2.3.1 .Ưu điểm, lợi thế cho phát triển du lịch bền vững
3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
3.2.1.6. Giải pháp về phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch
Trên cơ sở xác định rõ đặc điểm của 3 nhóm khách hiện đang là đối tượng chính của du lịch Bình Thuận thì cần phải có các giải pháp duy trì phân khúc khách này, tập trung nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để cung ứng tốt hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên điều tra, nghiên cứu thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch để hướng tới sự đa dạng hóa thêm các đối tượng khách khác phù hợp với thế mạnh và điều kiện, mục tiêu phát triển của địa phương, tránh dàn trải và phân tán quá nhiều nguồn lực vào các thị trường khách không hoặc chưa phù hợp.
Phát triển đa dạng thị trường khách du lịch quốc tế, mở rộng thị trường như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Âu và Liên Bang Nga, chú trọng phát triển các thị trường mới, tiềm năng như: Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Ấn Độ. Phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa.
Đẩy mạnh phát triển các thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần gắn với chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tìm hiểu văn hóa lịch sử, trải nghiệm văn hóa dân tộc, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng miền. Trong giai đoạn, hướng tới xây dựng Phan Thiết – Bình Thuận trở thành một trong những điểm đến hàng đầu về du lịch MICE và tổ chức sự kiện.
Định hướng lại thị trường khách du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh theo hướng kết hợp hài hịa với các mục đích khác nhằm khắc phục tính thời vụ; thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt xu hướng thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu và thị hiếu mới của khách du lịch nội địa.