6. Bố cục của Đề tài: gồm phần mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận và kiến
2.2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững của Bình Thuận
2.2.3. Về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch
Kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải với các cơng trình có tính kết nối cao giữa các địa phương trong nội tỉnh, các khu du lịch trọng điểm, các vùng trọng điểm, các địa phương trong cả nước và quốc tế đang dần được hình thành. Cụ thể: Cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đơng (tuyến Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Vĩnh Hảo) đoạn qua tỉnh Bình Thuận, Cảng hàng khơng Phan Thiết là sân bay lưỡng dụng tuy nhiên vẫn đảm bảo việc đón được cả khách quốc tế. Tuyến đường ven biển quốc gia qua địa bàn tỉnh: đường ven biển đoạn Hòa Thắng - Hòa Phú, đoạn từ cầu Hùng Vương đến ĐT.706B, tuyến đường du lịch trọng điểm Hàm Tiến – Mũi Né, làm mới đường ĐT.719B (đoạn Phan Thiết - Kê Gà) và nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 (đoạn Kê Gà - Tân Thiện), các tuyến Lê Duẩn (đoạn từ Trường
Chinh đến Trần Hưng Đạo), đường Hùng Vương, đường từ cầu Hùng Vương đến ĐT.706B,… Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến đường xuống biển khu vực phường Hàm Tiến và phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết để giúp nhân dân và du khách tiếp cận xuống biển dễ dàng.
Hoàn thiện các bến, bãi đỗ xe du lịch, tuyến xe buýt ở các địa bàn trọng điểm du lịch; phát triển dịch vụ vận chuyển khách tuyến Phan Thiết – Phú Quý, hiện có 05 tàu luân phiên hoạt động, phục vụ vận chuyển hành khách tuyến Phan Thiết – Phú Quý nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch tại huyện đảo Phú Quý. Xây dựng hoàn thành 06 Trạm cứu hộ tại các bãi tắm: Đồi Dương, Thương Chánh (thành phố Phan Thiết), Cam Bình, Ngảnh Tam Tân, Đồi Dương (thị xã La Gi) để đảm bảo an toàn cho du khách và người dân khi tắm biển và vui chơi.
Về điện: Đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định. Điện thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng năm 2019 thực hiện là 201 triệu kWh, tăng 8,65%. Căn cứ tình hình phụ tải và nhu cầu phát triển phụ tải điện hàng năm, ngành Công thương lập kế hoạch phát triển lưới điện, danh mục cơng trình điện đầu tư, đến nay tình hình cung cấp điện đảm bảo liên tục, an toàn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí, sản xuất, kinh doanh dịch vụ,…
Về thơng tin liên lạc: Đảm bảo thông suốt và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phục vụ phát triển các khu du lịch; hạ tầng mạng lưới bưu chính, viễn thơng được các doanh nghiệp quan tâm tiếp tục đầu tư theo hướng hiện đại, chất lượng các dịch vụ ngày càng được nâng lên. Hạ tầng mạng 3G, 4G phủ sóng hầu như tất cả các khu du lịch trọng điểm để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc của du khách.
Tình hình triển khai đầu tư kè chắn sóng phục vụ du lịch: lập đề án “Nghiên cứu đánh giá thực trạng xói bồi, dự báo xu thế và đề xuất giải pháp tổng thể chống xói lở, khôi phục bãi cho cung bờ Mũi Né - Đá Ông Địa”; thực hiện đề án trong giai đoạn 2019 - 2020, năm 2021 sẽ có thiết kế điển hình để triển khai áp dụng cho bờ biển khu du lịch Hàm Tiến - Mũi Né.
Hình 2.5: Sơ đồ hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
(Nguồn: QHTTPTDL tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2012)
Tuy nhiên, hết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ. Hệ thống điện chiếu sáng một số khu vực, tuyến đường du lịch chưa được đầu tư. Hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom rác thải, trạm cứu hộ ở các bãi tắm ven biển chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng thiếu và chưa đúng chuẩn quy định. Một số điểm dọc tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu bị ngập úng, hư hỏng ảnh hưởng các hoạt động đi lại của du khách. Việc huy động các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch chưa đảm bảo yêu cầu.
Hệ thống giao thơng đối ngoại chưa hồn thiện làm sức cạnh tranh điểm đến yếu, làm cản trở và ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư.
Bảng 2.4: Giao thông kết nối từ các tỉnh thành lân cận đến Bình Thuận Điểm xuất phát Phương tiện Điểm xuất phát Phương tiện
di chuyển Thời gian (giờ) Điểm đến
Tp.Hồ Chí Minh Xe hơi 3,5 – 5 Phan Thiết, Bình Thuận Xe khách 4 – 7 Tàu lửa 3,4 Vũng Tàu Xe hơi 3,5 – 4,5 Xe khách 3,5 – 5 Đà Lạt Xe hơi 3,5 – 4,5 Xe khách 4 – 6
(Nguồn: McKinsey & Company)
Bảng 2.5: Thống kê cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2015 -2019
STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 1 CSLT (cái) 271 290 425 474 486 2 5 sao 3 3 3 3 3 3 4 sao 25 27 29 28 27 4 3 sao 11 11 18 19 17 5 2 sao 34 34 34 34 20 6 01 sao 30 32 39 42 28 7 Nhà nghỉ du lich 54 52 67 73 85 8 Khách sạn 84 9 Chưa xếp hạng 99 95 196 236 187 10 Biệt thự 345 345 455 11 Căn hộ 557 557 557 12 Số buồng 10.401 11.127 13.334 14.289 14.694
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận)
Cơ sở lưu trú của Bình Thuận vẫn cịn bộc lộ nhiều bất cập. Số lượng cơ sở lưu trú đạt chuẩn 4 – 5 sao cịn khá ít, khả năng đáp ứng nhu cầu du khách đối với phân khúc cao cấp hạn chế. Quy mơ cơ sở lưu trú nhỏ, số phịng và các hạng mục dịch vụ bổ trợ phục vụ cho du khách chưa phong phú, đa dạng. Các cơ sở lưu trú nghĩ dưỡng nằm xen lẫn giữa các làng chài vừa có những nét hấp dẫn nhất định đối với du khách, tuy nhiên lại tồn tại hạn chế về xung đột lợi ích giữa sinh hoạt cư dân miền biển như đánh bắt tôm hùm con ven biển với các hoạt động vui chơi giải trí trên biển của khách du lịch. Quy hoạch xây dựng, cấp phép xây dựng và quản lý
xây dựng đối với các cơ sở lưu trú du lịch ven biển chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác quản lý dự án du lịch ven biển gặp nhiều khó khăn.
Những dự án được tỉnh chấp thuận đầu tư vẫn còn triển khai chậm. Trên địa bàn tồn tỉnh Bình Thuận hiện có 387 dự án du lịch cịn hiệu lực nhưng tổng số dự án đã đi vào hoạt động là 187 dự án, chiếm khoảng 48%. Tỷ lệ khá thấp so với tiềm năng phát triển của tỉnh, từ đó, làm hạn chế rất lớn đến số lượng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ và đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Điều kiện cơ sở hạ tầng xây dựng chưa sát với các dự án nên một số dự án du lịch chưa được triển khai xây dựng. Chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược tạo động lực, cú hích làm đầu tàu để thúc đẩy các dự án triển khai và đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, sự chồng lấn giữa quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch khai thác titan chưa được giải quyết, từ đó làm kìm hãm sự nổ lực đầu tư của các doanh nghiệp hoặc làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường thu hút đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế, việc triển khai các dự án chậm cũng có rất nhiều ngun nhân từ phía nhà đầu tư như năng lực đầu tư hạn chế, triển khai cầm chừng chờ chuyển nhượng sinh lời hoặc vướng đền bù…
Bảng 2.6. Tổng hợp dự án du lịch ven biển (đến 25/10/2021) Số TT Tên lĩnh vực đầu tư Diện tích (ha) Vốn đầu tư (tỷ đồng) Số dự án còn hiệu lực Chưa triển khai Đang xây dựng Triển khai chậm Đã kinh doanh Du lịch 5.231,81 65.968,69 374 107 62 20 187 1 Tp Phan Thiết 2.755 38.004 198 22 29 9 138 2 Hàm Thuận Nam 890,00 11.562,00 63 20 13 8 24 3 Bắc Bình 821,85 7.926,41 32 28 4 0 0 4 Tuy Phong 288,5 4.431,00 20 8 2 0 10 5 Hàm Tân 760,11 3.982,51 17 11 5 0 1 6 Thị xã LaGi 543,22 3523,6 41 18 7 3 13 7 Phú Quý 4,85 62,77 3 0 2 0 1
2.2.4. Về công tác quản lý nhà nước
Công tác quản lý nhà nước về du lịch được tăng cường trên nhiều mặt. Nhằm đáp ứng yêu cầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển du lịch ở địa phương, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh thường xuyên được củng cố, kiện toàn kịp thời. UBND các địa phương trọng điểm du lịch của tỉnh đều đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển du lịch ở địa phương để tăng cường sự chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác quản lý, phát triển du lịch ở địa bàn. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đều tổ chức họp đánh giá tình hình hoạt động du lịch của tỉnh, rà soát việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra cũng như giải quyết các vấn đề cấp bách trong lĩnh vực du lịch hoặc thông qua các đề án, chương trình hành động, kế hoạch về du lịch để trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành.
Bình Thuận đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm quản lý và phối hợp quản lý một số mặt trong hoạt động du lịch thuộc chức năng nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương, đảm bảo hoạt động du lịch được quản lý chặt chẽ. Công tác triển khai, hướng dẫn thực hiện pháp luật nhà nước trong lĩnh vực du lịch được thực hiện kịp thời, thường xuyên nhất là các vấn đề liên quan trực tiếp; các chủ trương, chính sách của Trung ương về du lịch được cụ thể hóa và triển khai kịp thời. Cơng tác giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực du lịch được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, thời gian theo hướng đơn giản hóa.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành được quan tâm. Đã tổ chức, tham gia nhiều đoàn liên ngành kiểm tra hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, nhà trọ, hoạt động mô tô nước, hoạt động thể thao biển, hành nghề massage, dịch vụ chữa bệnh, việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, niêm yết giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm, quảng cáo, việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường... ở các địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh. Việc chấp hành pháp luật về du lịch ngày càng được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc; các vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch đều là những vi
phạm có tính chất đơn giản nhưng khá phổ biến như: không đăng ký thẩm định lại xếp hạng, không thực hiện chế độ báo cáo đúng thời gian quy định, vi phạm về phòng cháy chữa cháy, xả nước thải vượt quy định,…
Công tác đảm bảo an ninh trật tự, cứu hộ, an toàn du khách tại các khu, điểm du lịch được quan tâm chú ý đúng mức và tăng cường trong dịp lễ, Tết. UBND các huyện, thị xã thành phố thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về vệ sinh mơi trường, an ninh trật tự, an tồn du khách tới cộng đồng dân cư và các cơ sở kinh doanh du lịch tại địa phương; Thành lập Tổ kiểm tra liên ngành về môi trường du lịch của địa phương và tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các khu, điểm du lịch, các điểm dừng chân không thực hiện đúng các quy định về giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
Các sở, ngành địa phương tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đảm bảo an ninh, an tồn trong hoạt động du lịch” tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 - 2020 định hướng đến năm 2030 và “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch ở cấp tỉnh, huyện”.
Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch được các sở, ngành, địa phương tích cực thực hiện trên nhiều mặt. Tuy nhiên, nhận thức về vai trị, vị trí về du lịch của một số sở, ngành, chính quyền và người dân địa phương chưa đầy đủ dẫn đến việc khai thác, giữ gìn và phát triển các điểm tham quan du lịch còn hạn chế, tài nguyên du lịch có nơi bị xuống cấp; vệ sinh mơi trường nhìn chung chưa tốt, tình trạng rác thải, nước thải, hoạt động buôn bán hàng rong, chèo kéo du khách tại các khu du lịch chưa được giải quyết triệt để; chưa quan tâm và tích cực triển khai cải tạo hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn ở các điểm tham quan du lịch, Trạm cứu hộ ở các bãi tắm ven biển chưa được quan tâm đầu tư đầy đủ. Công tác phối hợp quản lý nhà nước về du lịch cịn nhiều khó khăn, bất cập nhất là trong cơng tác quản lý, kiểm sốt về chất lượng dịch vụ chưa đồng bộ, kịp thời và thường xuyên.
Bộ máy quản lý về du lịch từ địa phương đến các Ban quản lý còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Chức năng, quyền hạn của Ban quản lý các khu du lịch còn
nhiều vấn đề bất cập, góp phần vào hạn chế rất lớn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Sự chồng lấn giữa quy hoạch du lịch với quy hoạch khai thác titan và các quy hoạch khác như thủy sản,…chưa được giải quyết hiệu quả, hài hòa, do vậy, đã cản trở rất lớn đến sự phát triển của du lịch và của các ngành khác có sử dụng chung tài nguyên biển.
Sự quan tâm tập trung đầu tư nguồn lực cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch từ cấp tỉnh đến cơ sở; cho công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Bình Thuận cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng với mục tiêu và yêu cầu đặt ra.
2.2.5. Về cộng đồng dân cư địa phương trong việc tham gia phát triển du lịch
Du lịch phát triển đã góp phần làm chuyển đổi nghề nghiệp của người dân, chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là người dân trong các khu du lịch trọng điểm. Cộng đồng dân cư địa phương chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch như mở các homestay, nhà hàng, quán ăn đặc sản, cửa hàng lưu niệm, cung cấp dịch vụ vận chuyển tham quan các điểm du lịch, tổ chức cho du khách trải nghiệm dịch vụ cùng làm ngư dân, nông dân…
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có nhiều điểm du lịch cộng đồng thu hút khá đông du khách tập trung chủ yếu ở các tuyến ven biển khu vực phường Mũi Né – Thành phố Phan Thiết và Thị xã La Gi, tuy nhiên các hoạt động du lịch ở đây vẫn còn mang tính tự phát, chất lượng dịch vụ khơng cao, đơi khi cịn xảy ra tình trạng bán hàng hóa kém chất lượng, cân thiếu, chèo kéo du khách,… gây phản cảm và mất lòng tin đối với du khách.
Công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cư về du lịch chưa được các cấp chính quyền địa phương chú trọng, thực hiện thường xuyên. Việc tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch đa phần cịn mang tính tự phát, chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị của du lịch và lợi ích mang lại khi du lịch phát triển. Chưa có ý thức chung để xây dựng môi trường du
lịch xanh sạch, thân thiện, hấp dẫn; các hoạt động kinh doanh du lịch cạnh tranh thiếu lành mạnh.
Chưa có các giải pháp để du khách nâng cao ý thức, cùng tham gia có trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ tài nguyên du lịch của địa phương.
Bảng 2.7: Một số kết quả khảo sát về sự đồng thuận của cộng đồng địa phương Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát
Kết quả Số
lượng %
Bạn có hài lịng về hoạt động du lịch đang diễn ra tại địa phương hay khơng? Hài lịng 179 70,7 Khơng hài lịng Ồn ào, mất trật tự 07 2,8 Ô nhiễm rác 20 7,9
Khơng có đường xuống biển 26 10,3 Nạn trộm cắp, móc túi 11 4,3 Tắc nghẽn giao thông 5 2,0 Rượu chè, cờ bạc 5 2,0 Theo bạn, hoạt động du lịch tỉnh Bình Thuận