2.3.1 .Ưu điểm, lợi thế cho phát triển du lịch bền vững
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển
3.1.1. Quan điểm phát triển
Phát triển du lịch bền vững là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Hoạt động phát triển du lịch phải đồng thời đạt hiệu quả về nhiều mặt, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ mơi trường sinh thái, giữ gìn phát huy giá trị truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch của thế giới góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Quy hoạch phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển du lịch của cả nước, khu vực.
Phát triển du lịch theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm, không ngừng nâng cao nâng lực cạnh tranh trên cơ sở khai thác tối đa và có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh, gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tài ngun, mơi trường, văn hóa và quốc phịng an ninh.
Phát triển du lịch là trách nhiệm của toàn xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước, liên kết chặt chẽ với sự phát triển du lịch của các tỉnh và khu vực.
Phát triển du lịch cần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách nội địa, đồng thời hết sức coi trọng thu hút và phát triển thị trường du lịch quốc tế.
Huy động mọi nguồn lực của tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên du lịch, môi trường sinh thái, coi trọng chất lượng sản phẩm du lịch. Tạo một điểm đến, thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch Bình Thuận.
3.1.2. Mục tiêu phát triển
Phát triển du lịch cân đối, hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Thông qua phát triển du lịch, không ngừng xây dựng và quảng bá tiềm năng, thế mạnh của
tỉnh, hình ảnh du lịch Bình Thuận thân thiện với du khách trong và ngồi nước. Xây dựng Bình Thuận trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của quốc gia và quốc tế. Theo đó, tối ưu hóa sự đóng góp của du lịch vào ngân sách góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển du lịch phải gắn liền với việc gìn giữ phát huy truyền thống văn hóa đặc thù của địa phương, khai thác tốt tài nguyên du lịch để phục vụ phát triển du lịch. Song song với phát triển du lịch quốc tế, cần đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân, góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Phát triển du lịch phải gắn liền việc bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững, từ đó đặt ra cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác tài nguyên du lịch. Phát triển du lịch nhằm thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế, nhưng phải đảm bảo an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội địa phương.
Thu hút du khách đến đông hơn, ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn, quay trở lại nhiều lần hơn.
Tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật du lịch, đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia; thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển Khu du lịch Mũi Né trở thành một điểm đến hấp dẫn, đóng vai trị quan trọng trong hệ thống du lịch của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước.