Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, khác biệt, phù hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 110 - 112)

2.3.1 .Ưu điểm, lợi thế cho phát triển du lịch bền vững

3.2. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

3.2.1.5. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, khác biệt, phù hợp

hợp nhu cầu thị trường

Điều tra, đánh giá sâu về hiện trạng tài nguyên du lịch của tỉnh. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch, đề án để tập trung đầu tư, huy động các nguồn lực nhằm khai thác, có hiệu quả tài nguyên một cách đồng bộ và có hiệu quả cao.

Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng trên cơ sở khai thác tốt tài nguyên du lịch, phát huy lợi thế của tỉnh. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có; đồng thời tích cực phát triển các sản phẩm mới, chú trọng trước hết là những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao của địa phương, theo đó, khai thác tối đa những lợi thế của tỉnh về biển, cát, đảo, hồ, sông, đồi, núi…nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của du khách. Khuyến khích đầu tư xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao cao cấp; phát triển du lịch thể thao biển, thể thao trên đồi cát, trên hồ…Tích cực đầu tư xây dựng Bình Thuận thành Trung tâm du lịch – thể thao biển quốc gia.

Phát triển du lịch văn hóa, coi trọng du lịch văn hóa - lịch sử; tạo điều kiện phát triển du lịch MICE…Khuyến khích phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ như: vui chơi, giải trí, mua sắm, chữa bệnh, ẩm thực, sản xuất các mặt hàng lưu niệm, các làng nghề truyền thống, các mơ hình kinh tế vườn và các loại hình dịch vụ khác.

Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng toàn diện các khu, điểm du lịch, tạo điểm nhấn của từng khu vực để thu hút, lôi kéo phát triển các sản phẩm, các dịch vụ phục vụ du lịch trên cơ sở rà soát, đánh giá và đề ra các giải pháp cụ thể, tích cực nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng từng loại hình du lịch, từng loại sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ; xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm mới trên từng địa bàn, từng khu vực.

Đối với du lịch nghỉ dưỡng: Xây dựng các khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với các vui chơi giải trí cao cấp, thể thao cao cấp. Phát triển các khu

du lịch điều dưỡng chữa bệnh suối khống nóng kết hợp dịch vụ spa cao cấp, mua sắm mỹ phẩm chiết xuất từ thảo mộc, bùn khoáng, nước khống hiện có trên địa bàn tỉnh, tạo nét đặc trưng riêng.

Đối với du lịch sinh thái rừng – biển – đảo: Tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, Tà Cú, khu bảo tồn biển Phú Quý, Cù Lao Câu đa dạng sinh học, khám phá những hồ, thác đẹp nổi tiếng của Bình Thuận. Lặn biển khám phá đại dương, đi tàu đáy kính ngắm san hơ. Săn bắn ở khu ni thú trên các đảo ở hồ Hàm Thuận tạo cảm giác mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách có mức chi tiêu cao.

Đối với du lịch thể thao: khai thác thế mạnh thể thao biển - núi, thể thao trên cát, trên hồ, thể thao mạo hiểm, săn bắn. Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế, Mũi Né thành trung tâm kinh doanh giải trí thuyền buồm nổi tiếng trong và ngoài nước. Phát triển giải lướt ván buồm quốc tế cúp thế giới PWA Mũi Né – Việt Nam thành thương hiệu riêng, nằm trong hệ thống giải đấu hàng năm của Hiệp hội lướt ván buồm thế giới PWA.

Đối với du lịch văn hóa: phát triển các lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, khai thác các đặc trưng văn hóa Chăm và các dân tộc ít người khác (Chơ ro, Cơ ho, Raglai,…) mang đậm bản sắc riêng của Bình Thuận và hấp dẫn du khách.

Phát triển mạnh du lịch MICE, mua sắm, văn hóa ẩm thực nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng doanh thu du lịch. Kêu gọi đầu tư các điểm dừng chân theo hướng hiện đại trên quốc lộ 1A. Xây dựng và phát triển trung tâm ẩm thực mang tính đặc trưng của tỉnh tại thành phố Phan Thiết. Khai thác văn hóa ẩm thực địa phương với những đặc sản như : mực một nắng, nước mắm Phan Thiết, bánh hỏi, gỏi cá mai, dông, … kết hợp với ẩm thực Việt Nam và các nước, tạo ra nhiều món ăn độc đáo và khác biệt. Xây dựng các tour hướng dẫn nghệ thuật chế biến món ăn đậm nét văn hóa truyền thống, tạo sự mới lạ cho du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Xây dựng các trung tâm thương mại, mua sắm quy mô lớn ở TP. Phan Thiết, TX La Gi, Phan Rí Cửa…, nâng cao trình độ và kỹ năng của nhân viên để đảm bảo chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

Đẩy mạnh định hướng, hướng dẫn nhân dân các địa bàn tham gia kinh doanh, phát triển thêm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm thủ công truyền

thống và các sản phẩm đặc sản của Bình Thuận phù hợp với thị hiếu của khách du lịch. Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ, các hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm lưu niệm, quà tặng có thế mạnh đặc trưng của tỉnh tham gia xúc tiến, quảng bá tại hội chợ, triển lãm, sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch trong tỉnh...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tỉnh bình thuận đến năm 2030 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)