6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến
2.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận
2.2.1. Về quy hoạch, định hướng không gian phát triển
Bình Thuận có 03 khu vực được quy hoạch của cấp quốc gia, cấp tỉnh: Phan Thiết là đô thị du lịch, Mũi Né là Khu du lịch quốc gia, Phú Quý là điểm du lịch quốc gia (nay đã điều chỉnh là khu du lịch cấp tỉnh theo Luật Du lịch). UBND tỉnh đã phê duyệt Quyết định điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; mời chuyên gia nước ngoài Mc Kenzey thực hiện tư vấn “Định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” và xây dựng đề án phát triển Bình Thuận trở thành “Trung tâm du lịch thể thao biển quốc gia”. Trên toàn tỉnh, việc lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực ven biển trên địa bàn toàn tỉnh đã hoàn tất, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu thu hút đầu tư và khai thác có hiệu quả tài nguyên, đồng bộ trong phát triển sản phẩm du lịch.
Trong quá trình xây dựng quy hoạch phân khu các khu vực ven biển, đã rà soát, đề xuất điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển 3 loại rừng, quy hoạch phát triển thủy sản để hạn chế việc chồng lấn quy hoạch, giảm xung đột lợi ích trong việc khai thác, phát triển và bảo tồn tài nguyên giữa các ngành…Tuy nhiên, công tác quy hoạch du lịch vẫn chưa đáp ứng được với tốc độ và nhu cầu phát triển, việc phát huy hiệu quả quy hoạch cịn có nhiều hạn chế do chồng lấn giữa quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch khai thác khoáng sản titan và một số quy hoạch khác chưa được tháo gỡ dứt điểm đã ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án du lịch. Không gian phát triển du lịch chủ yếu còn tập trung ở khu vực ven biển, chưa mở rộng hướng sâu bên trong đất liền nên chưa khai thác và phát triển hết các tiềm năng du lịch như hồ, thác, rừng….làm nảy sinh yếu tố thiếu bền vững trong khai thác và phát huy tài nguyên du lịch.