái. Nó bảo đảm cho sự phát triển của hoạt động du lịch sẽ không làm tổn hại đến các tài nguyên, mơi trường và các giá trị văn hố - xã hội trong một thời gian dài.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)