Một số kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 47 - 50)

6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến

1.5. Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch

1.5.2. Một số kinh nghiệm trong nước

Đà Nẵng

UBND thành phố Đà Nẵng ban hành kế hoạch Chuyên đề “Tập trung phát triển du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến du lịch, dịch vụ hàng đầu, tầm khu vực, thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế”. Kế hoạch gồm các nhiệm vụ chính như: đổi mới, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; định hướng phát triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững, hài hòa với thiên nhiên và môi trường, cân đối quỹ đất và địa điểm cho phát triển du lịch với các ngành kỉnh tế khác; xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp định hướng của Nghị quyết số 43-NQ/TW và tiềm năng, thế mạnh của thành phố, khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch của Đà Nẵng và tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp.

Đồng thời, đẩy mạnh liên kết trên cơ sở khai thác và phát huy các tiềm năng, thế mạnh hạt nhân của thành phố Đà Nẵng và lợi thế vùng; tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, đăng cai tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế và khu vực, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố sự kiện, trung tâm hội nghị quốc tế; xây dựng môi trường du lịch và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường du lịch cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành du lịch, doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chất lượng dịch vụ, phục vụ;

đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về du lịch, triển khai hiệu quả các hoạt động phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước về du lịch.

Hội An

Có thể thấy ở điểm đến Hội An sự hiện diện của một số loại hình sản phẩm du lịch mới bên cạnh các sản phẩm du lịch căn bản đã có ở thành phố Hội An từ nhiều năm nay:

Du lịch văn hóa: Tham quan di tích lịch sử, văn hóa, tơn giáo – tín ngưỡng (nhà cổ, đình, đền, chùa, miếu, lăng, chùa Cầu,...); Di chỉ khảo cổ học (văn hóa Champa, Sa Huỳnh,...); Di tích cách mạng (nhà cổ Đức An, địa đạo Kỳ Anh, khu di tích Phước Trà, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng,...); Tham dự các sinh hoạt văn hóa phi vật thể truyền thống (nghệ thuật biểu diễn, trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống,....); Ẩm thực;...

Du lịch sinh thái cộng đồng: Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm; các làng nghề (trồng rau, đánh bắt cá, gốm, mộc,...); các làng ven biển,...

Du lịch trải nghiệm: Homestay (trải nghiệm sinh hoạt văn hóa thường ngày của người dân địa phương); Tham gia sinh hoạt kinh tế (trồng rau, làm đồ thủ công mỹ nghệ, trồng lúa, đánh bắt cá,... với người dân);

Du lịch sự kiện: Các festival văn hóa đương đại, festival âm nhạc, cuộc thi hợp xướng quốc tế, biểu diễn thời trang, tổ chức các cuộc thi hoa hậu, triển lãm ảnh, liên hoan phim,...

Du lịch nghỉ dưỡng: Các khu nghỉ dưỡng ven biển, đảo,... kết hợp với các hoạt động thể thao lặn biển,...

Kể từ giai đoạn đầu của việc phát triển du lịch, các nhà quản lý ở thị xã, nay là thành phố Hội An, đã nhận thức rất rõ được tầm quan trọng của yếu tố bền vững này trong q trình khai thác nguồn lực văn hóa và tài nguyên thiên nhiên của địa phương cho phát triển kinh tế du lịch của thành phố. Mục tiêu đưa Hội An trở thành một trung tâm du lịch văn hóa nằm trong vùng kinh tế văn hóa phát triển của miền Trung đã được đặt ra từ những năm 1997. Thành phố Hội An đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo việc làm, tăng thu nhập xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa,

tăng tiềm lực kinh tế - quốc phịng - an ninh, tạo động lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững.

Để hỗ trợ hiệu quả cho việc thực thi các nhiệm vụ đặt ra trong phát triển du lịch bền vững của Thành phố Hội An trong những năm tới, bên cạnh việc tuân theo các quy định pháp lý chung (trung ương, cấp tỉnh), Hội An cũng đã đề ra một số quy định quản lý rất cụ thể, gắn với thực tiễn thành phố nhằm có thể chủ động quản lý các hoạt động khai thác di sản và phát triển du lịch ở địa phương như: Quy chế quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu vực 1- Khu phố cổ thị xã Hội An năm 2006. Quy chế quản lý hoạt động tham quan du lịch trên địa bàn thị xã hội An, Quy chế tạm thời về hoạt động quản lý vận chuyển khách du lịch bằng đường thủy trên địa bàn thị xã Hội An, Quy chế phối quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trong khu phố cổ và một số vùng lân cận (Nguyễn Thị Thu Hà, 2016).

Quảng Ninh

Với thế mạnh vượt trội về tiềm năng du lịch, tỉnh Quảng Ninh đã xác định ngay từ rất sớm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tỉnh chủ trương dành nhiều nguồn lực cho công tác xây dựng các quy hoạch chiến lược. Tính đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Tập đồn Tư vấn BCG (Hoa Kỳ) tư vấn từ năm 2014; đề xuất những ý tưởng mang tính đột phá nhằm giải quyết những khoảng cách lớn nhất mà tỉnh đang phải đối mặt.

Quảng Ninh đã tập trung xác định các chiến lược đột phá về thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ, đào tạo nguồn nhân lực và các chính sách quản lý nhằm giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch.

Tỉnh đã thu hút được hàng loạt dự án đầu tư mới, bắt đầu từ những dự án đầu tư hạ tầng giao thông. Đặc biệt, tỉnh đã triển khai thực hiện 3 đoạn tuyến cao tốc gồm cao tốc Hạ Long-Hải Phòng; cao tốc Hạ Long-Vân Đồn và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long-Mơng Dương theo hình thức hợp tác công tư. Quy hoạch và hạ tầng giao thơng được hồn thiện đã trở thành tiền đề cho nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn tại Quảng Ninh, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách liên tục được đổi mới và nâng cao chất lượng đã được đưa vào khai thác. Các doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, là động lực thúc đẩy chính, nhà nước tạo hành lang pháp lý.

Về công tác nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thúc đẩy phát triển du lịch.

Quảng Ninh đã triển khai đồng loạt 56 giải pháp, dự án thành phần để thúc đẩy phát triển du lịch giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến 2030. Trong đó, tỉnh tập trung vào việc không ngừng tạo ra sản phẩm du lịch dịch vụ chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, đa dạng hóa thị trường khách du lịch; nâng cao năng lực quản lý và xây dựng đội ngũ người làm du lịch chuyên nghiệp, đạt chất lượng quốc tế. Tỉnh đã tăng cường ủy quyền cho Ủy ban Nhân dân các địa phương thực hiện công tác quản lý hoạt động du lịch, môi trường kinh doanh du lịch, đồng thời gắn trách nhiệm của các địa phương, doanh nghiệp vào từng lĩnh vực cụ thể.

Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến các nội dung và giải pháp, dự án thành phần để thúc đẩy phát triển du lịch; đa dạng hóa các nguồn lực đồng thời tập trung nguồn lực xây dựng các khu vực động lực phát triển du lịch, như thành phố Hạ Long, Khu kinh tế Vân Đồn, Móng Cái.

Các ngành, địa phương chủ động nhiều giải pháp quản lý, đổi mới phương thức hoạt động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động du lịch; tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong hoạt động kinh doanh lữ hành, chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên du lịch. Công tác quản lý Nhà nước đã tạo chuyển biến tích cực, góp phần lành mạnh hóa mơi trường kinh doanh du lịch, đạt được nhiều kết quả (Tổng cục Du lịch, 2019)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)