6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến
2.1. Tổng quan về Bình Thuận
2.1.4. Sơ lược tình hình phát triển du lịchBình Thuận
Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh và đang từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Giai đoạn 2015 – 2019, lượng khách quốc tế đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt (năm 2015) lên 18 triệu lượt (năm 2019), đạt tăng trưởng bình quân 22,7%/năm. Đây là tốc độ tăng rất cao so với mức tăng bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2011-2015 và là mức cao hàng đầu thế giới theo báo cáo hàng năm của UNWTO. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 74/141 nền kinh tế năm 2015 lên 67/136 (năm 2017) và 63/140 (năm 2019). Việt Nam hiện nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN và top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới (Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2020)
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Bình Thuận là một địa phương trọng điểm trong quy hoạch phát triển du lịch quốc gia. Tỉnh đã được định hướng trở thành Vùng du lịch trọng điểm và thành phố Phan Thiết trở thành Đô thị du lịch trọng điểm. Theo Quyết định số 1772/QĐ-TTg ngày 18/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là “Quyết định 1772”), Mũi Né và các khu vực lân cận đã được lựa chọn để trở thành khu vực ưu tiên phát triển du lịch của Việt Nam.
So với các trung tâm du lịch khác trong cả nước, Bình Thuận có hạn chế về giao thông đối ngoại, tuy nhiên, hoạt động du lịch của tỉnh diễn ra khá tốt. Lượng khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng: khách Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách quốc tế, các thị trường khách quốc tế khác như Đức, Thái Lan, Anh, Mỹ… tiếp tục có sự tăng trưởng. Đặc biệt Mũi Né - Phan Thiết (Bình Thuận) được trang thơng tin điện tử du lịch Theculturetrip (Anh) bình chọn là 10 đơ thị đẹp nhất Việt Nam và Tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Tổng Cục Thống kê Quốc gia đã công bố doanh thu ngành du lịch tại tỉnh Bình Thuận chiếm 9,4% GDP của Tỉnh năm 2018, số liệu này dựa trên tính tốn của Chính phủ về tỷ trọng các dịch vụ du lịch được tạo ra tại tỉnh Bình Thuận. Khi so sánh với số liệu Việt Nam nói chung, doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận chiếm 2,1% doanh thu du lịch của cả nước.
Bảng 2.1: Số liệu tăng trưởng doanh thu du lịch từ năm 2014 đến năm 2019
Doanh thu du lịch (Triệu đồng) So sánh (%)
Năm 2014 Năm 2019 Tăng trưởng bình quân hàng năm
6.451.153 15.200.791 18,70
Bảng 2.2: Số liệu tăng trưởng GRDP du lịch của tỉnh từ năm 2015-2019 Năm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 GRDP du lịch (Tỷ đồng) 3,462 4,275 5,028 6,026 7,180 Tỷ trọng so GRDP của tỉnh (%) 7.62 8.29 8.82 9.34 9.72
(Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận)
Bảng 2.3: Số liệu tăng trưởng lượt khách của tỉnh từ năm 2015-2019 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng Lượt khách 4,154,480 4,514,838 5,132,474 5,752,110 6,406,913 Khách nội địa 3,701,375 3,994,084 4,541,468 5,076,354 5,632,871 Khách quốc tế 453,105 520,754 591,006 675,756 774,042
(Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận)
Hình 2.4: Biểu đồ số lượt khách quốc tế đến Bình Thuận theo tháng qua 5 năm 2015-2019.
(Nguồn: Cục thống kê Bình Thuận)
,0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Những hoạt động du lịch ưa thích nhất của khách du lịch quốc tế khi đi du lịch tại Việt Nam là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm khám phá thiên nhiên, văn hóa bản địa… Khách du lịch nội địa khi đi du lịch tại Việt Nam cũng là du lịch nghỉ dưỡng tắm biển, trải nghiệm thiên nhiên, tham quan di sản, vui chơi giải trí, du lịch tâm linh, tham gia lễ hội văn hóa truyền thống, thăm quan ngắm cảnh biển, thăm quan làng nghề, tìm hiểu văn hóa bản địa… Ngồi những hoạt động du lịch chính, khách du lịch nội địa cũng tham gia các hoạt động du lịch phụ trợ khác như thưởng thức ẩm thực địa phương, mua sắm sản vật và tham gia hoạt động từ thiện. Như vậy, có thể thấy các sản phẩm du lịch được khách ưa thích nhất tập trung vào du lịch biển, du lịch văn hóa và trải nghiệm thiên nhiên, ngồi ra cũng tham gia các hoạt động du lịch phụ trợ khác Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá khá kĩ về nhu cầu, thị trường khách và để tiếp tục khẳng định vị thế, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa lợi thế về tài nguyên và phát triển du lịch bền vững, ngành Du lịch Việt Nam đã xây dựng Chiến lược phát triển du lịch cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030; xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; xây dựng các đề án phát triển du lịch ở các vùng trọng điểm của cả nước… Theo đó, du lịch biển đảo là sản phẩm du lịch số 1 của Việt Nam, sau đó là du lịch văn hóa và du lịch sinh thái Hiện nay đã có trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác. Trong đó, các khu vực biển có tiềm năng lớn đã đầu tư phát triển là vịnh Hạ Long - Hải Phòng - Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Vân Phong - Đại Lãnh - Nha Trang; Vũng Tàu - Long Hải - Côn Đảo; Hà Tiên - Phú Quốc; Phan Thiết - Mũi Né. Việc hình thành các trung tâm du lịch lớn như Hạ Long, Đồ Sơn, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết,… bước đầu đã phát huy những tiềm năng, lợi thế vốn có, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Theo báo cáo thường niên du lịch Việt Nam năm 2019 của Tổng cục Du lịch, Bình Thuận đứng thứ 11 trong tổng số 22 tỉnh, thành phố có số lượng khách quốc tế đến nghỉ dưỡng và gần đây nhất, Mũi Né đã được công nhận là khu du lịch quốc gia đã góp phần khẳng định vị thế của du lịch Bình Thuận trên bản đồ du lịch Việt Nam.