Giải pháp về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 115)

2.3.1 .Ưu điểm, lợi thế cho phát triển du lịch bền vững

3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

3.2.2.2. Giải pháp về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.

Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực bậc cao. Hình thành hệ thống cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch. Khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Thực hiện xã hội hoá cao trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại lao động hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch do người lao động và các doanh nghiệp đầu tư kinh phí vì thu nhập bản thân và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân sách nhà nước chỉ sử dụng cho công tác bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch, đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng giảng dạy của các cơ sở đào tạo du lịch của nhà nước và thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao nhận thức du lịch cho cộng đồng dân cư.

Đa dạng hình thức, loại hình đào tạonhư: Đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, đào tạo tại chức, đào tạo từ xa, đào tạo qua mạng (e-learning), doanh nghiệp tự huấn luyện...Trong những năm trước mắt chú trọng đào tạo tại chỗ, doanh nghiệp tự huấn luyện nhằm đáp ứng được ngay nhu cầu lao động có tay nghề.

Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế về đào tạo: Thông qua hợp tác trong nước và quốc tế để hỗ trợ phát triển đội ngũ chuyên gia, giáo viên, tiếp cận nguồn kiến thức, kinh nghiệm của các Trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế; trong đó chú trọng liên kết hợp tác với nước ngoài về nội dung, chương trình đào tạo nhằm tiếp cận nhanh với trình độ quốc tế.

3.2.3. Giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai

Xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường của địa phương trên quan điểm lấy phịng ngừa là chính, hạn chế tác động xấu đối với môi trường. Kết hợp linh hoạt giữa xử lý ơ nhiễm, khắc phục suy thối môi trường và bảo tồn thiên nhiên và các cơng trình văn hố lịch sử.Bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để phát triển du lịch bền vững. Trong đó tập trung cơng tác tơn tạo và bảo vệ cảnh quan môi trường; bảo đảm trật tự xã hội và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xác định cơng tác phịng chống biến đổi khí hậu, thiên tai nhất là khu vực ven biển, là nhiệm vụ quan trọng và bức thiết để giữ gìn, bảo tồn cảnh quan và tài nguyên du lịch cũng như bảo vệ hoạt động kinh doanh du lịch và đời sống người dân ven biển. p dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường, như chi trả dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, thu phí đối với các tiện ích cơng cộng về bảo vệ mơi trường.Xây dựng những quy chế, nội quy chặt chẽ hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường. Quản lý phát triển du lịch theo luật pháp Nhà nước. Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.

Chú trọng bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch. Khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát mơi trường tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch.Khuyến khích và hỗ trợ đối với các mơ hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ sạch. Đảm bảo sự đầu tư thích đáng cho cơng tác nghiên cứu khoa học công nghệ du lịch đạt hiệu quả, thu hút trí tuệ của các nhà khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch, mang lại hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội. Khi triển khai dự án đầu tư, tất cả

nhà đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động mơi trường của cơ quan chức năng. Khuyến khích ứng dụng các công nghệ làm giảm tiêu thụ năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch ; sử dụng polyme phân hủy sinh học vào sản xuất và đời sống (thay thế cho sản phẩm nhựa thông dụng), làm giảm ô nhiễm mơi trường sống ; khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái. Khuyến khích phát triển cơng nghiệp sạch nhằm giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch, góp phần phát triển kinh tế ổn định và bền vững.

Kết hợp mơ hình quản lý Nhà nước với cộng đồng dân cư địa phương. Huy động nhân dân địa phương tham gia thu gom rác thải và hưởng lợi từ hoạt động phát triển du lịch của vùng. Phối hợp với cộng đồng tham gia bảo vệ, quản lý sử dụng khôn khéo hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng và khách tham quan du lịch.

Bảo tồn đa dạng sinh học của các khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Núi Ông ; Bảo tồn biển đảo Phú Qu và Cù Lao Cau triển khai các biện pháp cấp bách tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn không cho khai thác rừng, động thực vật, các rạn san hơ, rong và cỏ biển, các lồi thủy sinh vật khác, ….

Bảo tồn và phát huy nền văn hóa truyền thống trong hoạt động du lịch, có sự nhận thức đầy đủ về sự tác động của hoạt động du lịch đến môi trường kinh tế - xã hội của từng vùng du lịch.

Nâng cao năng lực cho chính quyền địa phương và cán bộ quản l các khu bảo tồn về các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Quan tâm đến công tác giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch, đảm bảo sao cho việc bảo vệ và gìn giữ mơi trường cần được bắt đầu và giám sát từ chính bản thân những người đảm nhận vai trò trực tiếp phát triển du lịch. Gắn giáo dục môi trường với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch.Phát triển chương trình đào tạo mới nhằm tăng cường hiểu biết về các đặc trưng văn hoá, thiên nhiên, để đào tạo nên các thế hệ quản lý kinh doanh du lịch mới.Quan tâm, phát huy vai trị của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể, cộng đồng dân cư

trong việc tham gia và giám sát công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao ý thức của nhân dân ở các vùng nông thôn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, làm đẹp quê hương, giữ gìn văn hóa, làng nghề truyền thống đặc trưng của làng chài, dân tộc thiểu số, …để tạo ra những sản phẩm du lịch. Đây chính là nét đặc sắc rất hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Xây dựng và nhân rộng các mơ hình điển hình về bảo vệ mơi trường trong quần chúng nhân dân.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đã phát triển dựa trên nội lực với đề xuất giá trị tương đối không thể hiện sự khác biệt như “biển”, “bãi biển”, “resort”, “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”. Điều này khiến tỉnh khó tạo nên sự khác biệt so với các điểm du lịch tương tự. Bên cạnh đó, để phát triển bền vững, Bình Thuận cần tập trung ổn định, cân bằng ba mục tiêu quan trọng, cốt lõi: kinh tế, xã hội và mơi trường vì với thực tế phát triển du lịch hiện nay đang ẩn chứa và phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến yếu tố thiếu bền vững.

Với các tài ngun du lịch tự nhiên hiện có, tỉnh Bình Thuận có tiềm năng trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn hàng đầu ở Việt Nam và có vị trí trong khu vực về phát triển du lịch. Nếu có thể khai thác tốt tài nguyên du lịch tự nhiên như đòn bẩy gắn với phát triển cơ sở hạ tầng và các điểm tham quan chính, tỉnh thậm chí có thể trở thành một điểm du lịch có sức thu hút hàng đầu trên thế giới. Bình Thuận có thể đạt được và thậm chí vượt những mục tiêu trên.

Do vậy, Bình Thuận cần tạo các đề xuất giá trị khác biệt để thực sự nổi bật trong những lựa chọn, cả tại thị trường trong nước và thị trường quốc tế trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu cạnh tranh như hiện nay. Tỉnh có thể làm vậy bằng cách tập trung vào các chủ đề cốt lõi được chọn nhằm phát huy thế mạnh cạnh tranh của tỉnh so với các điểm đến khác. Cơ sở hạ tầng và các sáng kiến đòn bẩy hỗ trợ sẽ giúp du khách đến Bình Thuận và có những trải nghiệm chất lượng hơn. Những sáng kiến này bao gồm giao thông kết nối, cơ sở lưu trú, dịch vụ cơng ích, mơi trường và năng lực. Đồng thời, tích cực thực thi các giải pháp đồng bộ để xử lý, giải quyết triệt để các tồn tại, hạn chế làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Không một tài sản hay điểm tham quan nào đủ sức thu hút thêm du khách về lâu dài. Chỉ có phát triển một hệ sinh thái tích hợp mới là chìa khóa trong dài hạn. Trong một hệ sinh thái du lịch thành công, nhiều cấu phần (các tài nguyên hiện hữu, các điểm thu hút mới, cơ sở hạ tầng, các bên liên quan như nhân viên dịch vụ chuyên nghiệp, v.v) hợp lại với nhau tạo thành hệ sinh thái lớn hơn. Nếu bất kỳ cấu

phần nào hoạt động khơng tốt, tồn bộ hệ thống có thể gặp vấn đề, kết quả là các du khách quốc tế và có mức chi tiêu cao hơn sẽ lựa chọn các địa điểm khác để chi tiêu. Để bắt đầu thiết lập một hệ sinh thái thực sự độc đáo, tỉnh cần nắm rõ hình ảnh thương hiệu và các đề xuất giá trị thực sự thể hiện được bản sắc của Bình Thuận. Nền tảng cho nét độc đáo này là sự kết hợp giữa các tài nguyên thiên nhiên như các đồi cát, các khu bảo tồn thiên nhiên, các bãi biển và các tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng và đầy bản sắc. Cần bảo tồn và phát huy các tài nguyên này và quảng bá hình ảnh của chúng ra thế giới. Bình Thuận cần đi đầu trong cơng tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Theo đó, giới thiệu cho du khách về lý do tại sao Bình Thuận khác biệt hơn so với các điểm đến khác trong khu vực. Tiếp theo, các giải pháp chủ đạo về hạ tầng do Bình Thuận phát triển sẽ giúp nâng cao hình ảnh của tỉnh với các tiện ích, hoạt động thám hiểm và sự thoải mái. Tất cả sẽ bổ sung và phát huy các tài nguyên thiên nhiên vốn có, từ đó hình thành nên một hệ sinh thái du lịch độc đáo. Sự thoải mái đến từ giao thông kết nối, cơ sở lưu trú và các điều kiện hỗ trợ khác nhằm đem lại sự tiện lợi và dễ dàng cho du khách khi di chuyển, cung cấp cho du khách quốc tế những cơ sở lưu trú đẳng cấp thế giới và đảm bảo mơi trường sạch sẽ, dịch vụ tốt. Tính phiêu lưu mạo hiểm đến từ hoạt động du lịch sinh thái, các giải thi đấu quốc tế, và các điểm hút khác tạo ra sự hứng khởi cho du khách nước ngoài và trải nghiệm ly kỳ khiến họ nhớ mãi khi về nhà./.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu trong nước:

1. Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội Nước Công hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực bắt đầu vào ngày 01/01/2018)

2. Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

3. Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25/10/2016của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

4. Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

5. Quyết định 1772/QĐ-TTg ngày 20/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Mũi Né đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

6. Quyết định 1685/QĐ-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

7. Niên giám thống kê Bình Thuận 2019 8. Số liệu Cục Thống kê Bình Thuận

9. UBND tỉnh Bình Thuận, Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội 05 năm 2015-2020.

10. Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận, báo cáo tình hình hoạt động du lịch 2019.

11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, báo cáo tình hình hoạt động du lịch 05 năm 2015 – 2020.

12. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

13. Tập đoàn Mc Kinsey, Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.

14. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2001), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội

Tài liệu nước ngoài:

1. Baloglu, S. and M. Mangaloglu (2001), ‘Tourism Destination Images of Turkey, Egypt, Greece, and Italy as Perceived by US-Based Tour Operators and Travel Agents’, Tourism Management

2. Baloglu S., McCleary K. W. (1999), A Model of Destination Image Formation, Annals of Tourism Research

3. Bigne, J. E., Sanchez, M. I. and Sanchez, J. (2001), ‘Tourism image, evaluation variables and after purchase behavior: inter-relationship’, Tourism Management.

4. Bosque, I. and Martín, H. (2008), ‘Tourist satisfaction: A cognitive- affective model’, Annals of Tourism Research

5. Bosque, I., Martín, H., Collado, J. and Salmones, M. (2009), ‘A framework for tourist expectation’, International Journal of Culture, Tourism and Hospitality Research

6. Mathieson, A. & Wall, G. (1982), “Tourism: Economic, Physical and Social Impacts”, New York: Longman House.

7. Um S., Crompton J. L. (1990), Attitude Determinants in Tourism Destination Choice, Annals of Tourism Research

8. Beerli A., Martín J. D. (2004), Tourists’ Characteristics and the Perceived Image of Tourist Destinations: A Quantitative Analysis – A Case Study of Lanzarote, Spain, Tourism Management.

9. Kim, S., Han, H. S., Holland, S. and Byon, K. (2009), ‘Structural relationships among involvement, destination brand equity, satisfaction, and destination revisit intentions’, Journal of Vacation Marketing

10. Woodside, A.G. and Lysonski, S. (1989), ‘A general model of traveler destination choice’, Journal of Travel Research

11. World Tourism Organization – UNWTO (2011), UNWTO Tourism Highlights - 2011 Edition, http://www.unwto.org/facts/menu.html truy cập ngày

11/12/2018.

Tham khảo Internet:

1. Trang web Tổng cục Du lịch Việt Nam : www.vietnamtourism.gov.vn. 2. Cổng thơng tin điện tử UBND tỉnh Bình Thuận: binhthuan.gov.vn

3. Trang web Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận: svhttdl.binhthuan.gov.vn.

4. Trang web của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh: www.dulichbinhthuan.com.vn

PHỤ LỤC 2

Bảng tổng hợp thống kê số liệu du lịch Bình Thuận từ năm 2016 -2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 1. Số lượt khách phục vụ Lượt 4,514,838 5,132,474 5,752,110 6,406,913 3,295,120 - Quốc tế Lượt 520,754 591,006 675,756 774,042 171,240

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)