Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 99)

II Tỷ lệ TPCP/Số vốn huy động 35% 18% 32% 69%

3.2.5Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.2.5Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là nhằm thực hiện kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay

một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung. Hệ thống này là một phương pháp chấm điểm nhất quán dựa trên các chỉ số tài chính và các nhân tố phi tài chính trong hoàn cảnh thực tế hiện tại của ngân hàng theo các loại hình khách hàng khác nhau nhằm đánh gía rủi ro liên quan đến khách hàng vay.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ giúp cán bộ tín dụng, thẩm định, Hội đồng tín dụng, Ban lãnh đạo ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án, đánh giá, phân tích, thẩm định, phê duyệt hoặc từ chối đơn xin vay của khách hàng.

Trên cơ sở hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ngân hàng có thể tính toán được xắc suất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro trong trường hợp xảy ra sự cố, tỷ lệ thu hồi theo từng khoản vay, mức độ tổn thất dự kiến, từ đó xác định được mức giá khác nhau đối với mỗi khách hàng và áp dụng biện pháp đo lường quản trị rủi ro hiện đại theo yêu cầu của Uỷ ban Basel.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng cho phép lượng hoá các RRTD; đưa ra các cảnh báo sớm và thực hiện trích dự phòng rủi ro dựa trên mức xếp hạng của khách hàng.

Xuất phát từ vai trò rất quan trọng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý và hạn chế RRTD, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, trong đó quy định: trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ khi quyết định có hiệu lực, TCTD phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

- Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

- Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

- Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề, địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

Tuy nhiên, hiện nay NHPTVN vẫn chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng, do đó việc quản lý khách hàng, quản lý nợ vay của NHPTVN vẫn còn nhiều điểm bất cập.

Do vậy để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế RRTD, NHPTVN cần nhanh chóng triển khai xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Do đối tượng khách hàng chủ yếu của NHPTVN là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, nên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHPTVN cần được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đối tượng xếp hạng: là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vay vốn tín dụng ĐTPT tại NHPTVN.

- Tiêu chí xếp hạng: việc xếp hạng đối với khách hàng được thực hiện chủ yếu thông qua chấm điểm chỉ tiêu tài chính (khả năng thanh toán, khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lời, các chỉ tiêu hoạt động….) và phi tài chính (mức độ tín nhiệm trong quan hệ tín dụng đối với NHPTVN và các TCTD khác, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài sản BĐTV, vị thế trong lĩnh vực sản xuất; quy mô hoạt động, ngành nghề kinh doanh, loại hình sở hữu…). Thông thường đối với khách hàng là doanh nghiệp, các yếu tố tài chính chiếm từ 25% đến 45% thang điểm tín dụng, yếu tố phi tài chính chiếm khoảng 55% đến 75% thang điểm tín dụng. Tuỳ theo số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào các nhóm khách hàng khác nhau tương ứng với mức độ rủi ro của khách hàng đó. NHPTVN có thể phân chia khách hàng thành 7 nhóm khác nhau (tương tự như một số NHTM), trong đó xác định rõ các chính sách và các điều kiện tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng căn cứ vào mức độ rủi ro của từng nhóm.

- Sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ: kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở cho NHPTVN xác định giới hạn tín dụng, xác định các điều kiện tín dụng thích hợp với khách hàng (lãi suất cho vay, thời gian cho vay, điều kiện về tài sản BĐTV….). Ngoài ra, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ còn là cơ sở để NHPTVN

tiến hành phân loại dư nợ vay tương ứng với mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó có chính sách trích lập DPRR phù hợp, xác định các cách thức, phương pháp quản lý tín dụng theo mức độ rủi ro.

Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công việc rất phức tạp đòi hỏi NHPTVN cần có sự thống kê một số lượng khá lớn các khoản vay trả nợ tốt và các khoản nợ xấu, trên cơ sở đó tiến hành phân tích tính toán cho phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố về môi trường kinh tế - xã hội, do vậy nó cũng cần phải được điều chỉnh theo thời gian.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng phát triển việt nam (Trang 99)